Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi cho quả quanh năm

08:37:43 08/03/2023

Bưởi bổ sung không ít giá trị dinh dưỡng cho người dùng. Thêm vào đó là giá trị về mặt kinh tế cho bà con gieo trồng. Nhưng để thật sự mang lại nguồn kinh tế ổn định, bà con cần có kỹ thuật trồng bưởi đạt tiêu chuẩn. Cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây! 

Xem nhanh


Tìm hiểu về cây bưởi

1. Tìm hiểu về cây bưởi

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus maxima, thuộc họ nhà Cam, nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Nam Á và được trồng nhiều tại Việt Nam. Nước ta chuyên cung cấp một lượng lớn quả bưởi xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

2. Kỹ thuật trồng bưởi nhanh cho quả

2.1. Chuẩn bị giống bưởi 

Để phục vụ nhu cầu của nhiều thực khách khác nhau, ngày nay có nhiều giống bưởi được lai tạo ra đời. Nên tùy theo sở thích và nhu cầu mà có thể chọn lựa những giống bưởi khác nhau để trồng. 

Khi trồng bưởi, không nên xen canh với những họ cây có múi khác, tránh dẫn đến tình trạng thụ phấn chéo. Nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng đất phèn. Trái mau ra, bảo đảm chất lượng của cây bưởi này giống như cây mẹ. Thông thường, cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao. 

2.2. Thời vụ thích hợp trồng bưởi

Cây bưởi có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm được công sức và lượng nước tưới cho cây. Nhưng thời điểm thích hợp nhất để tưới là vào tháng 5 - 6 dương lịch mỗi năm. Nếu bạn có đủ điều kiện tưới nước và dự trữ được lượng nước tưới có thể trồng vào cuối mùa mưa. 

2.3. Mật độ trồng bưởi

Khoảng cách trung bình trong kỹ thuật trồng bưởi đạt chuẩn là 4 - 5m x 5 - 6m tương đương với mật độ trung bình 35 - 50 cây/1000m2). 

2.4. Chuẩn bị mô trồng bưởi

Đất là trồng bưởi thường là đất mặt ruộng hoặc là đất bãi bồi ven sông được phơi khô. Kích thước mặt mô thường có độ cao 40 - 60cm, đường kính 80 - 100cm. Cần đắp mô trước khi trồng từ 2 đến 4 tuần. 

Đất đắp mô cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách trộn với 10kg phân hữu cơ hoại mục cùng 200g vôi. Khi trồng, cần đào lỗ ở giữa mô, bón vào đáy lỗ 200g phân DAP với liều lượng (18%N-46%P205). Sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng. 


Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi nhanh có trái

2.5. Kỹ thuật trồng bưởi

Để cây phát triển cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng bưởi. 

  • Đầu tiên dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ để làm sao cho mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt của mô. 

  • Lấp đất xung quanh bầu cây, ém nhẹ xuống. Bao nilon được bọc xung quanh bầu đất, dùng tay nhẹ nhàng kéo ra để bầu đất không vỡ ảnh hưởng đến rễ cây. Lấp đất sao cho ngang với mặt bầu và tưới nước lại. Khi đặt cây xuống, phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi.

  • Trồng xong, cắm một cái cọc bên cạnh để giữ chặt cây con. Để tránh những tác hại từ bên ngoài môi trường làm ngã đổ cây. 

Lưu ý: Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc 45 độ đề cây dễ dàng phát triển cành và tán về sau. 

Dưới đây là toàn bộ kỹ thuật trồng bưởi mà VNFarm muốn gửi đến bạn đọc, thông tin này được tổng hợp từ những kinh nghiệm thực tế tại các nhà vườn trồng bưởi mà VNFarm đã ghé thăm.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây bưởi

Để cây bưởi sinh trưởng tốt và cho quả to thì bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật trồng bưởi và cách chăm sóc bưởi. Chi tiết cách sóc bưởi như sau:

3.1. Tưới nước cho cây bưởi

Cách chăm sóc cây bưởi có thể nói khâu quan trọng nhất là tưới nước cho cây. Bởi không chỉ cây bưởi mà hầu hết những cây khác. Nếu để thiếu nước thì cây có thể chết dễ dàng. Riêng đối với bưởi, ở hai giai đoạn ra cây con và kết trái, cần được tưới nước đầy đủ. Lúc mùa nắng, nên được tưới nước thường xuyên. Vào mùa mưa, cần hạn chế tưới lại, để tránh ngập úng kéo dài có thể gây chết cây. 


