Top 4 loại sâu nho phổ biến hiện nay - Người trồng nho không thể bỏ qua

08:36:21 16/05/2023

Sâu nho làm ảnh hưởng mẫu mã và chất lượng của trái, làm thiệt hại năng suất và lợi nhuận đáng kể. Vì vậy, trước khi trồng hoặc trong quá trình trồng bà con nắm được các loại sâu phổ biến tấn công nho. Sau đó thực hiện các biện pháp phòng sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình trồng. Ngay sau đây cùng VNFarm khám phá top 4 loại sâu nho xuất hiện phổ biến! 

Xem nhanh

1. Sâu đục thân trên cây nho

1.1. Tác hại của sâu đục thân trên cây nho


Sâu đục thân nho có màu hồng nhạt, bên ngoài nhiều lông. Sâu non nở ra đục vào thân, cành rồi ăn dọc theo thân cây nho. Nó ngăn cản lại sự dẫn truyền nước, dinh dưỡng ở trong cây, rồi làm cho cây nho chết từng phần. 

Sâu nho đục thân thường xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau gây ảnh hưởng nặng đến cây, làm gãy cành khi bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Lá chuyển vàng, nếu không được cứu kịp thời, cây sẽ chết.

1.2. Triệu chứng sâu đục thân trên cây nho


Sâu đục thân cây nho khi tấn công cây rất khó phát hiện. Thường khi cây bị héo rũ ở cành, lá, hoặc thấy phân do sâu đục thải ra thì lúc đó mới biết được. 

Con sâu đục thân trưởng thành thường đẻ trứng vào kẽ nứt trên vỏ cây, sâu non khi nở sẽ đục vào phần mô của vỏ cây, ăn mô vỏ và các phần gỗ mềm tiếp xúc với lớp vỏ tạo thành đường hầm có rất nhiều ngõ ngách dưới vỏ.

Ở đầu mỗi lỗ chúng tấn công sẽ có nhựa, mùn cây đùn ra. Khi sâu non đục khoanh tròn chu vi của thân, cắt đứt mạch dẫn nhựa thì cây và cành nho lá sẽ bị chuyển sang màu vàng cuối cùng là chết.

1.3. Biện pháp phòng sâu đục thân trên cây nho


Xem thêm:

  • Tham khảo cách phòng trừ sâu bưởi
  • Sâu bơ và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Thường xuyên thăm vườn nho, nếu thấy cây có những dấu hiệu bị yếu, vàng lá, còi cọc và có sâu nho xuất hiện thì nên dùng Leven. Pha 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước sau đó phun vào thân, lá, cành, hoặc nhúng vào bông gòn nhét vào những lỗ có dấu hiệu xuất hiện của sâu đục thân.  

Cây nho nên tạo cành, tạo tán thưa và hợp lý, loại bỏ đi những cành bị sâu bệnh. Bón phân theo đúng như quy trình kỹ thuật để tạo sự thông thoáng cho giàn nho. Như vậy trứng và sâu đục thân sẽ không có cơ hội ẩn nấp bên trong cành nho.

Theo như đặc tính thông thường, sâu đục thân trưởng thành chúng thường xuất hiện rộ vào thời điểm đẻ trứng hoặc vào lúc tối. Đặt bẫy đèn để xác định thời điểm con trưởng thành tấn công nở rộ, bắt chúng để hạn chế sự sinh sản lây lan. 

2. Bọ trĩ hại cây nho 

2.1. Đặc điểm nhận dạng bọ trĩ trên cây nho


Bọ trĩ là một trong những loại sâu nho phổ biến, đây là loài côn trùng rất nhỏ và khó nhìn được bằng mắt. Con trưởng thành có dạng thon, màu vàng đậm, một số con có màu nâu đen. Ấu trùng bọ trĩ thường giống với con trưởng thành có màu trắng chuyển dần sang màu vàng. 

2.2. Tác hại của bọ trĩ

Khi bọ trĩ xuất hiện, hút chích ở mặt dưới của lá sẽ làm cho lá phát triển không được bình thường, bị cong lại, hai mép cụp xuống. Nếu bọ tấn công chồi, chồi sẽ không ra lá, làm bông héo rồi khô lại, rụng hàng loạt, khả năng đậu trái gần như bằng 0. Nếu trái đã vào giai đoạn sắp thu hoạch mà bị bọ tấn công thì phần da nằm gần cuống có màu xám đậm, bị biến dạng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì nho sẽ bị giảm giá trị, khó bán ra thị trường, ảnh hưởng nặng đến lợi nhuận. 

2.3. Điều kiện phát tán của bọ trĩ


Thời tiết bị nắng nóng, hanh khô là một trong những điều kiện thuận lợi để bọ trĩ phát tán và lây lan. Vì vậy mà ở miền Nam, bọ trĩ xuất hiện và gây hại phổ biến hơn khu vực miền Bắc, chủ yếu là vào tháng 12 - 5. 

