Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái cho năng suất cao
Mít thái được xem là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Bà con trồng mít thái nếu muốn có năng suất cao, chất lượng thì cần nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái. Chi tiết cách trồng mít thái sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.
Những tiêu chuẩn chọn giống mít thái
1. Tiêu chuẩn chọn giống mít thái
Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái là điều mà bà con nên quan tâm nhất đó chính là lựa chọn giống. Bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của quả mít thái. Tiêu chí chọn giống như sau:
1.1. Vỏ
Chọn giống, chính là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng cây trồng. Nên căn cứ vào môi trường đất nước của khu vườn mà lựa chọn giống cho thích hợp. Khi chọn cây mít giống ở vườn nên chọn những cây có gốc thẳng và nhẫn bóng. Tránh chọn những cây có vỏ sần sùi, gốc không thẳng.
1.2. Mắt góc
Các mắt gốc phải xa nhau và mờ nhạt. Vì nếu mắt góc gần nhau, thì cây mít đã được ươm rất lâu nhưng vẫn chưa được đem trồng. Không nên chọn những cây này vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây khi trưởng thành.
1.3. Lá, rễ
Chọn các cây có lá xanh, tươi tốt, có bộ rễ phát triển mạnh. Thì mới đảm bảo tốt về năng suất cũng như chất lượng.
1.4. Cây ghép
Đối với các cây ghép, nên chọn những cây có bo ghép vừa phải. Bo ghép quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ phát triển của cây. Việc bo ghép quá lớn cũng sẽ rất dễ dẫn đến hiện trạng gãy đổ. Không nên chọn các cây giống được nhân giống bằng hạt vì cây sẽ dễ bị lai và khả năng cho trái bị hạn chế.
Tìm hiểu thời vụ và mật độ trồng mít thái
Xem thêm:
- Mách bạn kỹ thuật trồng mít và chăm sóc cây mít mới trồng
- Hướng dẫn kỹ thuật ghép mít từ A-Z
2. Thời vụ và mật độ trồng mít thái
Thời vụ trồng mít thái: Thời điểm trồng mít thái tốt nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7. Nếu bà con có thể chủ động được lượng nước tưới thì có thể thì có thể bất trồng bất cứ thời điểm nào trong năm đều được.
Mật độ trồng mít thái: Khoảng cách trồng mít thái là 3,5m x 3,5 m hoặc 4 m x 4 m.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái đúng chuẩn
Nếu bà con thực hiện đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái thì quá trình chăm sóc mít thái trong suốt giai đoạn sinh trưởng dễ đơn giản và dễ dàng hơn.
3.1. Cách trồng mít thái
Đặt bầu đất chứa cây con vào lỗ đã có sẵn. Lỗ đất phải sâu và to hơn bầu cây con. Khi đặt cây con vào lỗ đất đã đào sẵn thì nên lưu ý chỉ được rút nhẹ nhàng túi đựng bầu đất. Không làm vỡ bầu đất vì như thế sẽ làm đứt rễ, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Nên dùng cọc cắm cố định để cây không bị gió làm ngã.
Sau khi trồng cây xuống đất xong thì nên lấy rơm đậy lại xung quanh để có thể giữ độ ẩm cho cây.
Đây là chi tiết cách trồng mít thái đúng kỹ thuật được nhiều bà con áp dụng.
3.2. Tưới nước cho cây
Tưới nước là cộng đoạn cần thực hiện xuyên suốt trong quá chăm sóc mít thái khi có quả.
-
Nếu đất vườn bạn quá khô phải chú ý tưới thường xuyên. Nên tưới mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đất. Sau khoảng thời gian 1 tháng bạn có thể ít tưới nước cho cây hơn, cứ khoảng 4 - 5 ngày tưới một lần.
-
Khi trồng mít được khoảng 2 năm, lúc này cây mít đã thích nghi được với điều kiện đất thì chỉ cần tưới vào những giai đoạn bón phân để cây mít có thể hấp thụ chốt các chất dinh dưỡng.
-
Không nên tưới quá nhiều nước vì mít thái rất dễ bị úng. Vào mùa mưa nên thường xuyên kiểm tra hệ thống mương rãnh. Có thể thực hiện bơm nước ra khỏi mương để bảo vệ cây mít.
