Cách đặc trị bệnh nấm hồng trên cây mai hiệu quả

08:23:30 26/05/2023

Nấm hồng trên cây mai vàng là một trong các loại nấm thường thấy trên mai khi thời tiết nóng và nhiệt độ ẩm cao - đặc biệt là giai đoạn sau tết. Bệnh gây tình trạng rụng lá, biến đổi màu sắc lá, làm cành bị giòn, nhanh gãy, phân vỏ bị nứt làm cây sinh trưởng kém.

Bài viết này VNFarm sẽ chia sẻ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tị bệnh nấm hồng trên cây mai.

Xem nhanh

1. Bệnh nấm hồng là bệnh gì?


Bệnh nấm hồng hay còn được gọi là bệnh mốc hồng, có tên khoa học Erythricium salmonicolor. Thường xuất hiện trên các loại cây thân gỗ - trong đó có cả cây mai vàng.

Nấm hồng phát triển qua trải qua 3 giai đoạn chính đó là:

Giai đoạn đầu ( hay còn giai đoạn mạng nhện): Giai đoạn này, bào tử nấm bắt đầu phát triển nếu gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi. Xuất hiện các vết nhỏ giống mạng nhện xuất hiện trên cành mai vàng nên chúng rất khó để phát hiện.

Giai đoạn mật hoa: Nếu bào tử nấm hồng phát triển mạnh, màu sắc bào từ sẽ chuyển  thành cam. Những vết nhiễm nấm lan rộng ra và xâm nhiễm nhiều vị trí trên cây mai.

Giai đoạn sinh trưởng mạnh (giai đoạn thân xuất hiện màu hồng): Ở giai đoạn này, sợi nấm phát triển mạnh mẽ và có màu hồng đặc trưng. Chúng lan rộng từ các cành, lá và thân cây mai nhờ và phân tán các bào tử nhờ gió.

2. Tác nhân gây ra bệnh nấm hồng trên cây mai 


Bệnh nấm hồng trên cây mai chủ yếu do loài nấm Corticium salmonicolor gây ra. Thời điểm và môi trường lý tưởng để nấm này phát triển là vào mùa mưa, nhiệt độ rơi vào khoảng 28 đến 300 độ C, độ ẩm không khí trên 85%. Tại một số vùng đất có tính chất đặc thù như Tây Nguyên, bệnh sẽ phát sinh vào tháng 6, 7 và lây lan mạnh vào tháng 8, 9. 

3. Biểu hiện bệnh nấm hồng trên cây mai 


Bệnh nấm hồng là loại bệnh thường xuất hiện trên thân cây mai và chúng rất khó phát hiện ở giai đoạn ban đầu vì chúng khá nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Dưới đây là dấu hiệu của bệnh nấm hồng.

Những vết nhỏ li ti sẽ có màu hồng nhạt hoặc cam xuất hiện ở thân, cành cây mai. Chú ý nhiều đến những cành có kích thước bằng ngón tay, bởi nấm hồng phát triển từ những cành nhỏ trước.

Nếu xuất hiện các lá có màu cẩm thạch, giống như lá mai bị phun thuốc kích thích sinh trưởng quá nhiều. Lá này xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên một vài cành mai nào đó.

Chú ý đến các vết nứt trên vỏ của các cành mai nhỏ. Kiểm tra xem những lớp nứt đó có màu hồng và cành đó có tính giòn và dễ gãy không. Đồng thời, quan sát lá của cây mai nếu có một phần màu xanh xen kẽ màu vàng trên một lá thì đó là dấu hiệu nấm hồng trên mai.

Nếu cây mai nhà bạn có một trong ba biểu hiện trên, thì khoảng 80% là đã mắc bệnh nấm hồng trên cây mai.

4. Tác hại của bệnh nấm hồng trên cây mai


Tác hại chính của bệnh nấm hồng trên cây mai. Làm cho cành bị nứt khô, giòn và rất dễ gãy. Tiếp đến là cành cây gần như xơ xác, vụ ra bông tiếp theo của cây sẽ không còn được đẹp, thậm chí là bông rất nhỏ. Từ đây lợi nhuận của bà con bị giảm sút đáng kể. 

