Nguyên nhân và cách trị bệnh mai vàng bị cháy lá
Bệnh mai vàng cháy lá là một trong các loại bệnh thường thấy trên mai, đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất đó chính là phần lá xuất hiện màu nâu bạc, màu nâu sẫm từ mép lá đi vào phần chính giữ lá mai.
Cây mai bị cháy lá do rất nhiều nguyên nhân và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và hoa của cây mai. Bài viết này, VNFarm chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh mai vàng bị cháy lá một cách hiệu quả.
1. Nguyên nhân và cách trị bệnh mai vàng cháy lá
Cây mai bị cháy lá là bệnh gì? Thực chất mai vàng chất lá do rất nhiều nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cũng có sự khác biệt? Tất cả thông tin sẽ được VNFarm bật mí ở bài viết dưới đây.
1.1. Mai vàng thiếu dinh dưỡng
1.1.1. Triệu chứng bệnh mai vàng bị cháy lá
Khi mai vàng không được cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cân đối sẽ sinh ra vấn đề cây mai vàng bị bệnh cháy lá. Chi tiết như sau: Lá thường bị vàng và bị rụng khi còn non. Hoặc lá sẽ vàng ở giữa sau đó lan rộng ra toàn bộ thân lá, làm lá mỏng đi rất nhiều.
1.1.2. Cách phòng bệnh mai vàng bị cháy lá
-
Để phòng bệnh cháy lá mai lá do thiếu chất dinh dưỡng. Khi cây còn khỏe, nên bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng. Điển hình phân hữu cơ hoặc organic cao cấp. Tuy nhiên, cần xác định cây thiếu loại dinh dưỡng nào. Không nên bón một lúc tất cả sẽ gây nên hiện tượng mất cân bằng. Bệnh sẽ còn nặng hơn ban đầu.
-
Đầu tiên, nên sử dụng dịch trùn quế, phân bón thêm Regen, đạm cá Fish Emulsion,...để cây hồi phục dần.
-
Tiếp đến bổ sung dinh dưỡng qua gốc cây bằng Humic Grin hoặc phân bón NPK cao cấp mang lại hiệu quả tức thì.
-
Đặc biệt chú ý, những cây mai được gia chủ trồng trong chậu, khả năng thiếu vi lượng cực kỳ lớn, dẫn đến bệnh vàng lá, ít đâm chồi. Vì vậy người trồng nên bổ sung phân trùn quế trong quá trình chăm sóc cây.
1.2. Mai vàng lá do thiếu nước
1.2.1. Triệu chứng bệnh mai vàng do thiếu nước
Đối với bất kỳ loại cây trồng nào cũng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Một khi nước bị tưới ít đi, bệnh sẽ phát sinh. Và bệnh mai vàng bị cháy lá là một trong những ví dụ điển hình. Khi tưới không đủ nước, rễ cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Trường hợp nhẹ, một số lá ở dưới gốc sẽ rụng trước. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, toàn bộ lá sẽ bị cháy vàng.
1.2.2. Cách phòng bệnh mai vàng do thiếu nước
-
Để trị bệnh mai vàng bị cháy lá, cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng, bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có thể kết hợp bằng việc bón phân trùn quế để giữ độ ẩm nhất định cho cây.
-
Có thể bạn chưa biết? Phân trùn quế có khả năng đặc biệt, ngậm nước gấp 9 lần thể tích thực có của nó. Nên khi bón phân, bà con sẽ không phải lo lắng vấn đề thiếu nước và ngập úng cây.
1.3. Mai vàng cháy lá do thừa nước
1.3.1. Triệu chứng cháy lá do thừa nước
Khi quan sát bên ngoài, lá sẽ có màu vàng cháy, nếu không có hướng xử lý kịp thời. Lá sẽ dần rụng hết, cuối cùng cây sẽ chết vì rễ bị tổn thương không có khả năng hút nước hay chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Đồng thời, môi trường đất không thông thoáng do nước bị đọng lại, không có khả năng thoát nước được.
1.3.2. Cách phòng bệnh cháy lá trên mai vàng
-
Với nguyên nhân gây ra bệnh mai vàng bị cháy là này. Bà con cần cắt nước, không tưới thêm vào chậu cây. Sau đó, mang cây đem ra ngoài chỗ thông thoáng. Dùng cây đâm vài lỗ xuống đất với mục đích cho rễ cây được thoáng, có thể thở.
-
Tuy nhiên, khi cắt nước đột ngột sẽ làm thân cây bị khô héo, làm giảm sức đề kháng và khả năng chống chọi cây.
-
Lúc này, dùng bọc nilon bọc thực phẩm bó thân cây lại, cắt đi phần lá bị cháy vàng. Như vậy tình trạng mất nước trên thân cây sẽ được hạn chế. Đợi đến khi bộ rễ dần hồi phục thì tưới nước lại như bình thường.
-
Đào rãnh thoát nước, lên luống cao để không bị ngập úng. Đó là những yếu tố tiên quyết để tránh cho cây mai bị thừa nước.
1.4. Mai vàng cháy lá do các loại bệnh gây ra
1.4.1. Triệu chứng
-
Thán thư: đầu tiên lá sẽ bị thối ở một điểm trên bề mặt, sau đó dần lan ra xung quanh. Những vòng này cũng bắt đầu to ra, khi vào mùa khô, vết bệnh sẽ héo lại. Dần dần, phần lá đó sẽ bị thủng. Bệnh phát triển mạnh nhất là vào lúc điều kiện môi trường nóng, ẩm kéo dài.
