Top 3 những loại sâu xoài phổ biến hiện nay
Rệp sáp, bọ trĩ, ruồi đục trái,... là những loại sâu xoài xuất hiện phổ biến trong quá trình trồng xoài. Vậy để tìm hiểu chi tiết, cũng như nắm được cách trồng và đặc trị từng loại. Cùng VNFarm khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
1. Rệp sáp trên cây xoài
1.1. Đặc điểm nhận biết rệp sáp
-
Những con rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài khoảng 2.5 - 5mm, chiều ngang 2 - 3mm. Toàn thân có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân rệp sáp bị bao phủ bởi các tia sáp trắng dài. Con cái trưởng thành sẽ không có cánh và trông giống như con nhộng.
-
Tuy nhiên, những con đực trưởng thành thường có đặc điểm khác. Kích thước chúng lớn hơn một chút, có những sợi sáp dài ở phần sau của cơ thể. Chúng có cánh, màu xám nhạt và vòng đời kéo dài khoảng 27 ngày.
-
Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng có thể lên đến 200 - 250 quả. Vào những lúc tiết trời nóng bức, tỷ lệ sinh sản và phát tán ngày càng nhanh hơn, tỷ lệ trứng nở vào mùa hè lên đến 90%.
1.2. Đặc điểm gây hại rệp sáp trên xoài
Xem thêm:
Rệp sáp trưởng thành và cả ấu trùng đều chích hút nhựa trên hoa và quả của xoài. Bên cạnh đó, thì rệp sáp còn tiết mật ngọt thu hút bồ hóng phát triển tại nơi mà rệp sinh sống, phát triển. Những quả bị rệp tấn công mạnh có thể ngừng phát triển, chay sượng rồi rụng.
1.3. Biện pháp phòng và đặc trị rệp sáp trên xoài
-
Sử dụng thiên địch của rệp sáp như ong ký sinh, bọ rùa.
-
Dùng vòi bơm nước có tia xịt trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp sáp đu bám như vậy sẽ rửa trôi.
-
Sử dụng Vansi với liều lượng pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ định kỳ 15 - 30 ngày thì phun một lần. Bởi đây là chế phẩm sinh học sử dụng các vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào rệp sáp, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm cho rệp sáp, sâu hại ngừng ăn, rồi chết.
-
Tuy nhiên, bà con muốn đặc trị rệp sáp cũng pha với liều lượng như trên, sau đó cứ cách 3 - 7 ngày thì phun một lần. Cho đến khi mật độ sâu không còn xuất hiện nữa là được.
2. Ruồi đục trái trên cây xoài
2.1. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục trái xoài
-
Ruồi vàng trưởng thành có hình dạng giống ruồi nhà, nhưng nhỏ hơn, thon dài có khả năng bay khỏe và nó cũng là một loại sâu xoài. Cơ thể ruồi dài từ 5 - 7mm, khả năng sải cánh rộng từ 10 - 14mm. Đầu có hình bán cầu, phía trước có màu nâu đỏ cộng thêm nhiều vết đen, phía sau đầu thì có nhiều lông nhỏ.
-
Phần ngựa ruồi đục trái có màu nâu tối hoặc nâu đỏ, mặt lưng có vân màng trông giống chữ U. Nói chung thì ruồi đục trái cái sẽ lớn hơn ruồi đực và được phân biệt dễ dàng bởi ống trứng.
2.2. Đặc điểm gây hại của ruồi đục trái
Xem thêm:
- Sâu ổi là gì? Tác hại và cách phòng trừ sâu ổi
- Các loại sâu chuyên gây hại cho cây trồng
Ruồi đục trái gây hại trên cây xoài bằng cách đẻ trứng trên trái chín. Sau đó ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối, xoài bị ruồi đục trái làm giảm giá trị, mẫu mã xấu. Khi bán ra bên ngoài thị trường hoặc xuất khẩu giá cũng sẽ không cao bằng. Nên việc phòng, phát hiện và có cách xử lý ruồi vàng đục xoài vô cùng quan trọng. Cùng VNFarm khám phá ngay dưới đây.
