Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa ít tốn công sức
1 công đất trồng được bao nhiêu cây dừa? Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa như thế nào để đạt năng suất cao? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bà con có ý định trồng dừa, để trả lời cho câu hỏi này. Hãy cùng VNFarm xem hết bài viết bên dưới đây nhé!
Ở những vùng miền Tây như Bến Tre, Vĩnh Long được gọi là “thủ phủ” của dừa, không chỉ là một loại cây quen thuộc mà còn là loại cây chiến lược. Góp công giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên, để có một vườn dừa đáp ứng đúng yêu cầu và đạt chuẩn chất lượng thì là một điều không dễ.
Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình trồng và chăm sóc dừa thì hãy cùng VNFarm theo dõi hết bài viết bên dưới đây nhé.
1. Dừa là cây gì?
Dừa là cây gì?
Dừa có tên khoa học là Cocos nucifera, là cây thân gỗ thuộc họ Cau. Dừa xuất hiện nhiều ở những vùng nhiệt đới ven biển và đây là biểu tượng văn hoá nhiệt đới. Ngoài để ăn dừa còn dùng để chế biến nhiên liệu, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng.
Thân dừa mọc thẳng đứng và không phân nhánh, chiều cao từ 15 - 20m. Cây dừa thường có nhiều bẹ, dài từ 4 - 6m có màu xanh bao gồm cuống lá, sống là và lá. Cuống lá ôm lấy cây và mọc đối xứng dọc theo 2 sống lá. Hoa dừa có màu trắng đục sau đó dần chuyển sang màu xanh và hình thành ra buồng dừa.
Dừa có thời gian sinh trưởng lâu dài từ 50 - 60 năm, phát triển tốt trong môi trường đất lợ. Khi thu hoạch tốt có thể ra từ 90 - 120 trái tùy giống. Đặc biệt là kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa rất dễ nên dừa được trồng phổ biến và rộng rãi hơn trong nhiều năm trở lại đây.
2. Khoảng cách trồng dừa
Khoảng 40 cây trên 1 công đất
Trung bình 1 công đất trồng được bao nhiêu cây dừa tùy thuộc vào giống dừa mà bà con trồng. Khoảng 40 cây trên 1 công đất là số lượng hợp lý, không trồng quá nhiều hoặc quá ít để đảm bảo chất lượng trái.
Về khoảng cách trồng dừa nếu bà con có trồng xen với các loại cây khác thì có thể trồng giãn ra thêm 1m và cách gốc dừa ít nhất 2m. Trồng theo 5m x 5m đối với giống dừa Xiêm và trồng theo hình vuông hoặc nanh sấu vì khi trồng theo mô hình này cây sẽ hấp thụ ánh sáng tốt hơn.
-
Đối với giống dừa cao: Cách nhau từ 8 - 9m
-
Đối với giống dừa lùn: Cách nhau khoảng 6 - 7m
3. Hướng dẫn cách trồng cây dừa
Dưới đây là kinh nghiệm về cách trồng cây dừa được VNFarm tổng hợp từ bà con có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc dừa.
3.1. Bước 1: Chọn cây giống
Chọn cây giống
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng và cách chăm soc dừa xiêm lùn
- Kỹ thuật trồng dừa Mã Lai chuẩn xác nhất
Vườn dừa của bà con phải đồng nhất về giống để tránh gây ra tình trạng lai giống. Chọn những cây giống khỏe mạnh và có nguồn gốc rõ ràng. Chiều cao tối thiểu của cây giống là 20cm.
Một số giống dừa được trồng phổ biến hiện nay đó chính là dừa ta ( dừa bung), dừa dâu, dừa sáp, dừa dứa, dừa lùn,...
3.2. Bước 2: Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất trồng dừa
Đào các hố có kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m 20 ngày trước khi trồng. Sau đó bón lót mỗi mô bằng phân hữu cơ, phân lân và phân Kali với tỉ lệ 20kg + 100g + 200g. Trộn đều hỗn hợp rồi lấp kín hố thành vòng cao hơn mặt đất 10 - 20cm.
3.3. Bước 3: Đặt cây con
Cách trồng dừa
Bà con đặt cây con trên mô hoặc hố trồng. Trước hết phải đào một hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống, cây giống nếu trong bầu nilon thì dùng dao cắt đáy bầu. Cắt xong thì đặt bầu vào hố đã bào, kéo túi bầu lên khỏi thân cây và sau đó lấp đất bít trái.
Nếu giống cao trên 0,8m thì nên cố định bằng các cọc để tránh làm lung lay gốc ảnh hưởng đến cây.
Cách trồng cây dừa cần lưu ý không nên đặt trái quá sâu hoặc quá cạn vì sẽ khiến cây chậm phát triển.
4. Cách chăm sóc cây dừa
Thực hiện kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa đúng chuẩn sẽ giúp cây nhanh phát triển, ít bệnh và cho năng suất cao. Trong quá trình chăm sóc dừa sẽ chia ra 2 giai đoạn chính là thời kỳ kiến thiết và thời kỳ kinh doanh.
