4 loại sâu bơ thường gặp khi trồng cây cơ

02:11:47 18/05/2023

Bơ là loại quả được nhiều người yêu thích bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Để bơ đạt năng suất bạn cần hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ và các vấn đề hay gặp ở cây bơ. Một số sâu bơ thường thấy là bọ xít muỗi, mọt đục cành, rệp sáp, nhện ve,... Để điều trị bệnh hiệu quả, bà con cần biết đúng bệnh, xác định được nguyên nhân để áp dụng giải pháp. Tham khảo một số giải pháp bên dưới đây để xử lý sâu bệnh cho cây bơ.

Xem nhanh

1. Bọ xít muỗi hại bơ

1.1. Đặc điểm bọ xít muỗi hại bơ


Bọ xít muỗi hại bơ có vòng đời từ 27 đến 42 ngày tùy vào nhiệt độ, điều kiện thời tiết tại vùng trồng. Bọ xít muỗi trưởng thành có thể sống vài tuần, nó dài từ 6.5 - 8mm. Trước ngực có gai nhọn, chân dài, mỏng tương tự như chân muỗi. 

Ấu trùng bọ xít muỗi giống tương tự thành trùng, di chuyển cực kỳ nhanh, chỉ cần tác động nhẹ vào lá, thì bọ xít bám trên lá di chuyển nhanh xuống mặt dưới lá để trốn. Địa điểm cư trú quen thuộc của chúng là bụi rậm, lá cây để chích hút đọt non, lá non, hoặc những bộ phận của cây đang trong quá trình phát triển. Giai đoạn ấu trùng trải đến tuổi thứ 5, tổng thời gian là từ 10 - 16 ngày. 

1.2. Tác hại của bọ xít muỗi trên cây bơ


Bọ xít muỗi thường hút nhựa cây bơ vào sáng sớm hoặc chiều tắt nắng. Đối với những khi thời tiết âm u chúng có thể hoạt động cả ngày, gây hại bắt đầu đầu đến cuối mùa mưa, chính xác là giai đoạn đâm chồi, ra lá non, ra hoa kết trái. 

Khi bọ xít hút chích hoa làm hoa khô, chích trái non làm rụng trái, trái già thì bị chai rồi nứt ra. Thường thì bọ xít trưởng thành gây hại nhiều hơn con non. 

Bọ xít muỗi phát triển cực kỳ mạnh ở những vùng có độ ẩm cao, không có sự thông thoáng, vườn bị mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch để chống lại bọ xít.

1.3 Cách phòng và đặc trị bọ xít muỗi trên cây bơ

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Sử dụng chế phẩm sinh học Vansi Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Định kỳ 3 - 5 ngày phun một lần, đến khi mật độ bọ xít muỗi giảm thì dừng lại. Đối với trường hợp sâu chưa xuất hiện, thì cứ cách 15 - 30 ngày phun một lần. 

2. Rệp sáp trên cây bơ

Rệp sáp cũng là một loại sâu bơ chuyên gây hại cho cây, cùng VNFarm tìm hiểu đặc điểm, tác hại và cách phòng trừ rệp sáp trên cây bơ nhé!

2.1. Đặc điểm rệp sáp hại bơ


  • Bề ngoài, rệp sáp có hình bầu dục, thuôn dài, kích thước con trưởng thành thường từ 2.5 - 4mm. Lớp lông màu trắng bao phủ toàn thân của rệp sáp. Ở rệp sáp đực có cánh và nhỏ hơn con cái, mắt đen to, dưới chân có nhiều lông. 

  • Điểm đặc biệt, rệp sáp không ăn mà chỉ sống để giao phối. 

  • Trứng rệp cũng có hình bầu dục, màu trắng. Rệp đẻ trứng thành từng bọc, những cái bọc đó sẽ xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng nhẹ che phủ phía trên. 

  • Những con rệp sáp nhỏ thường di chuyển khá chậm, trốn ở những nơi kín đáo, còn con rệp trưởng thành có thể tìm được ở ngay trên mặt lá.

