Cách phòng trừ sâu đục thân hại lúa mang lại hiệu quả cao

02:04:40 14/07/2023

Bà con đang loay hoay, đau đầu với cách phòng trừ sâu đục thân hại lúa. Chúng ngấm ngầm tấn công và ăn lúa trên ruộng, đến khi phát hiện gần như đã muộn. Hiểu được nỗi vất vả của bà con, trong bài viết dưới đây VNFarm sẽ hướng dẫn cách phòng trừ triệt để ít tốn kém chi phí, đừng lo lắng nhé! Chuyện gì khó, để VNFarm lo.

Xem nhanh

1. Sâu đục thân lúa là gì?


Sâu đục thân (Chilo Suppalis) đây là loại sâu chuyên gây hại trên cây lúa. Ấu trùng của chúng đục lỗ trên thân lúa để kiếm ăn, cắn phá các mô bên trong cây lúa. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng và làm cho năng suất lúa giảm đáng kể. 

Sâu đục thân mỗi năm phát triển đến 3 thế hệ. Bắt đầu, từ cuối tháng 4 - giữa tháng 6, chúng tấn công ngay mùa gieo sạ, và giai đoạn đầu phát triển sinh trưởng của cây lúa. Để biết thêm chi tiết, mời bà con cùng VNFarm theo dõi nội dung tiếp theo. 

2. Vòng đời của sâu đục thân hại lúa


Để hiểu về vòng đời sinh trưởng và phát triển của sâu đục thân thì tham khảo bài viết dưới đây:

  • Giai đoạn trứng: có dạng vảy, ban đầu trứng có màu trắng dần ngả vàng khi trưởng thành. Có tới 60 trứng xếp thành nhiều hàng trên lá, bẹ lúa. 

  • Giai đoạn ấu trùng: nhìn bên ngoài có màu trắng xám, đầu màu đen; ấu trùng càng lớn sẽ có màu hơi ngả vàng, có năm sọc dọc màu tím, đầu màu nâu, dài tới 25 mm. Chúng phân tán sang ở tất cả các cây lúa gần đó, thường sử dụng các sợi tơ. Nhộng có màu nâu, và quá trình hóa nhộng diễn ra ở thân cây lúa; 

  • Sâu non là giai đoạn gây hại nghiêm trọng nhất trên cây lúa, ở điều kiện khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Chúng chui vào thân cây, xuyên qua các lóng để di chuyển về phía gốc cây, làm cho thân cây bị héo và chết, một từ vẫn hay được bà con gọi là 'chết héo'. 

  • Giai đoạn trưởng thành: Con đực trưởng thành có cánh dài 20-30 mm, con cái có kích thước lớn hơn một chút. Khi vũ hóa, bướm sẽ có cánh màu nâu vàng, với những đốm màu sẫm và một hàng chấm đen ở rìa. Các chân sau có màu trắng. Chúng thường xuyên sống về đêm. Toàn bộ vòng đời của sâu đục thân hại lúa kéo dài 35-60 ngày ở vùng nhiệt đới.

3. Cơ chế phát tán của sâu đục thân trên lúa


Sau khi trứng sâu đục thân hại lúa nở, ấu trùng sẽ được phát tán nhờ gió. Chúng xâm nhập vào thân cây lúa, sau đó sống và kiếm ăn bên trong thân cây. Một ấu trùng có thể tiêu thụ từ 3 - 4 thân cây và di chuyển từ cây này sang cây khác. Ấu trùng di chuyển xuống dưới thân và hóa nhộng ở phần dưới thân lúa trong vòng 7-10 ngày, sau đó đến giai đoạn trưởng thành. Con trưởng thành sẽ hoạt động, tấn công lúa nhiều hơn vào ban đêm và thường trú ẩn bên trong các nhánh của cây vào ban ngày.

4. Có bao nhiêu loại sâu đục thân


Xem thêm:

Có thể bà con chưa biết, sâu đục thân có đến 4 loại được phát hiện trên các cánh đồng lúa và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Điển hình: sâu đục thân bướm cú mèo, sâu đục thân năm vạch đầu đen, sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu nâu. Những loại sâu kể trên sẽ xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của cây lúa. Nên bà con cần chăm sóc và thường xuyên kiểm tra cây lúa của mình, để phát hiện chúng kịp thời, có hướng xử lý thích hợp nhất, không để sâu đục thân ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và chất lượng hạt gạo. 

5. Biện pháp phòng sâu đục thân


Một số biện pháp hiệu quả phòng sâu đục thân đã được áp dụng từ nhiều bà con trước đây: 

  • Ưu tiên gieo sạ sớm để tránh được thời điểm sâu đục thân tấn công mạnh mẽ nhất. (tháng 4 - tháng 6)

  • Khi bà con đã thu hoạch xong vụ trước, hãy xới gốc rạ để diệt hết sâu non, nhộng, bên cạnh đó còn diệt được côn trùng, sâu hại khác. 

