Phương pháp trồng và chăm sóc lan phi điệp tại nhà

07:57:49 27/04/2023

Lan phi điệp được xếp vào nhóm Lan Hoàng Thảo được nhiều người yêu thích bởi sắc tím nhẹ nhàng và hương thơm thoang thoảng. Bên cạnh đó, lan phi điệp còn mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao. Còn chờ gì nữa mà không cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng và chăm sóc lan phi điệp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem nhanh

1. Giới thiệu về lan phi điệp


Lan phi điệp hay còn được gọi là giả hạc hay giã hạc, có tên khoa học Dendrobium Anosmum. Đây là một giống lan thuộc dòng dõi lan phi điệp, thuộc dòng lan Hoàng Thảo.

Lan phi điệp được nhiều và phổ biến tại các nước như: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia

Chiều cao trung bình của lan phi điệp từ 100 - 300cm, lá có hình thoi, thân có đốt giống như mía, nhưng nhìn bằng mắt có cảm giác mềm mại, thân hình cung suôn xuống, lá cây màu xanh bóng.

Hoa phi điệp có mùi thơm khá dễ chịu, tương tự như mâm xôi, tuy nhiên lại có một số người cảm thấy hoa như có mùi mù tạt. Đường kính hoa từ khoảng 7 - 10cm, nhưng một số loại lan phi điệp có thể nhỏ hơn. Thậm chí chúng không nở hoàn toàn, phần màu sắc thay đổi sần từ hồng đậm đến tím nhạt. 

Nhìn vào lan, bạn sẽ thấy hoa có phần đậm, nhạt khác nhau từ hoa cho đến cuống. Thông thường, hoa chỉ nở kéo dài trong khoảng 3 tuần, điều kiện thời tiết xấu chúng sẽ bị héo, rụng sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, nếu điều kiện khí hậu thích hợp thì thời gian hoa nở kéo dài hơn.

2. Phương pháp trồng lan phi điệp 

2.1 Chuẩn bị trồng lan phi điệp


Để thực hiện cách trồng và chăm sóc lan phi điệp bạn không thể bỏ qua công đoạn chuẩn bị. Có chuẩn bị đầy đủ và đáp ứng yêu cầu thì quá trình trồng lan mới đạt chất lượng. 

  • Thời điểm thích hợp trồng lan phi điệp: Còn phụ thuộc vào thời gian mà bạn muốn cây ra hoa, nếu có mong muốn cho hoa nở vào mùa xuân thì trồng vào tháng 11 âm lịch - tháng 2. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hoa nở vào ngay mùa hè thì nên trồng vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. 

  • Giá thể thích hợp trồng lan: Có thể sử dụng chậu gỗ, và bỏ vỏ thông, vỏ dừa, mùn cưa,... vào chậu. Đặc biệt, phải có lỗ thoát nước, tránh bị ứ đọng. 

  • Chọn lan giống: Có thể mua cây lan phi điệp non từ những cây có thân già, hoặc mua lan trưởng thành tại những cửa hàng cây giống.   

2.2. Xử lý cây lan giống


Trước khi tiến hành cách trồng lan phi điệp thì cần lan giống. Tiến hành tỉa bớt rễ của cây lan giống, chiều dài của rễ chỉ khoảng từ 2 đến 4cm. Đồng thời, loại bỏ các phần rễ bị hư, thối hoặc bị nhiễm bệnh để tránh sự tấn công của sâu bệnh và bảo vệ sự phát triển của cây sau này. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng các chế phẩm kích thích và thuốc diệt nấm, sâu bệnh để kích thích sự sinh trưởng và đề kháng của cây giống, từ đó phòng tránh được sự phát triển của các mầm mống bệnh.

2.3. Nhân giống lan phi điệp


Ngoài mua lan phi điệp giống có sẵn tại vườn ươm để thực hiện cách trồng lan phi điệp thì bạn có thể tự nhân giống lan phi điệp để trồng, chi tiết cách nhân giống như sau:

  • Ưu tiên chọn những giống cây có thân to, khỏe, không nhiễm bệnh. Lấy dao sắt cắt cây thành từng đoạn dài từ 28 - 30cm.

  • Tiếp đến, hòa 1 lít nước với dung dịch atonik 2cc b1, sau đó cho đoạn giống đã cắt vào hỗn hợp nước trong thời gian tầm 20 phút, rồi vớt ra cho ráo nước. 

  • Tiếp theo, đem đoạn giống ấy trồng vào giá thể và đặt ở nơi cây thoáng mát, ánh sáng tốt để phát triển.

2.4 Cách trồng lan phi điệp vào chậu


Xem thêm:

Để thực hiện cách trồng lan phi điệp. Đầu tiên, đặt nhẹ cây trồng vào giá thể đã chuẩn bị trước đó. Đặt nhẹ phần rễ cây vào giá thể rồi sử dụng thép chữ U để cố định lại cây sao cho chắc chắn. Cứ để cây như vậy từ 5 - 7 ngày thì bạn mới tưới cho cây một ít nước để cây được phát triển. 

