Sâu bưởi và biện pháp phòng trừ sâu bệnh

01:44:12 18/05/2023

Sâu bưởi làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Làm trái bị biến dạng, giảm chất lượng trầm trọng nếu không được phát hiện và xử lý. Từ đó, nguồn lợi nhuận thu từ vườn cũng giảm. Do đó, nắm được kiến thức về những sâu sẽ giúp bà con bảo vệ tốt cây trồng của mình. Cùng VNFarm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Sâu đục thân trên cây bưởi 


Sâu đục thân hại bưởi được biết đến là ấu trùng của bọ cánh cứng. Con trưởng thành thường đẻ trứng vào kẽ nứt ngay trên thân, cành chính của cây bưởi. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ để tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện một lớp phân mùn cưa bị đùn ra. Xén tóc phát triển mạnh là do vườn thường bị mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch để ăn chúng. 

1.1. Đặc điểm nhận dạng sâu đục thân trên cây bưởi


Sâu đục thân nhỏ từ  tuổi 1 - 3, kích thước chỉ bằng chiếc tăm, độ dài 3 - 10mm, có màu trắng sữa chuyển dần sang đỏ nâu. Nếu thấy cành to, cây cằn cỗi, lá bắt đầu ngả vàng có nghĩa sâu đã ở tuổi lớn hơn 4 - 5 tuổi. Chúng đục vào các cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, nếu quan sát kỹ sẽ thấy phân rơi nhiều quanh vết sâu đục. Sâu non có độ dài 50 - 100mm, màu vàng ngà. Chuẩn bị hóa nhộng trong lỗ đục ở ngay gốc hoặc thân bưởi.

1.2. Cách phòng, trừ sâu đục thân trên cây bưởi

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Trong Leven có chứa Axit Pyroligneous có tác dụng tiêu diệt bọ cánh cứng xén tóc đã trưởng thành ngăn chúng không đẻ trứng. Nếu đã có sâu đục dùng dây thép để luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sử dụng Leven, pha với liều lượng 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước. Đổ vào thân cây, cứ cách 3 - 5 ngày thì lặp lại một lần. Axit Pyroligneous có trong Leven giúp xua đuổi sâu đục thân và ngăn ngừa sinh sản trong vườn.

2. Bọ xít trên cây bưởi


Bọ xít là một trong những loại sâu bưởi phát triển rất mạnh vào lúc thời tiết ấm lên, cây bắt đầu ra lộc và đậu trái non. Khi bọ xít tấn công chứng tỏ vườn đã mất cân bằng hệ sinh thái, trồng độc canh, độ ẩm cao, ứ đọng nước lại và không có thiên địch để ăn bọ xít,... 

2.1. Đặc điểm nhận dạng bọ xít 


Bọ xít tấn công trên cây bưởi thường giống như những con muỗi lớn, có vòi để chích hút. Thân bọ xít có màu lá mạ, con cái dài từ 4 - 5mm, con đực thường nhỏ hơn, đầu màu nâu. Có xuất hiện các vệt, dải màu vàng và mắt có màu nâu đen. 

Càng về cuối thân của bọ xít thì đốt râu càng nhỏ lại, có màu nâu sẫm hơn. Trên lưng có một chùy nhỏ nhô lên giống như cây kim. Phần bụng bọ xít có màu nâu lá mạ và màu xanh lá cây.   

2.2. Biện pháp phòng trừ bọ xít

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Giải pháp diệt trừ: Có thể sử dụng nấm xanh, nấm trắng thành phần có trong chế phẩm sinh học Vansi để diệt trừ những ổ bọ xít xanh mới nở, rồi dùng vợt bắt những con trưởng thành. 

Nuôi dưỡng và bảo vệ thiên địch như bọ ngựa, bọ rùa, kiến vàng, nhện,.... Giữ vườn trồng bưởi luôn trong trạng thái khô thoáng, không để bị ứ đọng nước.

Như đã đề cập ở trên, chế phẩm sinh học Vansi có chứa nấm xanh, nấm trắng, ký sinh vào cơ thể bọ xít làm cho chúng ngừng ăn rồi chết. Sử dụng với liều lượng như hướng dẫn sẽ mang lại hiệu quả: Pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. 

3. Rệp sáp trên cây bưởi

Khi vườn không đảm bảo sự thông thoáng, trồng toàn cây độc canh, đồng thời có cây ký sinh chủ là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến rệp sáp xuất hiện trong vườn.

3.1. Đặc điểm nhận dạng


Xem thêm:

  • Sâu bơ là gì? Cách phòng trừ vầ đặc trị sâu bệnh trên cây bơ
  • Sâu xoài và cách phòng trừ bệnh trên cây xoài

Những con rệp sáp trưởng thành thường có hình bầu dục, dài từ 2.5 - 5mm, bề ngang khoảng 2 - 3m, không có cánh. Toàn thân rệp có màu hồng, phủ một lớp sáp trắng. Xung quanh thân sẽ có các tia sáp trắng kéo dài. Vòng đời rệp sáp trải qua các giai đoạn trong 115 ngày. 

Rệp đực thường nhỏ hơn rệp cái, chiều dài chỉ 1mm, thân có màu xám nhạt. Vòng đời rệp đực cũng ngắn hơn rệp cái, chỉ rơi vào khoảng 27 ngày. Rệp sáp có khả năng sinh sản vô cùng nhanh, mỗi lần đẻ trứng có thể lên đến 200 - 300 quả/con. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiều là lúc rệp sinh sôi nảy nở rất nhanh, tỷ lệ trứng nở vào mùa hè cao.