  • Nhổ sạch cỏ dại có trong ruộng 

  • Có thể luân canh lúa với cây khác không phải ký chủ. 

  • Quá trình gieo mạ, gieo giống lúa thành từng khoản, tiện theo dõi và chăm sóc lúa

  • Nên trồng cây thu hút thiên địch xung quanh ruộng lúa. Một số loài thiên địch của sâu đục thân có thể kể đến như tò vò, ong bắp cày,...

  • Khi bà con nhận thấy sâu đục thân đẻ khoảng nửa ổ vào ngay giai đoạn làm đòng thì cần chú ý khi chúng vũ hóa, nên sử dụng thuốc diệt sâu đục thân trước khi lúa trổ 1 tuần. 

  • Ngoài ra, đối với những thân, cành bị chết héo, bà con cắt ở gốc, đưa ra khỏi ruộng. Tiêu diệt sâu non hoặc đốt cháy phần cuống. Loại bỏ hết các khối trứng bằng tay nếu diện tích lúa mà sâu đục thân tấn công không nhiều.

  • Tiến hành phun Leven phòng bệnh đối với những ruộng lúa có khả năng mắc bệnh cao, hay những ruộng lúa đã từng mắc bệnh trước đó, thời gian phun là khoảng từ 10 đến 15 ngày phun một lần cho cây. 

6. Leven thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa

Bà con nếu chẳng may không có nhiều thời gian chăm sóc ruộng của mình, để sâu đục thân phát tán, sinh sản với mật độ dày đặc thì lúc này việc sử dụng thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa là cấp bách và cần thiết. Có nhiều loại thuốc đặc trị sâu đục thân hiệu quả, tuy nhiên vẫn phải phụ thuộc vào tình trạng mà ruộng lúa đang gặp phải mà bà con phun liều lượng hợp lý. 

Ở đây, VNFarm khuyến khích bà con sử dụng Leven phun cho đồng ruộng của mình. Với hiệu quả mang lại vượt trội mà còn đảm bảo an toàn cho người phun. Sâu đục thân đã gây hại nhất định, bà con pha 25 - 50ml cho bình 16 - 25 lít nước rồi phun ướt đẫm thân, cành, lá và vùng dưới tán. Cứ định kỳ 5 - 10 ngày/lần, tùy theo áp lực và mật độ của sâu đục thân mà phun lại. 

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Leven hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng kháng tốt với các loại côn trùng gây hại như sâu đục thân hại lúa từ trứng, ấu trùng đến trưởng thành. Bên cạnh đó, là hoạt chất Axit Pyroligneous có tác dụng đỉnh cao trong việc xua đuổi các loại côn trùng gây hại và ngăn ngừa sâu đục thân sinh sản trên ruộng.

Đặc biệt trong tháng này, VNFarm có rất nhiều chương trình khuyến mãi dùng thử Leven cho khách hàng mới mua hàng, chi tiết chương trình khuyến mãi cũng như tư vấn về sản phẩm thì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202

7. Câu hỏi thường gặp về sâu đục thân hại lúa


Câu hỏi 1: Tại sao sâu Đục thân 2 chấm cần phun thuốc vào thời điểm lúa trỗ (sau khi bướm có mật độ cao 7 ngày, mật độ ổ trứng ≥0,2 ổ/m2), thì nên dùng thuốc nào mới mang lại hiệu quả?

Sâu Đục thân 2 chấm gây hại trên cây lúa chủ yếu từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, làm đòng, trỗ. Giai đoạn làm đòng khả năng xâm nhập của sâu đục thân vào cọng rơm là vô cùng dễ dàng và thiệt hại vào thời kỳ này cũng rất cao. Khi bướm có mật độ cao sau 7 ngày trứng mới nở trùng hợp với thời kỳ lúa trỗ bông (thời gian lúa trỗ thường từ 5 đến 7 ngày). Nếu mật độ ổ trứng ≥0,2 ổ/m2 phun 1 lần và khi ổ trứng ≥1,0 ổ/m2 bà con phải phun kép, lần 2 cách lần trước từ 5 - 7 ngày. Việc phun thuốc trừ sâu Đục thân phải chọn thời điểm đúng mới đem lại hiệu quả cao. 

Ưu tiên sử dụng Leven để phun cho lúa trong những giai đoạn kể trên để mang lại hiệu quả cao. Không để sâu đục thân tấn công lúa với mật độ dày đặc, sẽ rất khó trị. 

Sâu đục thân hại lúa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất của mùa vụ. Nếu không được phát hiện sớm và diệt trừ kịp thời thì hậu quả mà sâu đục thân mang lại sẽ không thể tưởng tượng được. Mùa màng, công sức bỏ ra trong một thời gian sẽ quay về con số 0. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh hại cây trồng và cần được tư vấn, bà con đừng quên liên hệ VNFarm nhé!


Liên hệ