3. Mẹo chăm sóc lan phi điệp đúng cách

Cách chăm lan phi diệp vô cùng đơn giản, sau khi thực hiện cách trồng lan phi điệp trong chậu bạn có thể treo lan lên và để ở nơi có bóng mát. Không cần tưới nước ngay lập tức vì tránh những vết thương cơ giới khi ghép lan.

3.1. Nhiệt độ cho lan phi điệp


Lan phi điệp có khả năng chịu nắng cũng như lạnh cực kỳ tốt. Nhiệt độ có thể chịu được 38 độ C - 3.3 độ C. Nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. 

3.2. Độ ẩm cho lan phi điệp


Độ ẩm mà cây có thể phát triển tốt là 60 - 70% vào mùa xuân và vào cuối mùa đông. Còn mùa hè và mùa thu từ 80 - 90%. 

3.3. Tưới nước cho lan phi điệp


Đối với lan phi điệp tím bạn không cần phải tưới nước quá nhiều. Nhưng vào mùa hè, thì nên tưới từ 2 - 4 lần/tuần. Đặc biệt vào mùa đông nên giảm lượng nước lại, chỉ tưới 1 - 2 lần/tuần.

3.4. Ánh sáng cho lan phi điệp


Lan Phi Điệp thường rất ưa ánh sáng, bạn có thể đặt cây ở ngoài nắng, nhưng cần chú ý lá có thể bị cháy, nên chuẩn bị lưới che.

Đặc biệt, nếu không cung cấp đủ ánh sáng, lan khó ra hoa và quang hợp được, cây sẽ bị còi cọc, quặt quẹo. Thì đây chính là dấu hiệu của cây thiếu ánh sáng. 

3.5. Sâu và bệnh trên lan phi điệp

Trong cách trồng và chăm sóc lan phi điệp thì cây hay thường mắc một số bệnh như sau:

3.5.1. Bệnh đốm lá

Bệnh do nấm Cercospora sp. gây ra, khi thời tiết không thuận lợi và thiếu dinh dưỡng cho lan phi điệp thì tốc độ lây nhiễm của bệnh càng cao. Dấu hiệu của bệnh là cả hai mặt lá có những chấm tròn màu nâu xám, vàng nâu, xung quanh vết bệnh sẽ có những quầng màu vàng. Ở ngay dưới mặt lá thì có những đốm đen nhỏ li ti khác. Nếu cây bị nhiễm nấm nặng thì lá chuyển sang vàng dễ rụng, làm cho cây chết. 

Thấy bệnh xuất hiện trong vườn, cần dọn vệ sinh sạch sẽ vườn. Thu gom hết tàn dư bị sót lại mang đi tiêu hủy. Sau đó, pha 25ml Venri cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới đều cho lan phi điệp.

3.5.2. Bệnh đốm vòng hoa


Bệnh đốm vòng (bệnh đốm vòng hoại tử), khi mắc bệnh thì phiến lá của cây xuất hiện đốm vàng. Không trị kịp thời cây bị khô héo, nhỏ và không phát triển được nữa. Vi khuẩn Alternaria Ap là nguyên nhân chính của bệnh đốm vòng trên lan. Bệnh ảnh hưởng lên cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nụ hoa, khiến hoa bị mất thẩm mỹ và rụng sớm. Để hạn chế lại sự tấn công của bệnh này, người trồng cần thường xuyên chăm sóc lan phi điệp và để ý đến cây của mình. Sau đó, pha 25ml Venri cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới đều cho lan phi điệp. Khi phát hiện bệnh càng sớm thì trị bệnh không mất quá nhiều thời gian và công sức. 

3.5.3. Rệp trên hoa lan


Hầu hết các loại rệp đều có khả năng tiết ra sáp để bảo vệ cơ thể. Khả năng sinh sản cao. Rệp tấn công hoa lan bằng cách chích hút ở nụ hoa, giả hành, lá, cuốn hoa, thân cây, gần như là toàn bộ cây lan. Dấu hiệu nhận biết, lá bị vàng, rụng, giả hành bị khô lại, teo tóp và dẫn đến chết cây. Trong quá trình tạo nụ thì rệp sẽ tấn công nụ và làm cho bông hoa bị dị dạng, thiếu sức sống.

3.5.4. Nhện đỏ tấn công lan


Nhện đỏ tấn công phổ biến trên lan, chúng tập trung phổ biến ở dưới lá, trên đọt non của cây, chúng làm tổ ở ngay đó và trú ẩn ở dưới. Nhện đỏ chủ yếu ăn biểu bì, hút chích mô dịch lá cây khi lan phi điệp bắt đầu vào giai đoạn bánh tẻ. Do sự tấn công của chúng mà lan dần mất đi màu xanh, chuyển sang màu vàng với những dấu vết loang lổ, chấm vàng trên mặt lá. 

Khi rệp và nhện mới xuất hiện tấn công lan, ưu tiên sử dụng Vansi, pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Các vi nấm có trong Vansi sẽ ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt bụng, đốt chân, làm cho nhện đỏ và rệp ngưng ăn, rồi chết. 

Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp là nội dung được phổ biến qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây bạn có thể trồng thành công giò lan của mình. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến cách trồng các loại hoa nhé!


Liên hệ