3.2. Cách phòng rệp sáp trên cây bưởi


  • Chăm sóc kỹ cây bưởi, thường xuyên thăm vườn, cắt bỏ đi những cành bưởi mọc sát dưới đất để tránh rệp sáp có thể lây lan

  • Nếu cây bưởi bị sinh trưởng còi cọc, vàng héo, đầu lá bị quăn lại, trái nhỏ, lá bị úa. Trên cây xuất hiện nhiều kiến lửa thì cần kiểm tra cây ngay bởi rất có thể đã bị rệp sáp tấn công. 

  • Khi thấy có rệp sáp phải xử lý ngay để rệp không xâm nhập gây hại cho cây. Đối với những cây bưởi đã bị rệp sáp hại quá nặng nên nhổ bỏ, mang đi tiêu hủy tránh lây lan sang những cây khác trong vườn. 

  • Chỗ trồng bưởi phải thoáng đãng, không bị ngưng đọng nước để tránh nguồn lây lan rệp. 

3.3. Cách trị rệp sáp trên cây bưởi

Ưu tiên sử dụng Vansi để phun cho cây khi rệp sáp xuất hiện. Với liều lượng như sau pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ định kỳ 5 - 7 ngày thì phun một lần, còn nếu chỉ sử dụng Vansi để phòng rệp sáp cho cây, thì khoảng 15 - 30 ngày phun một lần. 

Sản phẩm hoạt động theo cơ chế sử dụng vi nấm để ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể rệp sáp thông qua các đốt bụng, đốt chân, làm cho rệp sáp ngừng ăn rồi chết đi. Đặc biệt, Vansi có khả năng khống chế côn trùng thông qua tất cả các giai đoạn sinh trưởng. 

4. Nhện đỏ trên cây bưởi

Nhện đỏ thường bám chặt ở mặt dưới của lá, chích hút dịch ở lớp biểu bì làm cho vỡ túi tinh dầu ở trên vỏ trái. Làm giảm đi khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng của cả cây.

4.1. Đặc điểm nhận dạng nhện đỏ


Nhện đỏ có kích thước cơ thể nhỏ, hình bầu dục, đuôi hơi nhọn. Hai đốt cuối cùng có màu đỏ chói và lưng xuất hiện nhiều lông cứng. Những con nhện đỏ trưởng thành thường đẻ trứng rời rạc ở mặt lá và dưới phiến lá. Mới nở, nhện đỏ có màu trắng hồng, dần chuyển sang màu hồng. Riêng nhện mới nở sẽ có màu xanh nhạt, con trưởng thành và ấu trùng đều sống, tập trung ở mặt dưới của phiến lá non.

4.2. Điều kiện phát tán của nhện đỏ

Nhện đỏ có khả năng phát tán và tấn công mạnh mẽ trong điều kiện khô hạn, mùa nắng nóng, khi cây bón quá nhiều đạm dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Do vòng đời nhện đỏ ngắn nên mật độ của nhện đỏ tăng lên cực kỳ nhanh, khả năng gây hại vô cùng đáng sợ. Chúng sẽ lan truyền từ cây bưởi này sang cây bưởi khác nhờ vào gió, mạng của chúng. 

4.3. Cách phòng nhện đỏ trên cây bưởi


Thường xuyên phun nước vào lá bưởi vào những lúc trời nắng nóng, để giảm bớt đi mật độ của nhện do chúng thích sống ở môi trường khô ráo, khi phun nước rửa lá cây thì môi trường sống của chúng bị thay đổi. Trong những điều kiện ẩm ướt, thì tự nhện đỏ sẽ bị đào thải ra khỏi môi trường trên cây bưởi, không có cơ hội gây hại nữa. 

4.4. Cách trị nhện đỏ trên cây bưởi

Nếu nhện đỏ đã xuất hiện trên cây bưởi với mật độ không cao, ưu tiên sử dụng Vansi phun cho cây. Pha với liều lượng như sau: lấy 25 - 50g Vansi vào cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ từ 5 - 7 ngày thì phun lặp lại một lần cho đến khi không còn dấu hiệu gây hại của nhện đỏ. 

5. Sâu vẽ bùa 

5.1. Dấu hiệu nhận biết

Sâu vẽ bùa hoạt động mạnh ở giai đoạn cây bưởi ra lộc non, đặc biệt là vào mùa lộc xuân. Sâu non ăn các lớp biểu bì trên lá non, cành non và quả non, tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ thêm một lớp sáp trắng. Sâu non có hình dạng giống đầu kim.

Sâu phá hoại cây bưởi mạnh nhất là từ tháng 2 đến tháng 10.

5.2. Biện pháp phòng trừ sâu bưởi ( sâu vẽ bùa)

  • Phun thuốc Leven với liều lượng 25 - 50g Leven vào cho bình chứa từ  20 - 25 lít nước. 

  • Phun thuốc phòng trừ 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non và quả non.

  • Lựa chọn thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất khi lộc non dài từ 1-2 cm và quả non có đường kính 2-3 cm.

  • Đảm bảo phun thuốc ướt hết mặt lá non và quả non.

Khi nắm được đặc tính và tác hại của sâu bưởi trên cây, bà con sẽ dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc và kiểm soát vườn nhà mình. Hy vọng những thông tin mà VNFarm chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bà con. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết về các loại bệnh trên cây trồng nhé!


Liên hệ