4 loại sâu ổi phổ biến nhất hiện nay
Sâu ổi ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá trị của ổi. Khi nắm được chi tiết về các loại sâu này, bạn sẽ có phương pháp chăm sóc và bảo vệ cây ổi nhà mình. Để biết thêm chi tiết, cùng VNFarm tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây!
1. Sâu đục trái ổi
1.1. Đặc điểm nhận dạng sâu đục trái ổi
Xem thêm:
Sâu đục trái có tên Conogethes punctiferalis, có kích thước tương đối nhỏ, thân chỉ dài 12mm, màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen nhỏ. Trứng của sâu đục trái được đẻ rải rác trên trái non. Còn giai đoạn sâu non, chúng có đầu nâu, thân mình màu trắng ửng hồng. Sau khi trưởng thành thì con cái tiết ra Pheromone để dẫn dụ con đực và sinh ra những lứa tiếp theo. Loài sâu đục trái này chủ yếu sống về ban đêm, ban ngày thì ẩn trong tán lá.
Để đẻ trứng, bướm thường bám trên chùm hoa để hút được mật trên các lá đài của trái hoặc nơi dính giữa lá và trái. Mỗi bướm cái có thể chỉ đẻ từ 20 - 30 trứng, sâu non khi nở bò cực kỳ nhanh và tấn công ngay vào trái ổi.
1.2. Đặc điểm gây hại sâu đục trái ổi
-
Sâu đục trái ổi gây hại ở tất cả các giai đoạn, nhưng tấn công mạnh mẽ nhất là lúc trái ổi có kích cỡ bằng quả chanh.
-
Sâu thường hóa nhộng trên cành, lá gần nơi trái bị tấn công hoặc ngay cả trên trái. Sâu tấn công cây ổi lúc còn nhỏ sẽ làm trái biến dạng rồi rụng, còn nếu tấn công vào lúc trái lớn sẽ làm mất giá trị của quả, ảnh hưởng nặng đến năng suất.
-
Chưa dừng lại ở đó, nếu sâu hại tấn công cây ổi, thì trái thường bị các loại nấm tấn công làm cho thối trái, để dễ nhận biết nhất có thể nhìn vào đám phân màu nâu đậm do sâu thải ra ngay chỗ lỗ đục.
1.3. Phương pháp phòng và đặc trị sâu đục trái trên ổi
1.3.1. Phòng sâu đục trái ổi
-
Sử dụng thiên địch của sâu đục trái như kiến, chim sâu tấn công sâu non ở ngoài vỏ trái, bọ ngựa, nhện
-
Thường xuyên thăm vườn vào giai đoạn ra trái để kịp thời phát hiện sâu đục trái
-
Tỉa cành hàng năm để tạo ra sự thông thoáng, không để vườn bị bí
-
Những trái ổi đã bị sâu tấn công, nên mang đi tiêu hủy, không để nguồn sâu lây lan
-
Khi trái ổi đạt kích thước nhất định, sử dụng bao quả để bao quả ổi lại.
1.3.2. Trị sâu đục trái ổi
-
Nếu sâu đã xuất hiện trong vườn, bà con ưu tiên sử dụng Leven pha 25 - 50ml cho bình 16 - 25 lít nước sau đó phun ướt đẫm cho toàn bộ cây. Cứ cách 3 - 5 ngày thì phun một lần, đến khi thấy dấu hiệu sâu dứt điểm thì dừng lại.
-
Leven có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng kháng tốt với các loại côn trùng gây hại như sâu đục trái ổi, sâu xanh, sâu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ,... từ giai đoạn trứng, ấu trùng đến trưởng thành.
-
Bên cạnh đó, trong Leven còn chứa hoạt chất Axit Pyroligneous giúp xua đuổi các loại côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trong vườn.
2. Rầy mềm trên cây ổi
2.1. Đặc điểm nhận dạng rầy mềm trên cây ổi
Rầy mềm trên cây ổi được chia làm 2 dạng:
-
Dạng có cánh: Kích thước dài khoảng 1.2 - 1.8mm, chiều rộng 0.4 - 0.7mm. Đầu và ngực rầy mềm có màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, đôi lúc xanh đậm, phiến lưng ngực ở trước có màu đen, mắt kép to và ống bụng đen.
-
Dạng không cánh: rầy mềm dài từ 1.5 - 1.9mm, rộng 0.6 - 0.8mm. Toàn thân có màu xanh đen, xanh thẩm, phủ một lớp sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
2.2. Đặc điểm gây hại rầy mềm trên cây ổi
Rầy mềm thường xuyên đeo bám ở đọt non và mặt dưới của lá. Rầy thường hút chích nhựa trên cây ổi, rồi làm quắn đọt khiến cho chồi non kém hoặc không thể phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển qua các vết chích hút. Rầy mềm không làm năng suất ổi giảm nhiều, nhưng làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của ổi chậm lại.
2.3. Phương pháp phòng và trị rầy mềm trên ổi
2.3.1. Phòng rầy mềm trên cây ổi
-
Để phòng rầy mềm trên cây ổi hiệu quả, nên thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện ra rầy, cắt tỉa, loại bỏ đi những cành đã bị rầy tấn công.
-
Vệ sinh vườn trồng ổi thông thoáng, không để bí, tắt sẽ là điều kiện thuận tiện cho rầy phát triển.
