3 kỹ thuật ghép mít giống đơn giản dễ làm
Vài năm trở lại đây mít được coi là một trong những sản phẩm có giá trị trong thị trường xuất khẩu. Cách trồng mít thu hút được sự chú ý của nhiều bà con. Nhân giống là yếu tố quyết định năng suất của mít. Bài viết này, VNFarm sẽ giới thiệu bạn 3 kỹ thuật ghép mít với tỷ lệ thành công 100%.
Tại sao lại lựa chọn kỹ thuật ghép cây mít
>>> Tìm hiểu thêm về chứng bệnh phấn trắng trên xoài
1. Tại sao nên lựa chọn kỹ thuật ghép cây mít
Thực hiện kỹ thuật ghép mít giúp bà con nông dân có thể thu hoạch quả sớm hơn chỉ sau 2 năm. Cây mít ươm từ hạt phải mất từ 4 - 5 năm mới cho trái, nhưng trái nhỏ và múi có màu trắng nhạt. Cây mít ghép có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tránh được sự tấn công của các loại vi sinh vật gây bệnh.
2. Kỹ thuật ghép mắt trên cây mít
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mắt trên cây mít
2.1. Bước 1: Tiêu chuẩn chị chọn mắt ghép
Khi tiến hành ghép mắt trên cây mít cần lựa chọn theo các tiêu chuẩn sau:
-
Tiêu chuẩn cây ghép: Chỉ được tiến hành ghép cây đối với những cây có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm. Gốc ghép phải là những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
-
Chuẩn bị gốc tháp: Nên chọn hạt mít của những quả to, tròn và cây phát triển tốt. Lấy hạt đem gieo và chờ cây con phát triển tới độ cao khoảng 60cm là có thể tiến hành ghép.
-
Tiêu chuẩn mắt ghép: Mắt ghép phải được lấy từ một cây mẹ khỏe mạnh mà ít bị sâu bệnh.
Tránh thực hiện ghép cây mít vào mùa xuân vì thời gian này cây ra nhiều nhựa nên tỷ lệ sống rất thấp. Nên áp dụng kỹ thuật ghép cây mít vào mùa khô, trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12.
2.2. Bước 2: Tiến hành kỹ thuật ghép mắt trên cây mít
Trên gốc ghép dùng dao chuyên dụng rạch 2 đường song song cách mặt bầu 20cm. Tiếp đến cắt thêm một đường nối 2 đường song song lại tạo thành hình chữ U. Chọn 1 mầm ghép trên cành ghép và cắt với kích thước bằng kích thước của hình chữ U đã tạo trên gốc ghép.
Sau đó gắn mầm ghép vào vị trí gốc ghép và quấn lại bằng màng bọc thực phẩm hay bằng bọc nilon. Sau khi mắt ghép đã khô và chờ khi cây cao trên 20cm à có thể đem trồng.
2.3. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật ghép mắt trên cây mít
Ưu điểm
-
Có thể tiến hành ghép trong vườn ươm, nhà lưới;
-
Dễ dàng thực hiện và tốc độ thực hiện nhanh.
Nhược điểm
-
Tỷ lệ thành công không cao;
-
Phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành ghép
-
Phải tốn thời gian dài để nuôi cây phát triển
3. Kỹ thuật ghép áp trên cây mít
Kỹ thuật ghép mít tháp cành là phương pháp nhân giống được nhiều bà con áp dụng và mang đến hiệu quả cao nhất.
Kỹ thuật ghép áp trên cây mít
Xem thêm:
- Tìm hiểu cách trồng mít bằng hạt
- Mách bạn kỹ thuật trồng mít và chăm sóc cây mít
3.1. Bước 1: Tiến hành xử lý gốc ghép, cành ghép
Gốc ghép mít: Dùng dao cạo toàn toàn bộ phần vỏ bên ngoài của cành định ghép dài khoảng 2cm và rộng khoảng 0,5cm.
Cành ghép mít: Chọn cành có đường kính bằng với gốc ghép, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài có chiều dài, chiều rộng tương đương với cành trên gốc ghép.
