4 loại sâu hại lúa phổ biến hiện nay

02:26:18 14/07/2023

Sâu hại lúa làm giảm năng suất và chất lượng lúa nghiêm trọng. Vào mỗi giai đoạn và thời điểm sẽ có những loại sâu khác nhau tấn công cây lúa. Cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết top 4 loại sâu hại lúa phổ biến trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Sâu đục thân hại lúa


Sâu đục thân lúa là loài thuộc họ cánh kiến. Sâu trưởng thành đẻ trứng trên lá lúa, ấu trùng đục vào thân lúa. Ăn vào thân cây trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây (từ cây con đến khi thân cây lớn) nếu không xử lý kịp thời, cây lúa chết ảnh hưởng đến năng suất. Cây bị sâu đục thân tấn công không tạo ra bông, từ đó cây không có hạt. 

Việc sâu đục thân xuất hiện trong giai đoạn sinh sản (bắt đầu từ bông đến hạt sữa) gây ra sự cắt đứt của bông đang phát triển ở gốc. Kết quả là bông không được lấp đầy và có màu trắng bên ngoài thay vì đầy hạt và có màu nâu. Những hạt rỗng như vậy được gọi là "mụn đầu trắng". 

Sâu đục thân là một trong những loài sâu bọ gây hại cho cây lúa, nếu không phát hiện và đặc trị kịp thời sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cho lúa.

1.1. Biện pháp phòng trừ


  • Xử lý sạch nguồn bệnh có trong đất: cày lật toàn bộ gốc rạ còn sót lại, tùy vào điều kiện thời tiết mà phơi ải hay ngâm nước. Cứ như vậy thực hiện trong 2 tuần, trứng sâu sẽ bị chết. Tiếp đến, bón vôi vào trong đất để tiêu diệt sạch những mầm bệnh ẩn sâu bên trong. Bên cạnh đó, sử dụng phân chuồng đã qua xử lý hoặc hữu cơ để cải tạo lại đất.

  • Thu hoạch lúa đúng cách: quá trình thu hoạch hạn chế việc để lại gốc rạ. Còn xác rơm sau khi cắt mang đi chất thành đống rồi tiêu hủy bằng cách đốt hoặc xử lý ở xa ruộng. Hoặc có thể áp dụng biện pháp trùm bạt ủ hoai, vừa diệt được sâu lại có thêm dinh dưỡng cho vụ lúa tiếp theo.

  • Vệ sinh sạch đồng ruộng: Sau mỗi vụ thu hoạch, nhổ bỏ hết gốc rễ cây. Làm sạch, phát quang cỏ quanh bờ ruộng, mương,... giúp vườn được thông thoáng, có nhiều ánh sáng hơn. Hạn chế được sâu đục thân tấn công. 

  • Cân bằng lại lượng phân bón cho ruộng: Hạn chế việc bón quá nhiều đạm cho lúa sẽ dẫn đến hiện tượng nhánh đẻ không đều, làm sâu đục thân có điều kiện tấn công mạnh mẽ hơn.

  • Tưới nước: Giữ mực nước trong ruộng ổn định, thích hợp để diệt được sâu.

1.2. Leven - chế phẩm sinh học đặc trị sâu đục thân hại lúa

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Chế phẩm sinh học Leven được khuyến khích sử dụng đặc trị sâu đục thân hại lúa. Pha theo liều lượng 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước phun ướt đẫm cho cây lúa. Bên trong Leven có hoạt chất Axit Pyroligneous giúp xua đuổi các loại côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản. Tăng cường sức đề kháng cho cây lúa, giúp cây trồng kháng tốt với các loại côn trùng gây hại như sâu xanh, sâu đục thân, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ,... từ giai đoạn trứng, ấu trùng đến trưởng thành. 

Đây là chế phẩm sinh học nên vô cùng an toàn, lành tính không gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường, sản phẩm sẽ phát huy công dụng sau khoảng từ 2 đến 3 lần sử dụng. 

2. Bọ xít hút hạt trên lúa

Bọ xít được biết đến với mùi hôi do các tuyến mùi trên bụng của chúng tạo ra, xâm nhập vào hạt đang phát triển bằng phần miệng hút của chúng và loại bỏ chất lỏng màu trắng được gọi là "sữa" bên trong hạt lúa. 

Nếu bọ xít tấn công cây lúa sớm sẽ ngăn cản quá trình hạt lúa lấp đầy. Sự tấn công sau đó dẫn đến hiện tượng "lúa lép" được gọi là tình trạng của hạt sau khi bị bọ xít chích hút và sau đó hạt bị biến màu do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào vết chích của bọ. 

