Nguyên nhân sầu riêng bị vàng lá và cách khắc phục hiệu quả
Cây sầu riêng mang lại kinh tế cao bà con. Chính vì điều này mà hiện nay hầu hết các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam chuyển dần sang mô hình trồng sầu. Nhưng kỹ thuật và quá trình trồng chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là trong giai đoạn kiến thiết gặp tình trạng sầu riêng bị vàng lá. Cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z về bệnh này và cách khắc phục hiệu quả nhé!
1. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây sầu riêng bị vàng lá
1.1. Cây sầu riêng bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng
-
Thiếu nitơ: Biểu hiện phổ biến nhất, lá trưởng thành có màu vàng nhạt nhưng không làm rụng lá. Các đường gân cũng dần chuyển sang màu vàng.
-
Thiếu phốt pho: Lá nhỏ hơn nhiều so với những cây sầu riêng được bón phân đầy đủ.
-
Thiếu kali: Biểu hiện dần ra bên ngoài các lá sầu riêng già, đặc trưng bởi các đầu lá bị vàng, kéo dài ra rìa. Sau đó các phần lá bị vàng sẽ chuyển sang màu nâu và bị hoại tử.
-
Thiếu canxi: Biểu hiện là cây sầu riêng bị vàng lá, cây còi cọc chậm lớn, lá nhỏ và hoại tử ở đầu các lá già và trung bình.
-
Thiếu magiê: Bệnh vàng lá xuất hiện chủ yếu trên các lá già, bắt đầu từ giữa lá gần gân giữa và kéo dài ra rìa. Các gân chính vẫn còn xanh, có thể gây rụng lá.
-
Thiếu lưu huỳnh: Triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện trên các lá non, ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng, dần dần các đốm vàng sẽ lớn dần, các đường gân lá vẫn còn màu xanh, lá thường tạo thành những đường cong lồi lõm ở mặt trên của lá.
-
Thiếu sắt: Các lá non không hình thành diệp lục nên không có màu xanh, còn các gân chính còn lại có màu xanh lục rõ rệt.
-
Thiếu mangan: Cây còi cọc, lá già trở nên vàng xanh, nhưng gân lá vẫn giữ được màu xanh, lá có xu hướng rụng nếu bị tác động bởi ngoại lực.
-
Thiếu đồng: Lá non sẽ bị biến dạng, có viền màu nâu, tiếp theo là các ngọn bị héo.
1.2. Cây sầu riêng bị thối rễ
Xem thêm:
- Cây mít bị vàng lá có khó trị không? Tìm hiểu cách phòng trừ bệnh
- Tìm hiểu về bệnh vàng lá lúa
Sầu riêng trong giai đoạn kiến thiết rất dễ gặp phải tình trạng bị thối rễ, dẫn đến cây sầu riêng bị vàng lá. Bệnh này được gây nên chủ yếu bởi nấm Fusarium, Phytophthora, tồn tại trong đất sẽ làm hại rễ sầu riêng khi gặp điều kiện thuận lợi.
Khi nấm tấn công sẽ gây ra tình trạng bị thối rễ, khi đó thì chất dinh dưỡng không được vận chuyển từ đất lên nuôi cây, cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ biểu hiện màu vàng ra bên ngoài. Đầu tiên, lá sẽ bị vàng từ gân đến phiến lá. Ngoài ra, lá sẽ vàng từ đọt non cho đến lá già, không có sự đồng loạt. Trường hợp bệnh nặng mà không có hướng phục hồi kịp thời thì cây sẽ chết.
1.2.1. Biện pháp khắc phục
Cắt bỏ những cành sầu riêng bị vàng lá để giảm áp lực lên hệ thống rễ và nhằm hạn chế tình trạng mất nước cho cây, bởi tình trạng này cây không thể hấp thụ được nhiều nước để nuôi toàn bộ cây trồng. Tiến hành cắt từ đỉnh ngọn xuống 2 đến 3 mắt lá để nhanh mọc đọt mới.
Bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để cây có thêm được nhiều chất dinh dưỡng.
Cuối cùng là xử lý bệnh thối rễ vàng lá bằng sản phẩm Trium, trong sản phẩm có chứa Kháng sinh từ nấm đối kháng có khả năng tiêu diệt bệnh nhanh, tăng cường sức đề kháng cho cây, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh và điều kiện thời tiết.
