Các loại sâu ăn lá thường gặp trên rau và cách phòng trị hiệu quả
Các loại sâu ăn lá luôn là kẻ thù và mối lo ngại của không ít bà con nông dân. Bởi khi sâu tấn công, mà ta không có hướng xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và chất lượng của rau. Hãy cùng VNFarm sơ lược qua các loại sâu gây hại thường gặp trên rau và cách phòng trị hiệu quả nhất!
1. Sâu tơ ăn lá
Đây là một loại sâu ăn lá, thường gặp trên các loại rau được trồng để ăn lá. Chúng tấn công và gây hại mạnh mẽ nhất là vào mùa khô. Đặc biệt, sâu tơ chỉ ăn bề mặt dưới của lá, nên nhà nông trong quá trình trồng rau sẽ rất khó phát hiện nếu không chăm sóc và quan sát kỹ.
1.1. Biện pháp phòng tránh
Trong quá trình trồng rau, đến mùa khô bà con cần chăm sóc rau kỹ càng hơn. Kiểm tra rau thường xuyên để tránh việc sâu tấn công âm thầm mà bà con không phát hiện.
Biện pháp sinh học: Nếu thấy dấu hiệu sâu ảnh hưởng đến cây cần có những biện pháp diệt sâu hiệu quả để bảo vệ luống rau nhà bạn: Điển hình là các loại chế phẩm sinh học chứa thành phần Bacillus thuringiensis serovar kurstaki (Bt),... hiệu quả trong quá trình điều trị sâu tơ.
Trong thời buổi mà con người hướng đến rau xanh, sạch, hữu cơ,... ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm sinh học diệt sâu, để tránh việc sử dụng hóa chất làm ảnh hưởng xấu đến cây trồng và cả người sử dụng.
Biện pháp hóa học: Ưu tiên lựa chọn những loại thuốc hóa học chứa các hoạt chất Abamectin, Emamectin,... để diệt nhanh và triệt để sâu tơ.
2. Sâu khoang
Xem thêm:
- Nguyên nhân, cách phòng trừ sâu xanh hại cây ăn quả có múi
- Các loại sâu ăn lá thường gặp nhất hiện nay
Khác với sâu tơ chỉ ăn ở dưới lá và gây hại chủ yếu vào mùa khô. Thì sâu khoang lại ăn ở phần phiến lá, chúng chỉ chừa duy nhất lại phần gân của lá. Đầu mùa mưa là thời điểm chúng gây hại mạnh mẽ nhất.
Để phòng trừ loại sâu này, hạn chế thấp nhất việc chúng ảnh hưởng đến rau. Bạn nên thường xuyên kiểm tra vườn rau của mình, quan sát từng lá. Nếu phát hiện dấu hiệu sâu khoang tấn công rau. Có thể dùng biện pháp thủ công bắt sâu qua sương qua các luống. Cắt bỏ đi những phần lá đã bị ảnh hưởng, tiếp đến là sử dụng các biện pháp sinh, hóa cho rau.
2.1. Biện pháp sinh học
-
Sử dụng Leven để phòng trừ sâu khoang ăn lá
-
Sử dụng các loài ăn mồi như: kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng,...
-
Dùng các loài ong để tiêu diệt sâu khoang
-
Sử dụng bẫy pheromone để dự đoán thời gian sâu đẻ trứng, từ đó lựa chọn thuốc phòng trừ.
-
Sử dụng hỗn hợp đường, nước, giấm, rượu và 1 gói regent để tiêu diệt sâu khoang. Pha theo tỷ lệ: 400g đường pha cùng 100ml nước, 400ml giấm và 100ml rượu. Cuối cùng là cho vào 1 gói regent và khuấy đều lên.
2.2. Biện pháp hóa học
Dùng các loại thuốc hóa học diệt nhanh sâu khoang có chứa hoạt chất Abametin, Silsau 3.6 EC, Abatin 1.8 EC,... Hoặc các loại thuốc có gốc Cúc để xua đuổi nhanh sâu khoang.
Ngày nay, sâu khoang được khuyến khích tiêu diệt bằng cách sử dụng các biện pháp sinh học. Bởi các biện pháp lành tính với cây trồng, vật nuôi và cả con người. Đồng thời, thân thiện với môi trường, không tạo ra các tác động xấu.
3. Rầy mềm
Nhắc đến các loại sâu ăn lá thường gặp trên rau, không thể bỏ qua rầy mềm. Trên rau cải rất dễ gặp loại sâu này, sẽ khiến rau bị héo rũ, từ từ lá chuyển sang màu vàng. Rầy thường tấn công vào cây cải chủ yếu là lúc rau đã trưởng thành, bám và làm hại phần dưới của lá. Trong quá trình chăm sóc rau cải, bà con nên dựa vào những dấu hiệu đề cập trên để quan sát và phát hiện ra rầy mềm kịp thời.