-
Đốm lá: Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của bệnh chỉ là những chấm nhỏ li ti, không lâu sau lan rộng ra cả lá. Vết bệnh có phần viền nâu đậm, ở phần tiếp giáp giữa phần lá bị nhiễm và phần lá không bị nhiễm bệnh là một quầng nâu vàng nhạt.
-
Nấm hồng: giai đoạn đầu chỉ có một vài vết bệnh xuất hiện. Nhưng không lâu sau, xuất hiện bao hết cả cành cây. Làm cho lá bị vàng và khô lại, từ từ khô héo và rụng cành.
1.4.2. Cách phòng bệnh
-
Bón lượng phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm, bón thêm NPK.
-
Dọn sạch những cành cây bị nhiễm bệnh, sau đó đem đi tiêu hủy. Hoặc chôn dưới lòng đất, rải một nắm vôi để diệt sạch mầm bệnh.
-
Tỉa bỏ hết những cành lá bị già, những cành héo. Lá quá sát dưới gốc cũng tỉa bỏ để tạo sự thông thoáng. Thường xuyên kiểm tra và thăm nom vườn để kịp thời phát hiện và có hướng xử lý bệnh kịp thời.
1.4.3. Cách trị bệnh mai vàng bị cháy lá
Đối với các bệnh do nấm gây ra thì có thể tiêu diệt bệnh bằng chế phẩm Venri, bởi trong sản phẩm có hàng tỷ nấm đối kháng có khả năng gây hại cho nấm bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, không bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.
1.5. Trị bệnh mai vàng bị cháy lá do nhiễm đất phèn
1.5.1. Triệu chứng
Xem thêm:
- Nguyên nhân bệnh nấm hồng trên cây mai và cách phòng trừ bệnh
- Tìm hiểu bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng
Để trị bệnh mai vàng bị cháy lá do nhiễm đất phèn cần nắm được triệu chứng xuất hiện trên cây. Cây mai khi nhiễm đất phèn, lá sẽ nhỏ dần có màu vàng đều. Lý do chính là vì rễ không có khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
1.5.2. Cách phòng và trị bệnh mai vàng bị cháy lá
Bón Nemon để khử phèn trước. Sau đó cải tạo lại đất bằng Trichodema để bộ rễ phát triển mạnh mẽ, đất sẽ hạn chế được độ phèn.
1.6. Trị bệnh mai vàng bị cháy lá do côn trùng gây hại
Các loại côn trùng như bọ trĩ, rệp, nhện đỏ tấn công cây mai vàng làm lá bị cháy là chuyện không quá khó để bắt gặp.
1.6.1. Cách phòng và trị bệnh mai vàng cháy lá do côn trùng
-
Dưới gốc cây cần dọn sạch cỏ dại, những lá thân cành nằm gần dưới vùng gốc cũng nên cắt bỏ đi. Để hạn chế thấp nhất sự tập trung và là nơi phát triển của sâu bệnh.
-
Thường xuyên kiểm tra cây để kịp thời phát hiện mầm bệnh.
-
Dùng Vansi để tiêu diệt côn trùng gây hại trên cây mai.
-
Dọn sạch cỏ dại, không để mọc tràn lan.
1.7. Bệnh mai vàng cháy lá do nhiễm độc
Khi phun thuốc kích mọc hoa hoặc loại thuốc phát triển cây quá liều lượng sẽ sinh ra bệnh cháy lá ở cây mai vàng. Bởi lúc này, cây không còn nhiều sức đề kháng để kháng lại mầm bệnh, lá bị vàng và cây từ từ chết.
1.7.1. Cách phòng bệnh mai vàng
-
Cách tốt nhất là tưới ngập nước vào chậu mai, để chất độc được hòa tan phần nào.
-
Xả trôi để chất hóa học chảy ra ngoài.
-
Xới đất lại và bón thêm phân trùn quế để phục hồi bộ rễ.
2. Cách đặc trị sinh học
Chế phẩm sinh học được ưu tiên sử dụng trong việc trị bệnh mai vàng bị cháy lá. Điển hình là sản phẩm Humic Grin, có tác dụng trong việc giải độc hữu cơ cho cây, giúp lá xanh tươi trở lại, dày lá. Đặc biệt là chống nghẽn rễ, bung rễ mạnh, giúp cho rễ đủ sức hút chất dinh dưỡng từ đất nuôi thân, lá và sau đó là trổ hoa.
Với chiết xuất từ thiên nhiên sản phẩm có khả năng đặc trị bệnh mai vàng bị cháy lá hoàn toàn thân thiện và an toàn đối với con người và cây trồng.
2.1. Cách sử dụng Humic Grin
Sử dụng 1kg thuốc hòa cùng 200 lít nước để phun quanh gốc mai. Cứ cách 5 - 7 ngày thì tưới một lần cho mai nhanh phục hồi.
Trị bệnh mai vàng bị cháy lá sẽ không còn khó khăn nếu bà con nắm được những nguyên nhân gây ra bệnh. Hy vọng, qua bài viết trên được chia sẻ bởi VNFarm, bà con đã phần nào nắm được những kiến thức cần thiết để chăm sóc cho cây mai vàng nhà mình.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm nhé!