Trồng bí đao có bấm ngọn không? Làm thế nào để bí đao sai trĩu quả

10:40:06 19/04/2023

Bí đao là loại rau ăn quả rất phổ biến ở nước ta. Ngày nay bí đao được trồng quanh năm và là cây trồng chủ đạo tại một số địa phương. Đối với một số người khi mới trồng bí đao còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc cây. Nhiều người vẫn thắc mắc trồng bí đao có bấm ngọn không? Vì vậy, hôm nay VNFarm sẽ cùng các bạn tìm hiểu vấn đề này nhé! 

Xem nhanh

>>> Tham khảo thêm về bệnh bệnh gỉ trắng trên rau muống và cách điều trị bệnh

1. Trồng bí đao có bấm ngọn không? Lý do


Bí đao là một loại cây thuộc họ bầu bí nên thích hợp trồng dạng leo giàn. Ngoài ra, khi trồng bạn cũng có thể cho bí đao bò trên ruộng. Nhiều người thắc mắc khi trồng bí đao có bấm ngọn không? VNFarm xin trả lời như sau: 

Trong quá trình bí đao bằng cách leo giàn hay bằng cách khác nếu muốn cây phát triển, chúng ta cần phải bấm ngọn, tỉa lá để giúp cây sai trĩu quả. Nếu không bấm ngọn và tỉa lá thì khi cây phát triển cây sẽ khó đậu quả, những quả đậu rồi cũng có thể bị vàng và hỏng. Vì vậy trồng bí đao rất cần bấm ngọn và tỉa lá. 

2. Hướng dẫn cách ngắt ngọn bí đao


Xem thêm:

Sau đây VNFarm sẽ mách bạn cách ngắt ngọn bí đao, đây là cách được nhiều người áp dụng và đã thành công khi thu được mùa bí đao nhiều quả. Cách ngắt đọt bí đao có thể chia làm 2 đến 3 lần: 

Cách bấm ngọn bí đao lần 1: Khi cây dài khoảng 1,5 mét, bạn có thể bấm ngọn chính. Khi bấm ngọn không nên bấm sát vào đầu ngọn mà nên bấm cách ngọn khoảng 15 - 20 cm. Các ngọn nhánh trên thân cũng nên tỉa bớt các nhánh còi cọc chỉ để lại khoảng 3 - 4 nhánh mập để cho lên giàn. 

Cách bấm ngọn bí đao lần 2: Sau khi bấm ngọn lần 1, các nhánh con trên thân sẽ phát triển và bắt đầu cho quả. Khi thấy các nhánh con này có khoảng 5 - 7 quả đã cho quả to bằng ngón tay thì tiến hành bấm ngọn lần 2. Việc bấm ngọn lần này sẽ giúp nhánh đó không phát triển thêm ngọn mà chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Nếu không ngắt ngọn, nhánh đó sẽ tiếp tục phát triển thêm nhánh và tỉ lệ đậu quả kém, những quả đậu sẽ thiếu dinh dưỡng cũng có thể bị thui chột.  

Cách bấm ngọn bí đao lần 3: Thông thường chỉ cần ngắt đọt bí đao 2 lần là được, sau khi bấm ngọn lần 2 cây sẽ phát triển bình thường không cần bấm lần 3. Tuy nhiên nếu các bạn có giàn bí đao rộng và muốn bấm ngọn lần 3 thì áp dụng giống như lần 2, khí nhánh có 5 - 7 quả thì bấm ngọn. 

Ngoài ra, bạn có thể bấm ngọn khi cây ra được 4 lá thật, lúc này cây chỉ dài khoảng 20 - 30 cm. Khoảng 1 tuần sau cây sẽ đâm nhánh, bạn tiến hành tỉa nhánh để lại 2 nhánh con khỏe nhất trên giàn. Đây là cách cũng mang lại hiệu quả rất cao bạn có thể tham khảo nhé! 

3. Cách tỉa lá bí đao


Khi bấm ngọn bí đao bạn nên kết hợp với việc tỉa bớt lá ở gốc và lá trên giàn để cây có thể phát triển tốt hơn, tập trung dưỡng chất nuôi quả. Khi bấm ngọn lần 1 các bạn nên cắt bớt một số lá già ở gốc, khi ngắt đọt lần 2 thì tỉa bớt lá già trên giàn để thoáng giàn. Giàn thoáng sẽ giúp lá quang hợp tốt hơn và tập trung dinh dưỡng vào quả tốt hơn. Nếu lá quá dày sẽ che hết ánh sáng của các lá bên dưới khiên cây tập trung phát triển thân lá, tỉ lệ đậu trái sẽ kém và quả còi cọc. 

3. Ngọn bí đao có ăn được không?


Ngọn bí đao có ăn được không? Câu trả lời là ngọn bí đao có thể ăn được, không chỉ bí đao mà ngọn bí đỏ, bầu đều có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Một số món ăn làm từ ngọn bí bà con có thể tham khảo thêm:

  • Ngọn bí đao luộc
  • Ngọn bí đao xào tỏi
  • Ngọn bí xào lòng gà
  • Thịt bò xào bông bí và đọt bí

Như vậy, chúng ta đã trả lời được câu hỏi trồng bí đao có bấm ngọn không? Hi vọng từ những kiến thức này bạn có thể tự bấm ngọn để bí đao sai trĩu quả. Ghé VNFarm để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay bổ ích liên quan cây rau bạn nhé! 


Liên hệ