2.2. Tác hại rệp sáp gây hại trên cây bơ


Xem thêm:

Rệp sáp còn có thể tấn công vào rễ, rất khó để tiêu diệt. Trường hợp bình thường, rệp bám vào trái hút dịch dẫn đến trái bị biến dạng, mất thẩm mỹ. Trường hợp nặng, cây khó có thể đậu trái, làm giảm năng suất. Ngoài ra, rệp sáp còn có thể gây hại ở rễ cây bơ, làm rễ ngừng phát triển, bị các loại nấm rễ tấn công thông qua vết hút chích của rệp sáp. 

Trong những vườn bơ không có thiên địch, bị mất cân bằng sinh thái, có nhiều cây ký sinh chủ là điều kiện thuận lợi để rệp sáp tấn công. 

2.3. Phương pháp phòng trừ rệp sáp hiệu quả

Khi rệp sáp đã xuất hiện với một mật độ nhất định, bạn nên ưu tiên pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Cứ định kỳ 3 - 5 ngày phun cho bơ một lần, đến khi rệp sáp không còn nữa thì dừng lại. Tuy nhiên, nếu chỉ phun phòng thì cứ 15 - 30 ngày phun một lần là được. 

Vansi với cơ chế sử dụng các vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào rệp sáp rồi mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm cho rệp sáp sâu hại ngừng ăn, rồi chết. 

3. Mọt đục cành 

Mọt đục cành là một trong những loại sâu bơ phổ biến làm ảnh hưởng năng tiếp đến năng suất cây bơ. Cùng VNFarm tìm hiểu tác hại và cách phòng trừ bệnh trên cây bơ.

3.1. Cách gây hại mọt đục cành bơ


Mọt đục cành thường gây hại trên nhiều cây bơ khác nhau. Chúng sẽ đục vào thân cành tạo ra các đường hầm rồi đẻ trứng vào đó, con mọt non tiếp tục đục khoét, sau đó sinh sôi và lây lan ra những cây khác. 

Trong cơ thể của mọt đục cành có ổ nấm cộng sinh “mycangia”. Đầu tiên chúng sẽ gieo nấm vào các đường hầm để làm thực phẩm, làm cho đường hầm bị ướt, chuyển dần sang màu đen, sau đó nấm sẽ bắt đầu lây lan sang những mô khỏe, mạch gỗ chuyển sang màu nâu, đen, lá bị héo lại, cành chết, khô cây. 

3.2. Cách phòng mọt đục cành bơ hiệu quả


  • Khi phát hiện dấu hiệu của mọt tấn công bơ, bà con dùng dây kẽm để soi vào lỗ đục. Dùng tiếp bông nhúng vào thuốc leven để gắn vào đầu dây kẽm nhét vào lỗ đục. Tiếp đến là dùng đất sét bịt lỗ đục lại để diệt mọt non trong thân cành. 

  • Vườn bơ cần được vệ sinh, thăm vườn thường xuyên, cắt tỉa cành một cách thông thoáng

  • Để tránh lây lan nấm bệnh thì loại bỏ hết những thân cành bị hại nặng.

  • Cân bằng lại hệ sinh thái trong vườn, thu hút được thiên địch, hạn chế trồng độc canh. 

  • Phun Venri pha 25ml cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới định kỳ để phòng nấm và sâu hiệu quả trước mùa mưa. 

4. Nhện ve trên cây bơ


Dấu hiệu nhận biết: Nhện ve gây hại nghiêm trọng đến cây bơ, chúng thường kiếm ăn trong các đốm trông giống như vết hoại tử xuất hiện theo các gân chính ở dưới lá cây bơ. Nhện ve hoạt động mạnh nhất vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao. 

Đối với các vườn có cây trồng ký sinh chủ, không có thiên địch thì nhện ve phát triển nhanh hơn.

Giải pháp phòng trừ nhện ve: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời. Sử dụng chế phẩm Vansi để phun phòng và diệt trừ bệnh.

Sâu bơ sẽ có ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và giá trị khi thu hoạch. Tuy nhiên nếu nắm được kiến thức và các thời điểm mà sâu tấn công. Bạn sẽ có sự chuẩn bị và cách xử lý thích hợp hơn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bà con, đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết về các loại sâu trên cây trồng.


Liên hệ