Cách chăm sóc cho cây bưởi nhanh ra quả

3.2. Bón phân cho cây bưởi ở từng giai đoạn phát triển

Bón phân là một trong những cách chăm sóc cây bưởi phát triển tốt và nhanh ra trái. Ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có liều lượng phân bón đáp ứng khác nhau. Đối với bưởi, sử dụng loại phân hữu cơ kết hợp vô cơ bón cho cây. Bón lá kết hợp bón góc theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi. Cụ thể là các loại phân và liều lượng như sau: 

3.2.1. Phân hữu cơ

Xu hướng canh tác ngày nay khuyến khích sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt, bởi sản xuất trái cây sạch đang nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng từ đại đa số mọi người. Để giúp cây tăng tuổi thọ liều lượng phân hữu cơ cần bón là 15 - 30kg/năm/cây trưởng thành. 

3.2.2. Cách ủ phân hữu cơ

Lưu ý: không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất ngay lập tức mà nên thông qua quá trình ủ hoại mục trước khi bón phân. Các nguyên liệu hữu cơ có thể trộn với vôi để xử lý các mầm bệnh ẩn bên trong. Trên thị trường hiện nay, để tiết kiệm thời gian, có nhiều loại phân đã qua xử lý được bán trên thị trường. Nhà nông có thể mua tại các cơ sở uy tín. 

Ngoài ra, nếu có thể trộn thêm lân và đạm để tạo nguồn thức ăn, dinh dưỡng cho các loại vi sinh vật. Có thể ủ cùng nấm đối kháng từ 6 đến 8 tuần. Sử dụng phân bón này cho bưởi vô cùng tốt ở giai đoạn phát triển và trưởng thành. 

3.2.3. Phân vô cơ 

Thông thường sử dụng DAP rải cách xa gốc hoặc sử dụng NPK phun trực tiếp lên lá. Tác dụng của từng loại phân vô cơ như sau: 

  • Đạm N: khi bón cây bưởi sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn bình thường, đâm chồi. Thiếu đạm cây bưởi sẽ trở nên yếu ớt, còi cọc, nên đạm rất cần và phù hợp với cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng. 

  • Lân P: kích thích cây bưởi đâm chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa và kết quả. Ngoài ra lân còn giúp cây bưởi chống lại được các bệnh hại, tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài. 

  • Kali K: giúp cây bưởi được cứng, không dễ dàng ngã đổ, trái cũng không bị rụng non. 


Phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi

Xem thêm

3.3. Phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi

Phòng trừ sâu bệnh là điều không thiếu trong cách chăm sóc cây bưởi vì cây bưởi có rất nhiều sâu bệnh như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ,... 

  • Đối với sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành thì bạn có thể sử dụng sản phẩm Leven chuyên trị sâu trên cây bưởi.
  • Đối với nhện đỏ thì bạn có thể sử dụng sản phẩm Vansi chuyên trị nhện đỏ trên cây bưởi.

Đây là sản phẩm sinh học nên vô cùng an toàn, sản phẩm có hiệu quả nhanh khi sử dụng giúp tiêu diệt và phòng trừ bệnh hại trên cây bưởi.

4. Mẹo kích thích bưởi ra hoa kết quả

Việc kích thích cây bưởi ra hoa được thực hiện sau khi đã thu hoạch bưởi ở vụ trước từ 1 đến 2 tháng. Có thể bạn chưa biết, nhưng với mỗi giống bưởi khác nhau thì thời gian kích thích ra hoa lại khác nhau. Quy trình kích thích bưởi ra hoa: 

  • Hạn chế lại lượng nước tưới cho cây. Tiếp đến tiến hành khoanh vỏ hoặc đốn rễ để hạn chế được sự phát triển của cây. Khi quan sát nhận thấy hiện tượng héo hoặc trút là đạt tiêu chuẩn. 

  • Cắt hết các lá nhỏ, héo, già yếu, cành già và cành nhỏ đã mọc trong các tán cây cũng nên cắt bỏ. Để tập trung chất dinh dưỡng kích thích cây ra hoa. 

  • Khi cây trồng đã bắt vào giai đoạn ra hoa, hãy tưới nước liên tục trong vòng 2 ngày liền.

  • Khi cây bắt đầu cho ra quả, kích thước bằng bát nên bón thêm phân NPK. Mỗi cây bón khoảng 1kg phân NPK cho cây để giúp cho quả nhanh lớn và trên hết là không bị rụng. 

Nội dung phía trên là thông tin chung về kỹ thuật trồng bưởi và cách chăm sóc cây bưởi. Hy vọng qua đây bà con có thể trồng thành công và mang lại nguồn thu nhập ổn định. VNFarm luôn ở đây và mang đến những thông tin, kiến thức nông nghiệp bổ ích nhất!


Liên hệ