3.1. Biện pháp sinh học
-
Nếu rau được trồng trong nhà kính, có thể sử dụng biện pháp sinh học tiêu diệt rầy mềm như muỗi vằn có ấu trùng ăn rầy mềm. Hoặc những loại ong ký sinh có ấu trùng phát triển bên trong cơ thể rầy mềm.
-
Bọ rùa và ấu trùng ăn rầy mềm cũng là phương pháp hiệu quả để diệt rầy
-
Sử dụng Vansi để tiêu diệt và phòng ngừa rầy mềm.
3.2. Biện pháp hóa học
-
Để kiểm soát và tiêu diệt rầy một cách nhanh chóng có thể sử dụng biện pháp hóa học chứa hoạt chất pyrethrins,...
-
Nhưng quá trình sử dụng các loại thuốc hóa học tiêu diệt rầy mềm cho rau, cây ăn trái,... Nên tìm hiểu xem thuốc hóa học đó có được phép sử dụng trực tiếp lên cây ăn trái hay không,...
-
Khi cây đang trong quá trình ra hoa thì không nên sử dụng thuốc hóa học.
-
Đối với loại rầy mềm len thì thuốc trừ sâu gần như không có tác dụng.
4. Sâu đục ngọn
Sâu đục ngọn rất nguy hiểm vì chúng không chỉ tấn công duy nhất một bộ phận của cây. Mà chúng sẽ ăn phần ngọn của cây, tiếp đến là đục vào thân cây. Nếu không phát hiện kịp thời loài sâu này sẽ ăn dần khiến cây bị chết. Vào mùa hè, lúc cây chưa trưởng thành, thời tiết ấm nóng là lúc sâu tấn công mạnh mẽ nhất. Do đó, để cây được phát triển khỏe mạnh và bền vững nên thường xuyên quan sát và chăm sóc cây. Nhưng nếu cây đã có dấu hiệu bị sâu đục ngọn tấn công, bà con cần thực hiện các biện pháp dưới đây!
4.1. Biện pháp sinh học
Ong bắp cày là loài thiên địch diệt sâu đục ngọn hiệu quả. Trứng của ong bắp cày sẽ ký sinh trong trứng của sâu đục ngọn. Sau khi đã ấu trùng sâu đục ngọn nở thì sẽ phát triển bình thường cho đến khi trưởng thành. Trứng ký sinh trong cơ thể của sâu đục ngọn thường sẽ nở từ 25 đến 50 con để tiêu diệt sâu.
4.2. Biện pháp hóa học
-
Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu chứa các hoạt chất như Cartap, Fipronil, Abamectin,... để phun diệt sâu đục ngọn, phun khoảng 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 đến 15 ngày.
-
Sử dụng các loại phân bón, tưới nước để kích thích cây ra lộc non, lá non bù vào phần ngọn của cây mà sâu đã phá hoại.
-
Có thể xịt phòng sâu đục ngọn vào thời điểm mà sâu chỉ mới tác động đến cây.
5. Leven - chuyên đặc trị sâu ăn lá, các loại sâu ăn lá hiệu quả
Ngoài các biện pháp nói trên, thì Leven còn là một giải pháp bà con không thể bỏ qua. Sản phẩm tiêu diệt sạch các loại sâu ăn lá, sâu ăn lá. Điển hình: sâu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu xanh,... trong tất cả các giai đoạn trưởng thành. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây chống chịu lại các tác hại đến từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, axit Pyroligneous có trong Leven còn giúp xua đuổi tất cả các loài côn trùng gây hại, ngăn ngừa xảy ra tình trạng sinh sản trong vườn.
Đặc biệt, khi sử dụng Leven không cần thời gian cách ly như các sản phẩm hóa học khác.
5.1. Cách sử dụng sản phẩm cũng vô cùng đơn giản:
-
Pha 25 - 50ml Leven cho bình nước từ 16 - 25 lít nước.
-
Bà con phun ướt đẫm thân, cành, lá và vùng dưới tán.
-
Định kỳ cứ 5 - 10 ngày/ lần tùy theo mức độ sâu bệnh hại tấn công cây trồng.
6. Một số lưu ý khi diệt trừ các loại sâu ăn lá
-
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời sâu ăn lá. Từ đó có phương pháp xử lý kịp thời.
-
Luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau để tránh dẫn đến rau bị nhiễm độc.
-
Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng, bởi phương pháp này lành tính với cây trồng không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường.
-
Ngưng sử dụng thuốc hóa học từ 1 đến 2 tuần trước khi thu hoạch. Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc hóa học cho rau.
Các loại sâu ăn lá thường gặp trên rau và cách phòng trị đã phần nào được tổng quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bà con có cái nhìn tổng quan hơn và cách phòng trị khi gặp phải những loại sâu này. VNFarm vẫn ở đây và đồng hành cùng bà con trên con đường nông nghiệp bền vững.
Để cập nhật nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!