Quy trình kỹ thuật trồng dừa Mã Lai cho sai quả

08:52:13 16/03/2023

Khi so sánh các loại dừa với nhau, có lẽ dừa Mã Lai nhận được sự ưa chuộng hơn hẳn. Đặc biệt, là đối với bà con miền Tây. Dừa có dáng lùn, trĩu quả, năng suất và chất lược cực kỳ tốt. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, bà con nông dân đã tìm hiểu và lựa chọn trồng loại dừa này. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây VNFarm đã cung cấp kỹ thuật trồng dừa Mã Lai!

Xem nhanh

>>> Ngoài cung cấp thông tin về cây trồng VNFarm còn cung cấp thông tin về cách phòng, xử lý bệnh hại cây trồng như bệnh phấn trắng chôm chôm, bệnh phấn trắng sầu riêng, bệnh phấn trắng dưa hấu, bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới,...

1. Tìm hiểu về giống dừa Mã Lai 


Trong những năm trở lại đây, giống dừa Mã Lai ngày càng trở nên phổ biến tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Vừa có thể đáp ứng nhu cầu, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Mỗi buồng dừa có thể lên đến 30 trái, dáng cây lùn không chiếm quá nhiều diện tích. Ít tốn công chăm sóc. Trung bình, cứ 25 ngày thì thu hoạch được một đợt trái. Điểm đặc biệt, có những buồng dừa nhiều đến nỗi nằm sát dưới mặt đất, tạo sự thích thú cho người trồng. 

Để tìm hiểu về kỹ thuật trồng dừa Mã Lai, hãy cùng VNFarm tiếp tục theo dõi bài viết!

2. Kỹ thuật trồng dừa Mã Lai cho năng suất cao

Dưới đây là quy trình kỹ thuật trồng dừa xiêm Mã Lai được VNFarm tổng hợp từ bà con nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm trồng, chăm sóc dừa. Chi tiết cách trồng dừa Mã Lai như sau:

2.1. Chọn giống dừa phù hợp


Xem thêm:

Quá trình thực hiện kỹ thuật trồng dừa Mã Lai sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi khi bạn lựa được giống dừa tốt. Giống đạt tiêu chuẩn là có đường kính gốc khoảng 0.35m. Chiều cao từ 10 đến 12m. Không có những mầm bệnh ẩn sâu bên trong. 

Nên chọn mua dừa giống Mã Lai tại các vườn ươm uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như nguồn gốc của cây giống.

2.2. Chọn đất trồng dừa Mã Lai


Như đã đề cập phía trên, Dừa Mã Lai rất dễ trồng, thích hợp với nhiều khu vực và thổ nhưỡng khác nhau. Tuy nhiên, nếu là dừa dùng với mục đích kinh doanh, nên ưu tiên chọn những vùng đất có độ tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu mùn và độ pH tối thiểu 4.8. 

Khi chọn được vùng đất thích hợp, cần đào hố để trồng dừa. 

2.3. Khoảng cách trồng dừa Mã Lai

Theo kinh nghiệm của bà con trồng dừa thì khoảng cách trồng dừa Mã Lai đạt tiêu chuẩn là 5m x 5m. Có thể trồng dừa xiêm Mã Lai theo kiểu hình vuông hay nanh sấu đều được.


2.4. Trồng dừa Mã Lai


Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng dừa Mã Lai, nên đào lỗ vừa đủ và tiến hành bón lót cho hố, để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Tiếp đến, đặt cây giống xuống hố và lấp đất lại khoảng ⅔ trái dừa. Tuy nhiên, nếu trồng dừa trên đất khô cạn nên lấp đất ngang lại với cây con. 

3. Cách chăm sóc dừa Mã Lai

Để dừa Mã Lai nhanh lớn, nhanh thu hoạch thì bà con cần chỉnh chu từ kỹ thuật trồng đến kỹ thuật chăm sóc dừa Mã Lai. Dưới đây là một số cách chăm sóc dừa Mã Lai được tổng hợp từ VNFarm để bà con tham khảo.

3.1. Bón phân


Tùy vào từng giai đoạn mà có cách bón phân thích hợp. Nhưng có hai cách chính bà con có thể tham khảo: 

  • Xới đất xung quanh gốc, cách gốc khoảng 5 đến 15cm. Bỏ phân xuống, sau đó phủ một lớp mỏng để phân được hòa tan nhanh chóng, hạn chế thấp nhất tình trạng rửa trôi phân. 

  • Đào những lỗ nhỏ xung quanh gốc và bón phân vào. Tưới nước đầy đủ để rễ dễ dàng hút chất dinh dưỡng và vận chuyển nuôi thân. 

Nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học bón cho cây. Hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân bón hóa học. Bởi phân bón hóa học không thân thiện với môi trường và có thể gây ra một số tác dụng phụ. 

3.2. Tưới nước


Một điều quan trọng cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật trồng dừa mã mai: Nên trồng dừa vào mùa mưa, tận dụng nguồn nước, tiết kiệm được nguồn nước mà cây cũng phát triển dễ dàng. 

Nhưng nên hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng, có rãnh thoát nước kịp thời. Giai đoạn mới trồng cây nên tưới nước cho cây từ 2 đến 3 ngày một lần.

4. Cách nhận biệt dừa mã lai


Nguồn gốc của giống dừa Mã Lai chính là giống dừa xiêm đỏ sau khi được lai tạo. Giống dừa Mã Lai rất năng suất, trái vừa tầm khoảng 1,5kg, nước ngọt, thơm.

Hiện nay có 2 giống dừa Mã Lai và cách nhận biết dừa từng giống dừa Mã Lai:

Dừa Mã Lai chu: Trái nhọn/ chu phần ít, không nhiều nước nhưng nước rất ngọt, trái nhiều, 1 cây có thể cho từ 240 đến 280 trái/năm.

Dừa Mã Lai bầu: Gáo tròn, đít tròn hơn dừa Mã Lai chu, tuy nhiên giống này không tròn vo giống như xiêm đỏ, dừa ta, phần chóp Mã Lai bầu vẫn có độ chu nhẹ và chóp có màu xanh nhạt.

Tuỳ vào nhu cầu người thu mua, khí hậu ở từng vùng mà lựa chọn giống dừa Mã Lai trồng cho phù hợp.

Chắc hẳn qua bài viết trên của VNFarm bạn đã nắm được kỹ thuật trồng dừa Mã Lai. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi mang lại thực sự hữu ích với bà con. VNFarm vẫn ở đây và đồng hành cùng bà con trên con đường nông nghiệp!

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm mỗi ngày nhé!


Liên hệ