Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa bà con không thể bỏ qua

01:21:20 14/07/2023

Nếu không được phòng trừ kịp thời, rầy nâu hại lúa sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và chất lượng cây trồng. Làm thế nào để phòng trừ rầy nâu hại lúa hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu ngay về các biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa hiệu quả và tiết kiệm nhất thông qua bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Đặc điểm rầy nâu hại lúa


Đối với bà con trồng lúa thì rầy nâu đã không còn quá xa lạ, chúng thường xuyên chích hút, truyền bệnh virus để gây hại cho lúa. Làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng và năng xuất của cây lúa. Những con rầy nâu ở giai đoạn trưởng thành và non sẽ tập trung phổ biến ở phần gốc, thân cây lúa để hút được nhựa. Nếu như mật độ rầy cao mà không được xử lý sẽ dẫn đến cháy rầy. 

Những con rầy trưởng thành sẽ tấn công vào đồng ruộng, rồi đẻ trứng trên bẹ lá, hoặc gân lá. Trứng sẽ xếp hình nải chuối. Những con rầy non 1 tuổi có màu trắng bên ngoài, càng lớn thì dần chuyển sang màu vàng nâu. 

2. Vòng đời rầy nâu bao nhiêu giai đoạn?


Vòng đời rầy nâu hại lúa kéo dài từ 26 - 30 ngày, mỗi ha thì tỷ lệ rầy nâu chiếm đến 3.000-4.000 con/m2. Do đó, nếu không có cách xử lý kịp thời, những con rầy nâu này sinh sản mạnh sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. Để hiểu hơn về vòng đời, cũng như thời gian từng giai đoạn sống của rầy nâu. Cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết qua nội dung tiếp theo: 

  • Rầy nâu đẻ trứng thành ổ có hình quả chuối ở trong bẹ, gân chính của lá lúa. Trước khi nở thì có điểm mắt màu nâu đỏ, thời gian của giai đoạn trứng kéo dài từ 6 - 8 ngày. 

  • Rầy nâu non có 5 tuổi, sẽ gọi chúng là rầy cám từ tuổi 1 đến tuổi 3. Hết tuổi 5 thì chúng lột xác sang con trưởng thành, thời gian sống từ 12 đến 14 ngày, mỗi tuổi như vậy sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày.

  • Những con rầy trưởng thành sẽ có màu nâu, rầy lưng trắng có màu trắng xám. Chúng sẽ có 2 hình dạng: cánh dài, cánh ngắn. Thời gian từ khi vũ hóa đến đẻ trứng mất khoảng 3 - 5 ngày.  

3. Triệu chứng rầy nâu hại lúa


Xem thêm:

Rầy nâu trưởng thành và rầy nâu non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây, khi bị hại nhẹ các lá dưới có triệu chứng héo nhẹ. Nếu bệnh nặng có thể gây ra hiện tượng cháy rầy, cả ruộng sẽ bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Thân lúa có màu nâu đen. Những vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập và phát triển làm cho cây bị thối nhũn, đổ rạp, gây hiện tượng lúa bị lép một nửa hoặc lép toàn bộ.  

Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho thể lây lan nhanh vài hecta hay cả đồng chỉ từ một đến 2 tuần.

4. Rầy nâu gây hại trên lúa như thế nào? 


Chúng sẽ có hai cách gây hại là trực tiếp và gián tiếp trên lúa, chi tiết rầy nâu hại lúa như sau: 

  • Rầy non hay còn được hiểu là ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 5, những con rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây lúa làm cho mạch dẫn bị nghẽn lại, khi mật độ cao thì dẫn đến hiện tượng “cháy rầy”. 

  • Có thể bà con chưa biết, rầy nâu chính là nguyên nhân chính truyền virus gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa. Do đó, nếu không có biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng nặng nề, bà con gặp khó khăn trong quá trình phòng, trừ bệnh và đặc biệt là tốn kém chi phí. 

5. Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa

5.1. Biện pháp canh tác 


Một trong những biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa mang lại tác dụng vượt trội, không thể bỏ qua” 

  • Cấy lúa với mật độ hợp lý, như những giống lúa chịu thâm canh cao thì rầy nâu sẽ khó tấn công và lúa được mùa khi gieo cấy dày. Ngược lại, giống lúa chịu thâm canh thấp thì mật độ gieo cấy cần đảm bảo thưa.

  • Đảm bảo cân đối giữa đạm, lân, kali, ưu tiên sử dụng phân bón NPK tổng hợp. Nhất là không bón quá thừa phân đạm (urê), bà con tăng liều lượng lân, kali, silic để lúa có sức chống chịu lại rầy. 

  • Mực nước bơm vào ruộng nên hợp lý, sao cho rầy nâu không tấn công vào thân lúa

  • Một điểm không được bỏ qua, thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất phải từ 20 - 30 ngày. 

  • Thu hoạch xong một vụ, thì không được bỏ qua các bước cày vùi gốc rạ, phơi đất, cày ải, dọn sạch cỏ bờ ruộng, không để lại lúa chét. 