Bệnh nấm hồng trên cây mai xuất hiện và tấn công mạnh mẽ vào mùa khô, trái lại mùa mưa ít khi xảy ra bệnh này đối với cây mai. Hiện nay trên thị trường đã có thuốc trị bệnh nấm hồng cho mai vàng. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết. 

5. Biện pháp phòng bệnh nấm hồng cây mai


  • Thường xuyên kiểm tra vườn định kỳ, nhất là vào mùa khô để kịp thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời mầm bệnh. 

  • Định kỳ dọn dẹp và gom những cành bị bệnh, không có khả năng phục hồi đem đi tiêu hủy. Có thể đem những cành cây này đi chôn và rải phân xuống để diệt sạch mầm bệnh.

6. Biện pháp trị bệnh nấm hồng cây mai

6.1. Biện pháp hóa học 


Xem thêm:

Thuốc trị bệnh nấm hồng cho mai vàng theo phương pháp hóa học. Có thể diệt trừ sâu bệnh triệt để, nhanh chóng. Nhưng bà con cần đảm bảo một số biện pháp bảo vệ bằng cách đeo đồ bảo hộ khi phun thuốc. Điển hình loại thuốc: Viben C, lấy thuốc phun đều lên hai mặt của lá. Lần phun lặp lại 2 đến 3 lần. Sau 5 đến 7 ngày trị, bắt đầu phun 1 lần trong khoảng thời gian 10 đến 15 ngày để phòng bệnh tái lại. 

Thêm nữa, một trong những loại thuốc sau có thể cân nhắc sử dụng khi cây nhiễm bệnh: Aliette, COC 85WP, Super Tank 650WP, Validan,...phun định kỳ một lần trong một tuần. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả khi sử dụng. Nếu tình trạng của cây đã đến giai đoạn nặng, nên pha liều lượng gấp 3 lần liều lượng được khuyến cáo trên bao bì. Sau 1 đến 2 lần sử dụng bệnh sẽ hết. 

6.2. Thuốc trị nấm hồng cây mai vàng

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Nano Cu là thuốc trị bệnh nấm hồng cho cây mai vàng. Nếu bệnh đã phát tán, cứ trung bình một tuần xịt một lần sẽ khống chế được tình trạng cây mai. 

Đặc biệt, Nano Cu có khả năng trừ nấm hiệu quả, làm mai hồi phục nhanh chóng, bà con có thể tham khảo loại sản phẩm này. 

Đối với chế phẩm sinh học sẽ cực kỳ an toàn cho cả cây trồng lẫn người sử dụng. Nên bà con có thể hoàn toàn yên tâm mà bảo vệ cây trồng. 

Cách sử dụng lại vô cùng hiệu quả, chỉ cần pha từ 25 đến 50ml thuốc cùng 200 lít nước sạch. Thực hiện phun 15-30 ngày/lần.

7. VNFarm đơn vị cung cấp, phân phối Nano Cu chính hãng


Nano Cu, sản phẩm được phân phối độc quyền tại VNFarm. Bán trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử như là Shopee, Lazada, website chính thức của VNFarm.

VNFarm sở hữu đội ngũ kỹ sư tư vấn giàu kinh nghiệm, nhà máy sản xuất hiện đại. Với những ưu điểm này, chúng tôi tự tin sẽ là địa chỉ uy tín, đáng tin để khách hàng lựa chọn.

Cách chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học được kiểm định một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt nhằm đạt chất lượng cao nhất nên bà có có thể yên tâm về các sản phẩm của VNFarm.

Bệnh nấm hồng trên cây mai ảnh hưởng nặng đến thân và hoa của cây. Để diệt trừ tận gốc bà con nên nắm được những kiến thức được chia sẻ phía trên. VNFarm website chuyên bán và chia sẻ kiến thức hay liên quan đến bệnh hại cây trồng


Liên hệ