Chi tiết cách chăm của từng thời kỳ sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết này.
4.1. Giai đoạn cây từ 1- 3 năm tuổi (Thời kỳ kiến thiết)
Chăm sóc cây dừa từ giai đoạn 1 đến 3 tuổi
Giai đoạn này cây rất cần nước nên cần tưới nhiều. Trong mùa nắng để giúp cây tránh thoát nước và giữ đủ ẩm thì bà con nên dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ gốc cây. Trong năm đầu bón phân NPK mỗi gốc khoảng 0,5kg. Xới nhẹ quanh góc và rải đều sau đó cào đất lấp phân lại. Các loại bọ dừa thường ăn những đọt non làm cây chết vì vậy bà con cần lưu ý.
Bắt đầu năm thứ 2 thì bà con nên đắp thêm đất vào mô để cho bộ rễ phát triển hàng năm vào đầu mùa nắng.
Năm thứ 3 cách chăm sóc tương tự nhưng lượng phân bón tăng lên đến 1kg. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sẽ ra hoa sau 26 - 28 tháng.
Lưu ý: Các loại bọ dừa hoặc kiến vương thường gây ảnh hưởng đến đọt non làm cho đọt bị cong, tấn công vào đỉnh sinh trưởng cây sẽ chết. Những vết đục của kiến vương sẽ làm cho đuông dừa phá hoại cây tiếp tục. Để khắc phục tình trạng này bà con nên xen canh những cây ngắn ngày như cà chua, dưa leo, đậu búng…
4.2. Giai đoạn cây từ 4 - 6 năm tuổi (Thời kỳ kinh doanh)
Cách chăm sóc dừa trong giai đoạn trưởng thành
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa ở giai đoạn này bà con cần vệ sinh cây thường xuyên bằng cách dọn dẹp tất cả các bông mo khô, tàu dừa khô dính trên cây, các rọc dính trên đọt lá để cây phát triển nhanh hơn và ngăn ngừa sự tấn công của kiến vương và đuông dừa.
Trong giai đoạn này cây đã cho ra trái và có thể đi vào thời kỳ kinh doanh vì vậy nên quy trình chăm sóc cây cần nghiêm ngặt và đúng theo hướng dẫn để đảm bảo năng suất:
-
Bồi bùn cho cây vào mùa nắng và bón thêm phân hữu cơ cho cây. Tỉa đi những cây trồng xen và cỏ dại để cây tiếp nhận đầy đủ ánh sáng.
-
Cách bón phân: Đào các rãnh bằng nửa gốc và cách gốc 1,5 đến 2m, sâu 0,15 - 0,2 rộng 0,2m rồi sau đó bón phân vào những rãnh đã đào rồi lấp đất lên. Tưới nước để phân tan và cây hấp thu dễ hơn.
Trong mùa nắng nên bổ sung nước cho cây đầy đủ, khoảng 2 - 3 ngày tưới 1 lần là tốt nhất là liều lượng tăng hoặc giảm dần tùy theo năng suất của cây.
5. Phòng tránh sâu, bệnh hại
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa cần lưu ý phòng tránh những loại sâu gây hại cho cây như là bọ, đuông dừa, kiến vương… Những loài vật này cắn phá những đọt non, bẹ lá làm hư hoa, cong vẹo đỉnh sinh trường khiến cây kém phát triển hoặc có thể gây chết cây.
Cách phòng tránh:
-
Kiến vương
Bà con chú ý thăm vườn thường xuyên để phát hiện vết đục của kiến vương. Sau đó dùng móc sắt bắt, cuối cùng dùng đất sét trám bít lỗ đục để phòng ngừa các loại khác như nấm bệnh hay đuông xâm nhập.
Dọn sạch rơm, rạ xung quanh vườn để kiến không có chỗ đẻ trứng và phát triển.
-
Đuông dừa
Tăng cường xen canh để tránh đuông dừa phá hoại hoặc hạn chế gây ra các vết thương lên thân dừa. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt các loại sâu bệnh hại.
-
Bọ dừa
Vệ sinh vườn thông thoáng và không nên trồng dừa quá dày đặc. Sử dụng loài thiên địch là kiến vàng để ngăn chặn sự phát triển của bọ.
-
Bệnh thối đọt
Phun lên đọt dừa bằng thuốc Venri, sử dụng từ 3 đến 4 lần sẽ thấy được hiệu quả. Nếu trong vườn có cây bị bệnh chết bà con nên gom tất cả các phần bệnh đem đốt sạch để tránh nấm bệnh lây qua các cây dừa khác.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa mà VNFarm cung cấp cho bà con chắc chắn là đầy đủ và chuẩn khoa học. Hy vọng rằng bà con có thể áp dụng thành công và thu hoạch thật nhiều trái nhé.