Tỉa cành một trong những cách chăm sóc cây mít thái nhanh ra quả
3.3. Cắt tỉa cành, tỉa trái
Thực hiện quá trình cắt tỉa cành, tỉa trái cũng là một trong những kỹ thuật trồng mít thái giúp vườn mít đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Cắt tỉa cành: Khi cây mít đủ lớn, cao hơn 1 mét là có thể thực hiện cắt tỉa cành khoảng 2 đến 3 lần mỗi năm. Việc thực hiện cắt tỉa cành nên diễn ra vào các thời gian khô ráo. Loại bỏ các cành già, cành khô, cành không có khả năng ra trái sẽ giúp vườn cây trở nên thông thoáng và mát mẻ hơn.
-
Cắt tỉa trái: Cắt tỉa bớt trái bị bệnh, trái nhỏ, xấu sẽ giúp tăng mật độ trái cho vụ mùa tiếp theo.
3.4. Quá trình bón phân cho cây
Lựa chọn một loại phân bón phù hợp với cây trồng và với điều kiện đất cũng là vấn đề mà các nhà vườn luôn quan tâm.
-
Trong giai đoạn cây mít được 1 năm tuổi: Chỉ sử dụng phân chuồng hoặc đạm urê để tưới. Tưới phân trong giai đoạn này, giúp cây mít hấp thụ được từ từ các dưỡng chất và vi lượng khi bộ rễ còn yếu.
-
Trong giai đoạn cây mít được 2 -3 năm tuổi: Ở giai đoạn này được chia làm 4 mốc thời gian để bón phân: bón sau khi thu hoạch, bón khi cây mít mới bắt đầu ra hoa, sau khi đậu trái một tháng và sau khi đậu trái 2,5 tháng. Ở các mốc thời gian này nên sử dụng bột vôi, phân ure, phân lân, phân kali.
-
Trong giai đoạn cây trên 4 năm tuổi: lượng phân sử dụng cho mỗi cây cũng tăng lên, do giai đoạn này cây đã sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Một trong những cách chăm sóc mít thái khi có quả đó là khi mít thái có kích thước đủ lớn hãy bón cho mỗi gốc một lượng kali sulphate sẽ giúp trái chín ngon hơn, mùi vị thơm hơn, chín vàng hơn.
Đối với các cây đã lớn, có thể đào một cái rãnh xung quanh cây với kích thước theo đường kính cây mít. Rải phân xuống rồi lấp đất lại. Nhớ tưới nước để giữ độ ẩm cho đất và giúp cây hấp thụ được hết các dưỡng chất.
Cách chăm sóc mít thái khi có quả ở các nhà vườn trồng mít ở miền tây chủ yếu sử dụng phân chuồng để bón cho cây mít. Bón càng nhiều phân chuồng thì mít thái càng sai quả và chất lượng quả mít cũng ngon hơn.
Phòng trừ sâu bệnh ở cây mít thái
3.5. Phòng trừ sâu bệnh ở cây mít thái
Cây mít thái hay thường gặp sâu bệnh hại như sâu đục thân, sâu đục cành, sâu đục trái, rùi vàng. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng của quả.
Hiện tại VNFarm chuyên cung cấp các dòng sản phẩm sinh học chuyên điều trị sâu bệnh gây hại trên cây mít. Sản phẩm chất lượng, an toàn và có tác dụng diệt và phòng trừ bệnh nhanh chóng.
Đối với sâu đục thân, sâu đục cành, sâu đục trái thì nên sử dụng sản phẩm Vansi.
Đối với ruồi vàng thì có thể sử dụng sản phẩm Disa.
Đặc biệt, khi mua sản phẩm tại VNFarm nếu không có hiệu quả khi sử dụng thì chúng tôi sẽ hoàn lại 100% tiền cho khách hàng.
Thời gian thu hoạch mít thái
3.6. Thu hoạch và bảo quản mít thái
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái thì cây trồng có thể cho trái quanh năm. Vụ chính của mít thái sẽ vào khoảng tháng 6, tháng 7. Thời gian ra hoa đến khi trái già và chính mất khoảng 5 tháng.
Khi già, các gai ở trái mít sẽ nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hay màu nâu nhạt, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa thì nên thu hoạch lúc mít đang già chứ không nên đợi chín mới thu hoạch.
Mít thái chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất có lợi cho sức khỏe. Không tốn quá nhiều thời gian trồng và thu hoạch nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. VNFarm sẵn sàng chia sẻ với các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái đơn giản, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.