  • Thời điểm gieo sạ cần căn cứ vào khung thời gian chung của địa phương nơi bà con sinh sống, áp dụng cùng lúc biện pháp né rầy. Ngoài ra, có thể áp dụng kỹ thuật ôm nước, điều khiển mực nước hợp lý.

  • Cách này thường được bà con áp dụng, khi dùng giống lúa có khả năng chống chịu lại rầy nâu, các loại sâu bệnh hại. Bà con có thể tham khảo tại những cơ sở bán lúa giống.

5.2. Áp dụng biện pháp sinh học phòng trừ rầy nâu hại lúa

  • Bà con có thể dùng thiên địch như bọ xít nước, ong ký sinh trứng rầy ăn rầy nâu như vậy sẽ giúp tiết kiệm được phần lớn chi phí. 

  • Một trong những đặc tính của con rầy nâu trưởng thành là khả năng bắt ánh sáng cực mạnh, nên nông dân thường áp dụng bẫy đèn. Nên những lúc trời yên, gió lặng, rầy hoạt động mạnh, chúng sẽ mắc bẫy và bay vào đèn. 

5.3. Sử dụng thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa - Vansi

Rầy nâu hại lúa tấn công với mật độ cao, bà con không thể sử dụng biện pháp thông thường để tiêu diệt, rầy thì cứ sinh trưởng hàng giờ, hàng phút. Đến thời điểm này, bà con không thể chờ đợi được nữa, VNFarm khuyến khích sử dụng Vansi, loại chế phẩm có tác dụng ưu việt trong quá trình diệt rầy nâu và là cứu tinh của vụ mùa. 

Liều lượng sử dụng phun cho lúa chi tiết như sau, bà con cần chú ý để có thể cải thiện tình trạng ruộng lúa triệt để nhất: 

  • Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân lúa

  • Pha 500g cho 200 - 250 lít nước khi áp lực của rầy nâu gây hại xuất hiện. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng quản lý rầy nâu trên lúa. 

  • Pha 500g cho 300 - 400 lít nước quản lý và phòng ngừa côn trùng và sâu hại cây trồng. Phun 5 - 10 ngày/lần khi rầy nâu gây hại xuất hiện. 

Ngoài tác dụng trên cây lúa, thì Vansi còn đặc trị rầy rệp trên hoa màu, cây ăn quả,... hiệu quả tối ưu nhất khi bà con sử dụng trong giai đoạn phòng.

Bà con sẽ thấy rõ hiệu quả sản phẩm chỉ sau từ 2 đến 3 lần sử dụng, mất khoảng từ 10 đến 15 ngày. Đặc biệt, ngay trong tháng này VNFarm đang có nhiều chương trình dùng thử dành cho khách hàng mới của VNFarm. Chi tiết chương trình và nhận tư vấn kỹ hơn về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202

6. Câu hỏi thường gặp về rầy nâu hại lúa


Câu hỏi 1: Lúa của tôi chỉ còn 1 tuần lễ nữa thu hoạch nhưng bị Rầy nâu mật số cỡ 2-3 con/tép thì phải xử lý như thế nào để có lợi cho lúa, cho ruộng xung quanh? Tôi nên sài thuốc chết nhanh hay chậm sẽ tốt hơn?

Trả lời:

Nếu lúa chỉ còn 1 tuần nữa sẽ thu hoạch mà có rầy với mật số 2-3 con/tép thì bà con không cần phun hay xịt bất cứ thuốc gì hết. Bởi thời gian này lúa đã no hạt rồi, dinh dưỡng vận chuyển về hạt lúc này chủ yếu nằm trên các lá ở trên cùng. Nếu bà con lựa chọn xịt vào giai đoạn này thì thời gian cách lý thuốc rất ngắn ngắn, dư lượng thuốc trên hạt sẽ còn lại trên ngưỡng cho phép vô cùng nguy hiểm, ăn vào lại hại người hại cả mình. Nếu rầy mà có ảnh hưởng giai đoạn này, cũng không quá lớn, nên bà con không cần phải quá lo lắng. 

Câu hỏi 2: Lúa nhà tôi đã được 82 ngày, đang chín thì bị rầy nâu tấn công, cho tôi hỏi có nên phun xịt không? Rồi mình có cần xịt thêm kali để dưỡng không?

Trả lời:

Lúa đang chín thì không nên xịt thuốc rầy. Vì giai đoạn này chỉ có một số hạt cuối bông ở thời kỳ chắc xanh thôi, cỡ 3 - 4 ngày thì chắc hoàn toàn rồi chuyển sang chín. Lúc này mà anh phun thuốc diệt rầy hiệu quả cũng không có là bao mà cái dư lượng tồn trên hạt gây nguy hiểm nữa. 

Rồi cũng không cần bón thêm kali làm gì, bón tốn chi phí mà không có hiệu quả. Chỉ cần cung cấp thêm một chút kali lúc lúa đang ngậm sữa, chuyển sang chắc hạt. 

Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa cần được tuyên truyền để bà con đỡ nhọc nhằn và tốn nhiều chi phí cho quá trình diệt rầy. Thông tin mà VNFarm chia sẻ, cũng mong là giúp ích phần nào cho bà con không còn phải loay hoay với rầy nâu nữa. 

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.


Liên hệ