Bệnh vàng lá lúa: Nguyên nhân và và cách phòng ngừa hiệu quả
Bệnh vàng lá lúa là bệnh thường gặp khi gieo trồng lúa. Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nặng nề như các loại sâu hại khác. Nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm giảm chất lượng nông sản. Cùng VNFarm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh vàng lá lúa ngay sau đây nhé!
1. Biểu hiện của bệnh vàng lá lúa
Xem thêm:
- Nhện gié hại lúa và thuốc đặc trị bệnh
- Nhận biết cây ớt bị vàng lá và cách phòng trừ bệnh
Bệnh vàng lá lúa thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa đang trong thời kỳ sinh sản, bắt đầu từ lúc trổ bông, gây hại trực tiếp trên lá lúa.
Ban đầu, xuất hiện những vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt tới cam nhạt, có hình bầu dục hoặc hình tròn.
Những vết bệnh kéo dọc từ gân lá ra phía chóp lá tạo thành những vệt sọc màu vàng cam. Sau đó, vết bệnh vàng lá lúa lan ra cả lá, trong trường hợp nặng hơn thì lá sẽ cháy khô.
2. Nguyên nhân và điều kiện phát triển vàng lá lúa
Lúa bị vàng lá là loại bệnh do nấm Gonatophragmium sp. (Deighton) gây ra. Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7 - 10 ngày trước khi trổ cho đến thu hoạch.
Bệnh sẽ phát triển mạnh vào thời vụ Đông Xuân hơn là vụ Hè Thu và Thu Đông. Khi bị nhiễm bệnh, những chỗ có bóng râm sẽ khiến bệnh phát triển mạnh hơn.
Bệnh sẽ phát triển nặng hơn ở những vùng đất phèn so với những vùng đất phù sa ngọt. Bón nhiều phân đạm cũng là điều kiện để bệnh tấn công ruộng.
3. Tác hại của bệnh vàng lá lúa
Nếu phát hiện vàng lá chín sớm lúa lúc chúng mới xuất hiện sẽ không ảnh hưởng đến năng suất, chỉ gây hại nhẹ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng trị sớm thì vết bệnh sẽ phát triển và gây ra thiệt hại lớn.
Nếu mầm bệnh tấn công lên lá đòng, lá sẽ bị khô và cháy xém, tỷ lệ lép lửng rất cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của mùa vụ. Nếu như lúa bị lép vàng thời gian đoạn trổ bông thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến năng suất và sản lượng. Các loại lúa có lá mỏng như OM 2517, OM 1490, OMCS 21 … thường bị hại nặng nhất.
4. Biện pháp phòng bệnh vàng lá lúa
4.1. Biện pháp phòng bệnh vàng lá lúa
-
Thực hiện sạ thưa, mật độ khoảng 120kg/ha.
-
Sử dụng giống khỏe để lúa có khả năng chịu chống chịu bệnh tốt hơn.
-
Bón phân đạm theo nhu cầu của cây, chỉ thực hiện bón phân khi lá hơi vàng, màu vàng hơi đọt chuối.
-
Thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh vàng lá sớm nhất.
4.2. Thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa Venri
Khi thấy lúa bị bệnh vàng lá thì bà có thể sử dụng sản phẩm thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa Venri để phòng trừ bệnh, trong Venri có chứa hàng tỷ nấm đối kháng Chaetomium spp, Trichoderma spp giúp tăng cường miễn dịch cho cây giúp cây trồng khoẻ hơn. Ngoài ra, Venri cũng có tác dụng tiêu diệt bệnh vàng lá chín sớm lúa.
Hướng dẫn cách sử dụng Venri
Pha 25ml Venri cho bình từ 20 đến 25 lít nước, phun hoặc tưới lên thân, cánh, lá và xung quanh cây lúa.
- Khi cây yếu: Phun 2 - 3 lần, cách nhau 3 - 5 ngày/lần.
- Phòng bệnh: Phun 15 - 30 ngày/lần tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
Sản phẩm sẽ có tác dụng rõ rệt sau từ 2 đến 3 lần sử dụng, khoảng từ 10 đến 15 ngày.
5. VNFarm địa chỉ chuyên cung cấp thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa
Venri là sản phẩm thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa được phân phối độc quyền bởi VNFarm. Khi đặt mua hàng tại công ty, sản phẩm sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy đến tay khách hàng. Điều này hạn chế triệt để tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi trên thị trường. Đồng thời bà con còn được mua hàng với giá siêu hời.
Khách hàng nhận được gì khi mua hàng tại VNFarm?
-
Hỗ trợ miễn phí cho mọi khách hàng khi thấy thắc mắc về những sản phẩm thuốc sinh học của VNFarm.
-
Ưu đãi chiết khấu giá khi mua hàng với số lượng lớn.
-
Nhận giao hàng trên mọi tỉnh thành, thời gian giao hàng sẽ từ 3 đến 5 ngày. Đối với khu vực TPHCM thì sẽ nhận giao hàng trong 2h.
-
Bên cạnh đó bạn còn nhận cơ hội trở thành đại lý chính thức của công ty VNFarm.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh vàng lá lúa. Hi vọng qua những thông tin này có thể giúp bà con kịp thời phát hiện và phòng trị bệnh sớm nhất có thể. Hãy ghé VNFarm thường xuyên nếu bà con muốn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến bệnh hại cây trồng nhé!