Cây mít bị vàng lá: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

04:49:01 24/05/2023

Trồng mít ăn quả, nhưng lá bị vàng rồi dần rụng hết thì nguyên nhân là do đâu. Hiểu được sự thắc mắc của bà con, VNFarm sẽ lý giải nguyên nhân cây mít bị vàng lá, cách chữa trị đơn giản và nhanh chóng trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Đặc điểm sinh trưởng của cây mít


Hiện nay, có nhiều loại mít được lựa chọn trồng. Điển hình: mít mật, mít Thái, mít không hạt, mít tố nữ,... Chiều cao trung bình từ 4 - 15cm, có khả năng che mát, làm cây ăn quả, sống lâu năm. Thân cây màu xám đậm, mít nhiều cành, cành non có rất nhiều lông. Lá mít có màu xanh đậm, nổi rõ gân lá, khá cứng, dày, không có răng cưa, trên lá có lông mọc rất dễ rụng. 

Hoa mít mọc trên cuống ngắn, thô, cành lớn và cả thân chính. Mít có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, hoa đực có lông tơ mềm, mọc thành cụm. Hoa cái thì mọc thành cụm tạo thành trục lên đến vài trăm hoa. Trên mặt cụm hoa cái nhụy chẻ đôi. 

Còn về quả mít, không còn quá xa lạ, hình trái xoan, kích thước trung bình 60cm, trên vỏ có nhiều gai, cứng và nhọn. Bên trong có nhiều múi, cực thơm. 

2. Nguyên nhân và cách khắc phục cây mít bị vàng lá

2.1. Cây mít bị thừa nước


Cây mít cần nước để phát triển, tuy nhiên tưới quá nhiều nước dẫn đến ngập úng, thoát nước không kịp dẫn đến thối rễ làm cây mít bị vàng lá. Do đó, chỉ nên tưới giai đoạn 1-2 năm đầu và lượng nước cần để tưới cho cây mít dao động từ khoảng 10 – 20 m3/ha/ngày. 

2.2. Cây mít bị vàng lá bị thiếu chất dinh dưỡng


Có thể bạn chưa biết, đất chua có độ pH thấp hơn 5 sẽ khiến cho cây hấp thụ các chất như K, Mg, Ca kém gây ra bệnh vàng lá ở cây mít. Khi đất quá chua sẽ làm cho khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng icon Nhôm. Ion này sẽ làm hại rễ, rễ không thể hút chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận khác. 

Biện pháp phòng trừ bệnh

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Nếu cây mít bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung thêm dưỡng chất cho cây bằng cách sử dụng sản phẩm kích thích mọc rễ, đi chồi nhanh Humic Grin. Sản phẩm này có tác dụng phục hồi bộ rễ cây mít, hỗ trợ xanh, dày lá và tăng cường khả năng quang hợp, sinh trưởng cho cây mít.

2.3. Bộ rễ bị thối sẽ làm cho cây mít bị vàng lá


Xem thêm:

Một trong những nguyên nhân khiến cây mít bị vàng lá là do nấm Pythium sp, Fusarium sp, Phytophthora sp, Rhizoctonia sp… tấn công rễ. Từ đó sẽ làm cho rễ bị tổn thương, tạo thành vết xước, hở, nứt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Bộ rễ dần bị hư thối, toàn bộ rễ tơ và cái sẽ chuyển sang màu đen, không thể hút nước chất dinh dưỡng nuôi thân. Biểu hiện ra bên ngoài, lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Đồng thời, rễ còn rất dễ bị tuột. 

Biện pháp phòng trừ bệnh

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Gặp trường hợp bộ rễ bị thối, ưu tiên sử dụng Trium tưới gốc cho cây. Pha 200 - 300 lít nước với 500g Trium và phun cách nhau 3 - 5 ngày/lần. Còn nếu với mục đích phòng bệnh pha 400 - 600 lít nước với 500g Trium và phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần. 

2.4. Côn trùng gây hại tấn công làm cây bị vàng lá


Một số trường hợp cây mít bị vàng lá do tuyến trùng, vi sinh vật, ấu trùng lợi dụng vết nứt trên cây để tấn công. Chúng tiết ra độc tố làm hại cây, khiến cây bị ũ rũ, lá thì vàng héo và rụng dần hết đi. Nếu không xử lý tình trạng sẽ nặng nề hơn và chết cây.

Biện pháp phòng trừ bệnh

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Nếu xác định được cây mít bị vàng lá do tuyến trùng gây ra, pha 25 - 50ml Vansi cho 20 lít nước (chai 500ml hòa với 200 - 400 lít nước). Chú ý tưới đẫm vùng gốc cây mít từ 1 - 5 lít/gốc (Tùy cây lớn hay nhỏ). Tưới định kỳ 2 - 3 lần/năm (đầu, giữa và cuối mùa mưa). 

Còn riêng ấu trùng tấn công, bạn có thể nhìn bằng mắt thường, pha Vansi 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cách 3 - 5 ngày thì phun lại một lần, như vậy sẽ giúp cây được phục hồi lại trạng thái bình thường. 

3. Mẹo chăm sóc cây mít


Trong quá trình chăm sóc cây mít, người trồng cần đặc biệt chú ý. Ở giai đoạn mới trồng cây con, nên che đậy lại xung quanh gốc để che đi cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô. 

Nếu vào những ngày hè nóng bức, khô hạn ưu tiên tưới nước 2 - 3 ngày/lần. Sau đó thì giảm đi 4 - 5 ngày/lần. Từ năm thứ 2 trở đi thì tưới nước vào lúc bón phân hoặc những tháng trời quá khô hạn. 

Có thể bạn đã biết, mít rất sợ ngập úng nên mùa mưa phải thường xuyên kiểm tra kênh mương, cống rãnh. Thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây để tạo sự thông thoáng thúc đẩy sự phát triển ổn định. 

4. VNFarm chuyên cung cấp, phân phối chế phẩm sinh học uy tín, chất lượng


Chế phẩm sinh học được phân phối trực tiếp bởi công ty VNFarm, sản phẩm sẽ được giao trực tiếp từ công ty đến tay khách hàng. Không qua bất kỳ một trung gian nào. Vì vậy, bà con có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, bà còn được mua hàng với giá siêu ưu đãi.

Những ưu đãi nhận được khi mua hàng tại VNFarm

  • Lợi ích nhận được khi mua hàng tại web tại VNFarm.
  • Tư vấn, hỗ trợ miễn phí hoàn toàn khi gặp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh hại cây trồng.
  • Khi mua hàng với một số lượng lớn thì bà con sẽ nhận chiết khấu khu mua hàng.
  • Giao hàng từ 3 đến 5 ngày trên 63 tỉnh thành của Việt Nam.
  • Cơ hội trở thành đại lý chính thức của VNFarm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cây mít bị vàng lá. Nội dung ở trên tất cả những gì mà VNFarm muốn chia sẻ đến người trồng mít. Hy vọng qua đây, bạn có cái nhìn khách quan và có hướng khắc phục cho cây mít của mình. 

Đừng quên liên hệ VNFarm qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202 để được tư vấn về việc lựa chọn chế phẩm sinh học khắc phục vấn đề ở cây mít của bạn nhé!


Liên hệ