-
Ưu tiên sử dụng Vansi pha theo liều lượng 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ cách 15 - 30 ngày thì phun một lần. Như vậy sẽ đảm bảo rằng rầy mềm không thể tấn công vườn ổi nhà bạn.
2.3.2. Đặc trị rầy mềm trên ổi
Các vi nấm có trong chế phẩm sinh học Vansi sẽ ký sinh, lây nhiễm vào rầy mềm sau đó mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm cho rầy mềm ngừng ăn, rồi chết. Đây là một trong những điều đặc biệt chỉ có ở chế phẩm sinh học Vansi, chỉ cần pha với liều lượng như sau: pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cách từ 3 - 5 ngày phun một lần, nếu rầy mềm đã xuất hiện trong vườn ổi nhà bạn. Phun lặp lại cho đến khi rầy mềm bị triệt dứt điểm thì dừng lại.
3. Bọ xít muỗi hại ổi
3.1. Đặc điểm bọ xít muỗi hại ổi
-
Miệng bọ xít muỗi có dạng vòi chích hút, con trưởng thành như con muỗi lớn, có màu xanh. Con cái dài 4 - 5mm, con đực nhỏ hơn, đầu màu nâu và có các vệt. Trên lưng bọ xít muỗi có chùy nhỏ nhô lên giống như kim nhưng phần đỉnh chùy có hình tròn, nhìn từ trên xuống núm chùy có hình tròn. Phần bụng màu xanh lá mạ chuyển dần sang xanh lơ.
-
Loài bọ xít muỗi này thường đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm từ 2 - 4 trứng trên trái non hoặc gân lá. Trứng mới nở có màu vàng nhiều lông, bọ xít tuổi nhỏ có màu vàng nhạt, đến khi đẫy sức chuyển sang xanh ánh vàng.
3.2. Đặc điểm gây hại của bọ xít muỗi hại ổi
Những con bọ xít muỗi thường chích hút chồi non, cành non, trái, vết chích bị thâm đen lại. Bọ gây hại nặng làm cho lá non xoăn, khô héo, quả non bị kém phát triển, giá trị, chất lượng bị sụt giảm, nấm hại rất dễ xâm nhập, làm hại nhiều bộ phận khác trên cây ổi.
3.3. Phương pháp phòng và trị bọ xít muỗi hại ổi
3.3.1. Phòng bọ xít muỗi hại ổi
-
Trồng ổi với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày đặc không tạo cơ hội cho sâu ổi có môi trường sinh sống
-
Bao ổi lại khi ổi có đường kính 3 - 4cm.
-
Vệ sinh vườn ổi thường xuyên, tỉa bỏ đi cành yếu, tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành khác khỏe hơn.
-
Bảo vệ thiên địch của bọ xít muỗi trong vườn như chuồn chuồn, nhện, bọ ngựa ăn thịt, kiến, bọ rùa
-
Bọ xít muỗi là đối tượng gây hại khó trị, nên ưu tiên pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán, cứ cách 15 - 30 ngày thì phun một lần cho cây.
3.3.2. Trị bọ xít muỗi hại ổi
Sử dụng những loại chế phẩm sinh học chứa hoạt chất có công dụng diệt bọ xít muỗi như:
-
Phenthoate + Fenobucarb: Viphensa 50EC, Abasa 755EC, Hopsan 75ND, Oncol 20EC,…
-
Dimethoate + Esfenvalerate: Sumi Alpha 5EC, Cori 23EC,…
-
Fenitrothion: Visumit 50E, Sumithion 50EC,...
Hoặc sử dụng Vansi pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cách 3 - 5 ngày phun một lần, phun tái lại đến khi bọ xít muỗi không còn xuất hiện.
4. Sâu đục cành ổi
4.1. Đặc điểm và tác hại của sâu đục cành ổi
Sâu đục cành khi còn non sẽ có màu hồng, đục vào bên trong cành thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ngay tại chỗ chúng đục.
Những con sâu này sẽ làm hại, khiến cành bị gãy rồi chết khô, nếu không tìm được biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời cây ổi sẽ chết.
4.2. Phương pháp phòng và trị sâu đục cành ổi
4.2.1. Phòng sâu đục cành ổi
-
Thường xuyên dành thời gian thăm vườn ổi, để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của sâu đục cành ổi và xử lý đúng cách.
-
Những cành ổi đã bị sâu tấn công, chặt bỏ và mang đi tiêu hủy
-
Sử dụng Leven phun phòng cho sâu đục cành ổi, pha 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước, cứ cách 3 - 5 ngày thì phun một lần cho ổi.
4.2.2. Trị sâu đục cành ổi
Leven cũng có tác dụng trong việc đặc trị sâu cây ổi, pha 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước, cứ cách 15- 30 ngày thì phun một lần cho ổi. Phun tái lại đến khi không còn dấu hiệu của sâu đục cành ổi nữa thì thôi.
Top 4 loại sâu ổi được VNFarm đề cập phía trên xuất hiện phổ biến trên cây ổi. Chúng có thể gây hại quanh năm, làm ổi bị giảm chất lượng, mẫu mã và giá trị. Hy vọng với những gì VNFarm chia sẻ đã giúp bạn bảo vệ tốt được cây ổi khỏi sâu hại.