2.1. Biện pháp phòng bọ xít hút hạt lúa


  • Ưu tiên sử dụng giống lúa chín muộn để tránh việc bọ xít phát triển

  • Gieo lúa cùng thời vụ với các cánh đồng xung quanh, không xuống rải rác.

  • Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt sạch cỏ dại

  • Loại bỏ hết những cây ký chủ như cỏ mần trầu, đậu, bông tua.

  • Lấy cây làm bẫy quanh đồng để thu hút bọ xít

  • Bón phân cân bằng, không dư thừa bất cứ loại nào.

2.2. Biện pháp đặc trị bọ xít

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Sử dụng loại chế phẩm sinh học có chứa hoạt chất Emamectin benzoate (Avermectin B1a 90 % + Avermectin B1b 10%), không độc hại, thấm sâu và dễ dàng loại bỏ bọ xít ra khỏi đồng ruộng. Bên cạnh đó, pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây lúa. Nếu sử dụng Vansi để phòng, cũng pha với liều lượng đó nhưng định kỳ 15 - 30 ngày thì phun một lần. 

3. Rầy nâu và rầy lưng trắng trên lúa


Xem thêm:

Rầy nâu, rầy lưng trắng thường xuất hiện trong vụ xuân, thường phát sinh vào 2 đợt trong năm. Cụ thể giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái (giữa tháng 4 - cuối tháng 4). Xuất hiện phổ biến trên giống lúa Bắc thơm, Hương thơm, chúng phát sinh thành từng ổ. Ngoài ra, giai đoạn lúa làm đòng trở đi, chúng cũng gây hại. Chúng là nguyên nhân chính lan truyền virus dẫn đến vàng lùn, lùn xoắn lá. Đến khi lúa chín, thân bị khô cứng, rầy nâu tập trung vào chỗ mềm, non của cuống bông để hút hết nhựa.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm rầy nâu, rầy lưng trắng tìm ra cách xử lý kịp thời, không để chúng ảnh hưởng nặng đến năng suất và chất lượng.

3.1. Biện pháp trừ rầy nâu, rầy lưng trắng trên lúa dứt điểm

Để đặc trị rầy nâu, rầy lưng trắng bà con cần nắm được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chúng. Ưu tiên sử dụng thuốc trị có chứa hoạt chất Buprofezin, Thiamethoxam,.. sẽ mang lại hiệu quả trong vài lần sử dụng. Hoặc chế phẩm sinh học Vansi, có tác dụng vượt trội trong quá trình trừ rầy trên đồng ruộng. Pha thuốc với liều lượng như sau: Sử dụng 25 - 50g Vansi pha cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả thân cây lúa. Nếu rầy nâu đã xuất hiện, phun đều đặn 10 - 15 ngày/lần. Nếu bà con sử dụng Vansi để phòng bệnh, thì chỉ cần cách 15 - 30 ngày phun 1 lần cho lúa. 

4. Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa


Loài sâu này có tên khoa học Cnaphalocrocis medinalin. Chúng gây hại trên lúa bằng cách nhả tơ, kết 2 bên mép lá theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại phía bên trong. Sâu cuốn lá dần ăn hết phần thịt lá bên trong, chừa duy nhất lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất đi diệp lục dẫn đến sinh trưởng kém. Nếu gây hại khi lúa trổ đòng làm hạt bị lép lửng, mất năng suất.

Nếu không phát hiện và có hướng xử lý sớm, sâu tấn công trên diện rộng, làm ruộng bị hại xơ xác. Bên cạnh đó, vết thương chỗ mép sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiều bệnh khác nữa. 

Đối với trường hợp sâu cuốn lá nhỏ trên lúa cũng xử lý tương tự như sâu đục thân trên lá lúa.  Pha theo liều lượng 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước phun ướt đẫm cho cây lúa, đối với trường hợp cây đã bị sâu tấn công, cứ 3 - 5 ngày phun một lần. Đến khi sâu hại giảm thì thôi. 

Nội dung phía trên đã phần nào tổng quát về top 4 loại sâu hại lúa phổ biến. Hy vọng, bà con sẽ có kiến thức để chăm sóc tốt ruộng lúa của mình, trúng mùa bội thu. Để được tư vấn chi tiết về vấn đề liên quan đến bệnh hại cây trồng đừng quên liên hệ với VNFarm qua số Hotline: 032.8866.088.


Liên hệ