2.4. Cách đặc trị bọ trĩ

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Khi hiểu được tác hại mà bọ trĩ gây ra, bạn nên pha ngay 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ cách 3 - 5 ngày thì phun một lần, đến khi bọ trĩ không còn xuất hiện nữa thì thôi. Vansi được sản xuất theo cơ chế sử dụng các vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào bọ trĩ rồi mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm cho côn trùng, sâu hại ngừng ăn, rồi chết. 

2.5. Cách phòng bọ trĩ hại nho

Để phòng bọ trĩ, nên sử dụng vòi phun áp lực cao để tưới cho cây làm giảm mật độ bọ trĩ.

Cứ cách 15 - 30 ngày, sử dụng chế phẩm sinh học Vansi pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Như vậy sẽ phòng được bọ trĩ xuất hiện và làm hại nho. 

3. Nhện đỏ gây hại trên nho

3.1. Đặc điểm nhận biết nhện đỏ


Một thế hệ nhện đỏ kéo dài 20 - 40 ngày và trải qua 4 giai đoạn chính: 

  • Thành trùng có hình bầu dục, thân nhỏ dài khoảng 0.4 mm. Thành trùng đực dài khoảng 0.3mm, toàn thân phủ lông lưa thưa và có màu xanh, trắng, đỏ với đốm đen ở 2 bên thân. Nhìn bên ngoài sẽ thấy nhện có 8 chân, có màu vàng nhạt hơi ngả sang xanh lá cây. Đến một tuổi nhất định, chúng sẽ bắt cặp và đẻ trứng trong vòng từ 2 - 6 ngày, mỗi con nhện cái như vậy có khả năng đẻ đến 70 trứng. 

  • Trứng nhện đỏ nhỏ, có hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng, trứng được đẻ ở sát gân lá ở cả hai mặt lá. Chỉ sau  4 - 5 ngày là trứng nở. 

  • Ấu trùng nhện đỏ giống thành trùng nhưng chỉ có 3 chân, ấu trùng thay da 3 lần là con cái, con đực chỉ thay da 2 lần. Giai đoạn ấu trùng của nhện đỏ kéo dài 5 - 10 ngày. 

3.2. Tác hại của nhện đỏ trên cây nho


Nhện đỏ sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, ấu trùng, thành trùng đều ăn biểu bì rồi chích hút mô dịch của lá nho. Làm cho lá mất đi màu xanh tự nhiên chuyển sang màu vàng, mặt trên lá bị loang lổ, mặt dưới có vết trắng lấm tấm giống như bụi cám, nếu quan sát kĩ sẽ thấy lớp tơ rất mỏng trên bề mặt. Nho dần bị suy yếu, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất nặng nề. 

3.3. Cách phòng và trừ nhện đỏ trên cây nho hiệu quả

Với cơ chế sử dụng vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào nhện đỏ rồi mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm cho nhện đỏ sâu hại ngừng ăn, rồi chết. Chỉ cần phun thuốc vào đúng thời gian và liều lượng như sau: pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ cách 3 - 5 ngày phun một lần cho đến khi không còn dấu hiệu xuất hiện của nhện đỏ nữa. Tuy nhiên, nếu nhện đỏ chưa xuất hiện mà bà con chỉ muốn phòng thì 15 - 30 phun lặp lại. 

4. Nhện vàng gây hại trên nho

4.1. Đặc điểm nhận biết nhện vàng


Nhện vàng có hình dạng như củ cà rốt, có kích thước nhỏ, nhìn bằng mắt thường chỉ như hạt bụi. Trên thân nhện có 4 chân chụm về phía trước, nên di chuyển khá chậm. Nếu nhện xuất hiện trên nho giống như có 1 lớp bụi bám ở phía trên. 

4.2. Điều kiện phát tán của nhện vàng


Nhện vàng lây lan và phân tán mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, phù hợp với điều kiện khí hậu ở miền Nam. Bên cạnh đó, nhện vàng có chu kỳ sinh trưởng khá ngắn chỉ khoảng 8 - 9 ngày. Trứng nhện có đủ màu sắc, thay đổi dần từ trắng sang vàng nhạt. 

Thời gian ủ trứng kéo dài chỉ khoảng 3 ngày, thời gian sống của thành trùng từ 12 - 18 ngày trong điều kiện nhiệt độ 30 độ C. 

4.3. Phương pháp phòng và đặc trị nhện vàng


Sử dụng Vansi pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Nếu nhện vàng đã xuất hiện trên cây thì cứ cách 3 - 5 ngày phun một lần. Còn nếu nhện vàng chưa xuất hiện, cứ cách 15 - 30 ngày thì tái phun một lần. 

Sâu nho làm ảnh hưởng đến mẫu mã và năng suất cũng như lợi nhuận của người trồng nho. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ phía trên đã phần nào giúp cho bà con nắm được kiến thức bảo vệ vườn nho nhà mình. Để biết thêm chi tiết về các loại sâu và cách đặc trị chúng đừng ngần ngại liên hệ với VNFarm nhé!


Liên hệ