Trị bệnh cây sầu riêng bị vàng lá, thối rễ: Pha 200 - 300 lít nước với 500g Trium và phun cách nhau 3 - 5 ngày/lần.
Phòng bệnh vàng lá sầu riêng: Pha 400 - 600 lít nước với 500g Trium và phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
1.3. Cây sầu riêng tấn công do nhện đỏ tấn công
Nhện đỏ sẽ tấn công cây và là nguyên nhân dẫn đến cây sầu riêng bị vàng lá. Nhện đỏ khi tấn công cây sẽ để lại những chấm màu trắng nhỏ li ti, lá mà có màu vàng, chứng tỏ nhện đỏ đã ăn hết diệp lục. Những lá mà bị bệnh nặng sẽ có màu vàng xám giống như một lớp bụi bám trên bề mặt, dần dần bị khô sau đó là rụng xuống.
Để phát hiện ra nhện đỏ, bà con định kỳ kiểm tra cây, nhất là mặt dưới của lá, vì đây là nơi chúng tập trung phổ biến nhất. Gặp thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp thì nhện sẽ phát triển mạnh gấp nhiều lần, chúng làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm khả năng ra hoa, đậu quả, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất sầu.
1.3.1. Cách khắc phục
Bà con ưu tiên phun Vansi để đặc trị nhện đỏ trên cây sầu riêng. Sử dụng theo liều lượng như sau:
- Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán.
- Pha 500g cho 200 - 250 lít nước khi áp lực nhện, sâu và côn trùng gây hại xuất hiện. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng quản lý sâu và côn trùng.
- Pha 500g cho 300 - 400 lít nước quản lý và phòng ngừa côn trùng và sâu hại cây trồng. Phun 5 - 10 ngày/lần khi sâu hay côn trùng gây hại xuất hiện.
Tùy thuộc vào diện tích cây trồng mà bà con có thể thay đổi lại liều lượng sao cho phù hợp. Vansi, chế phẩm sinh học với cơ chế sử dụng các vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt bụng, đốt chân, làm cho côn trùng, sâu hại ngừng ăn, rồi chết. Đồng thời, khống chế côn trùng và sâu hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng.
1.4. Cây sầu riêng bị vàng lá do nhiễm nấm
Cây sầu riêng bị vàng lá rất dễ bị bệnh do nấm gây ra. Điển hình một số loại nấm khiến cây vàng lá là Colletotrichum spp, Phomopsis durionis,… Đầu tiên bên ngoài sẽ xuất hiện các quầng vàng, phần phiến lá có màu nâu đậm lan dần từ ngoài vào trong.
Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, nấm gây hại sẽ khiến cho lá bị rụng dần, làm giảm đi khả năng quang hợp cho cây, khiến cây khó sinh trưởng và phát triển tốt được.
Để khắc phục tình trạng này trên cây sầu riêng, và con nên dùng Venri để phun cho cây, sử dụng theo liều lượng sau:
-
Pha 25ml cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới.
-
Khi cây yếu: Phun 2 - 3 lần, cách nhau 3 - 5 ngày/lần.
-
Phòng bệnh: Phun 15 - 30 ngày/lần tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
-
Có thể kết hợp với Nano Cu để cây sầu được rửa sạch rong bám, từ đó khi phun Venri vào hiệu quả sẽ nhân lên gấp nhiều lần.
2. Địa chỉ cung cấp sản phẩm thuốc đặc trị sầu riêng bị vàng lá chính hãng, uy tín
Bà con có nhu cầu mua thuốc trị bệnh cây sầu riêng bị vàng lá, liên hệ trực tiếp với VNFarm tại website. Sản phẩm sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy đến tay khách hàng. Do đó, bà con cần tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi trên thị trường để không xảy ra tình trạng tiền mất tật mang. Đồng thời bà con còn được mua hàng với giá siêu hời.
Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến sầu riêng bị vàng lá sẽ giúp bà con kiểm soát tốt bệnh này. Những kiến thức trong bài viết trên cung cấp bởi VNFarm hy vọng hữu ích với bà con. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết từ A đến Z về kỹ thuật trồng sầu riêng nhé!
Nếu bạn muốn xem thêm nhiều thông tin hãy và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi những bài viết mới nhất của VNFarm nhé!