2.3. Phương pháp phòng và trị ruồi đục trái
Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học Disa để đặc trị ruồi đục trái, hiệu quả trong việc đặc trị:
-
Xua đuổi hiệu quả khi ruồi xâm nhập vườn đẻ trứng, tiêu trứng ruồi nhanh, hiệu lực xua đuổi kéo dài trên 10 ngày, không ảnh hưởng đến trái xoài, không nóng, lem trái.
-
Giúp cây xoài được xanh, sáng trái, giữ trái, khống chế rụng trái, thối trái, teo trái, sượng trái do ruồi đục.
-
Thành phần Disa gồm các tinh dầu từ thực vật cùng vi sinh vật có lợi hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe con người, chuyên sử dụng cho canh tác nông nghiệp hữu cơ xuất khẩu.
2.3.1. Với liều lượng như sau:
-
Pha 25 - 50ml cho bình 16 - 25 lít nước. Pha chai 1 lít cho 300 - 500 lít nước. Tùy vào diện tích trồng và số lượng cây xoài mà có thể tăng hoặc giảm liều lượng.
-
Phun khi côn trùng mới xuất hiện, phun cách nhau 5 - 7 ngày, sau đó dãn cách xa hơn tùy mật độ gây hại.
3. Câu cấu xanh hại xoài
3.1. Đặc điểm nhận dạng
-
Con câu cấu trưởng thành có màu xanh vàng óng, mỏ nhọn, dài khoảng 10 - 20mm.
-
Con cái đẻ trứng rời rạc, trứng có hình bầu dục dài 1mm, màu trắng ngà.
-
Con câu cấu thường sống thành cụm từ 3 - 5 con, núp ở mặt dưới lá, khi trưởng thành chúng có khả năng giả chết khi bị tác động nhẹ vào.
-
Ấu trùng màu vàng nhạt, độ dài khoảng 15 - 20mm, không có chân bụng và chân ngực, mình có xu hướng cong lại, sinh sống trong đất bằng cách đục phá dưới rễ, gốc cây.
3.2. Tác hại của câu cấu xanh hại xoài
-
Câu cấu xanh cắn rách lá, khi không kiểm soát được mật độ câu cấu cao có thể cắn cụt hết toàn bộ lá trên cây, khiến cho cây bị trơ trụi, không thể quang hợp và hấp thụ được chất dinh dưỡng.
-
Chúng cắn phá lộc non trên cây xoài làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, làm giảm chất lượng cho vườn vào năm sau.
-
Quả bị câu cấu xanh hại nặng có thể rụng, nhẹ thì vỏ quả bị biến dạng và làm giảm giá trị thương phẩm.
3.3. Cách phòng và đặc trị câu cấu xanh hại xoài
Ưu tiên sử dụng Vansi trong quá trình phòng và đặc trị câu cấu xanh. Vansi được sản xuất theo cơ chế sử dụng các vi nấm ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm cho câu cấu xanh, sâu hại ngừng ăn, rồi chết. Đồng thời, Vansi khống chế câu cấu xanh trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng.
Sản phẩm sẽ phát huy tác dụng nếu bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:
-
Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán cây xoài.
-
Pha 500g cho 200 - 250 lít nước khi áp lực câu cấu xanh gây hại xuất hiện. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng quản lý câu cấu xanh, không cho chúng xuất hiện trong vườn.
Sâu xoài sẽ được quản lý và kiểm soát nếu bạn nắm được đặc điểm nhận dạng cũng như cách mà chúng phát tán. Hy vọng những thông tin mà VNFarm chia sẻ phía trên đã giúp ích cho bạn chăm sóc tốt vườn xoài của mình.
Nếu bạn muốn xem thêm nhiều tin tức hay và bổ ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.