3.2. Bước 2: Tiến hành ghép cành
Áp sát cành ghép và gốc ghép sao cho khớp lại với nhau.
3.3. Bước 3: Quấn dây
Sau khi thực hiện kỹ thuật ghép mít tháp cành thì tiến hành dùng băng keo hoặc dây nilon để cố định mối ghép lại.
Sau 20 ngày ghép, tiến hành cắt ngọn của gốc ghép, cành ghét khi thấy vết ghép đã liền lại.
3.4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật ghép áp trên cây mít
Ưu điểm
-
Cây ghép vẫn giữ được tất cả đặc tính của cây mẹ.
-
Phương pháp ghép cành cây mít có thể nhân giống với số lượng lớn đáp ứng được nhu cầu của nhiều bà con.
-
Khả năng chống chịu hạn, úng và các loại sâu bệnh vô cùng tốt.
-
Thời gian ra quả nhanh.
Nhược điểm
-
Đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật ghép mít.
-
Các bệnh trên cây mẹ có thể lây sang cây con.
-
Chu kỳ khai thác ngắn.
-
Có thể dẫn đến tình trạng thoái hoá giống.
4. Kỹ thuật ghép cây mít bằng phương pháp chiết cành
Chi tiết kỹ thuật ghép cây mít bằng phương pháp chiết cành gồm những bước như sau:
Kỹ thuật ghép mít bằng phương pháp chiết cành
Xem thêm: Thuốc trị phấn trắng trên cây trồng
4.1. Bước 1: Khoang cành chiết
Dùng dao bén khoang 2 vòng song song trên vỏ cành chiết (khoảng cách là 4 đến 5cm).
Tiến hành bóc vỏ bên ngoài, dùng dao cạo loại bỏ lớp tế bào tượng tầng trên cành.
Lau sạch vết cắt và để khô nhựa trong khoảng từ 2 đến 3 ngày.
4.2. Bước 2: Chuẩn bị đất để bó bầu
Giá thể làm túi bầu có tỷ lệ thành phần như: 2 đất + 1 bùn phơi khô. Độ ẩm của bầu đất khoảng 70% là tốt nhất.
4.3. Bước 3: Bó bầu
Giàn đất đều xung quanh khu vực khoanh cành. Tiếp đó, lấy nilon quấn quanh bầu đất. Cuối cùng lấy dây buộc chặt 2 đầu của túi bầu. ( Không nên để túi bầu xoay tròn vì nó sẽ làm đứt rễ non của cây.)
4.4. Bước 4: Tiến hành cắt cành chiết
Sau từ 45 đến 60 ngày, khi quan sát thấy rễ cây đã chuyển từ màu trắng nõn sang vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể tiến hành cắt cành chiết và đem đi trồng.
4.5. Ưu nhược điểm của kỹ thuật ghép cây mít bằng phương pháp chiết cành
Ưu điểm
-
Phương pháp chiết cành dễ thực hiện, vẫn giữ nguyên đặc tính của cây mẹ.
-
Thời gian nhân giống và thu hoạch khá nhanh.
-
Áp dụng cho cây trồng không thể nhân giống bằng hạt.
Nhược điểm
-
Làm cho cây mau già, dễ đổ ngã.
-
Số lượng nhân giống khá thấp và dễ làm suy yếu cây mẹ.
-
Mầm bệnh của cây mẹ có thể lây sang cho cây con.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật ghét cây mít
5. Lưu ý khi ghép cây mít
Trước khi tiến hành ghép mít nên dùng một tấm khăn vải lau sạch nhựa trên mầm ghép, cửa sổ gốc ghép. Nên bón thúc kali để gốc ghép dễ bóc vỏ, liền sẹo nhanh hơn.
Với cây mít được ghép sẽ có những đặc tính nổi bật hơn các cây mít ươm từ hạt. Do đó, việc nắm được kỹ thuật ghép mít sẽ giúp ít rất nhiều trong quá trình canh tác. Hy vọng với những thông tin mà VNFarm chia sẻ đến quý bà con trong bài viết trên có thể giúp bà con có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình nhân giống mít. Giúp tăng năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.