Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây đúng cách

08:04:24 21/02/2023

Sầu riêng còn được là vua của những loại trái cây bởi đây là cây ăn quả có giá trị kinh tế nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật trồng tương đối khắt khe. Vậy kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây như thế nào để đạt năng suất tốt thì hãy xem hết bài viết bên dưới đây của VNFarm nhé.

Xem nhanh

>>> VNFarm ngoài cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng còn cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh hại cây trồng nên cây rau, cây ăn quả, cây công nghiệp như bệnh phấn trắng trên cây cao su, bệnh phấn trắng trên cây quế, bệnh phấn trắng trên dưa hấu,...

1. Tìm hiểu về cây sầu riêng


Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có hương vị rất nồng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại trái cây khác. Cây sầu riêng là loại cây thân gỗ lớn, mọc cao từ 20-30m. Thân cây mọc thẳng và có tán lá thưa. Vỏ cây thô ráp, có màu nâu vàng. Càng lên cao thì ngọn sẽ nhỏ dần, tựa như hình một chiếc nón lá. 

Quả sầu riêng có kích thước lớn, vỏ cứng và có nhiều gai nhọn. Lá cây mọc so le nhau và có phiến lá thuôn dài. Hoa sầu riêng mọc thành từng cụm và mọc treo trên cành cây. Mỗi cụm có từ 1-15 hoa. Không giống như các loài hoa khác, hoa sầu riêng có một mùi hương rất nồng.

2. Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây

Để sầu riêng phát triển tốt, năng suất cao bà con cần tham khảo các kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây. Thông tin chi tiết sẽ có tại bài viết bên dưới đây.

2.1. Chuẩn bị đất trồng


Cây sầu riêng không thích hợp trồng ở những nơi đất cát. Trên những vùng đất thịt pha cát, đất phù sa, đất thịt và đất đỏ bazan cây sầu riêng sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt. 

Bên cạnh đó, trong quá trình trồng cây sầu riêng, bà con vẫn phải cung cấp thêm cho đất nhiều chất hữu cơ. Đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng gây thối rễ cây sầu riêng. Vườn sầu riêng nên đào mương để bổi gốc và thoát nước vào mùa mưa lớn ở miền Tây.

2.2. Chọn cây sầu riêng giống


Nếu bà con muốn trồng được những cây sầu riêng đậu quả và cho sản lượng cao thì bà con nên chọn cây giống có năng suất phẩm chất tốt. Cây giống phải là những cây ít sâu bệnh và có tỷ lệ đậu trái cái ổn định trong 5 năm.

Tùy vào từng vùng đất trồng, bà con nên lựa chọn phương thức lấy cây giống cho phù hợp. Ở những vùng đất cao, sử dụng phương pháp tháp cây để rễ cây sầu riêng ăn sâu xuống lòng đất. Ở những vùng đất thấp, bà con nên chọn những cây giống có rễ mọc cạn hơn, tránh ăn sâu dưới mực nước ngầm.

Trong kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây thì quá trình chọn giống là quan trọng nhất. Bởi nó quyết định trực tiếp đến năng suất và sự phát triển của cây.

2.3. Cách chuẩn bị góc tháp để nhân giống cây sầu riêng


Chọn những trái sầu riêng chín, không bị sượng để lấy hạt. Sử dụng nước vôi để rửa hạt sầu riêng. Sau đó đem ủ để không làm giảm khả nảy mầm của hạt. Đem hạt đã ủ để trong đất ẩm, các hạt nên đặt cách nhau 10cm. Nên sử dụng một ít cỏ khô phủ lên bề mặt đất và tưới nước mỗi ngày. Cách này sẽ giúp giữ độ ẩm trong đất và kích thích quá trình nảy mầm của hạt sầu riêng.

Khi quan sát thất hạt nảy mầm, úp hạt xuống. Lúc này, các hạt nên đặt cách nhau 30x30cm. Sau đó phủ thêm một lớp cỏ và tưới nước cho đến khi cây ra 2-3 nhánh, chỉ nên giữ lại một nhánh cây phát triển tốt nhất.

2.4. Thời vụ và mật độ trồng sầu riêng ở miền Tây


Để sầu riêng đạt năng suất và sản lượng cao, bà con nên lựa chọn thời điểm trồng thích hợp. Ở miền Tây, vào tháng 5 - tháng 7 âm lịch hoặc vào thời điểm đầu mùa mưa. Sẽ là khoảng thời gian thích hợp để trồng sầu riêng cho năng suất và sản lượng cao.

Sầu riêng là loại cây có phần tán rộng nên bà con cần phải chú ý khoảng cách trồng. Mật độ 170-200 cây/ha, các cây trồng cách nhau một khoảng 8x8m. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất, bà con có thể trồng theo mật độ 6x6m hoặc 7x7m.

2.5. Cách trồng cây sầu riêng ở miền Tây


Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây rất đơn giản và rất dễ thực hiện. 

Bước 1: Sau khi có cây sầu riêng con, bà con tiến hành đào hố. Hố trồng phải to hơn bầu cây. 

Bước 2: Rạch túi nilon quấn quanh bầu cây và đưa cây con xuống hố. 

Bước 3: Rút túi nilon và nhẹ nhàng lấp đất ở xung quanh gốc cây. 

Bước 4: Nén đất sao cho phần bầu cây nằm vừa vặn trong hố đất. 

Bước 5: Sử dụng những cây cọc cắm cố định xung quanh để hạn chế cây sầu riêng bị đổ ngã. 

Bước 6: Phủ lên một lớp rơm rạ và tưới nước giữ ẩm cho cây.

3. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ở miền Tây

Trong kỹ thuật trồng sầu riêng thì quá trình chăm sóc cây là quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến sự phát triển cũng như năng suất của một vườn sầu riêng.

Xem thêm:

3.1. Tưới nước


Sầu riêng là một loại cây trồng ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước. Do đó ở những nơi có lượng mưa trên 200mm/ năm rất thích hợp để trồng cây sầu riêng. Vào tháng 4 - tháng 5, mùa khô kéo dài bà con nên tưới nước cho cây sầu riêng thường xuyên. Đặc tính của sầu riêng là loại cây chịu hạn kém. Nếu không được cung cấp đủ nước, cây sẽ kém phát triển và không cho trái.

Khi các mầm hoa dài được 3-4cm là thời điểm thích hợp nhất để tưới nước cho cây sầu riêng. Không nên tưới quá sớm vì sẽ gây hại cho sự phát triển của hoa sầu riêng. Khi tưới sầu riêng, phải tưới xòe đều theo quy trình từ ngoài vào trong tán lá. Tưới cho đến khi nước chảy tràn khắp mặt đất là được. 

Cách 2-5 ngày, tiến hành tưới nước cho cây sầu riêng một lần. Lượng nước tưới vừa đủ, không nên tưới quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng cây sầu riêng sốc nước. Trước khi sầu riêng kết hoa được một tuần, phải giảm lượng nước tưới để đảm bảo an toàn.

3.2. Bón phân


Để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây sầu riêng, bà con nên sử dụng phân hữu cơ và hạn chế sử dụng phân hóa học. Phân hữu có sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sầu riêng, giúp cây có bộ lá xanh tốt và phát triển nhanh. Quá trình ra hoa đậu quả của sầu riêng cũng sẽ đạt tỷ lệ cao hơn.

Đào các rãnh xung quanh gốc cây sầu riêng, kích thước đường kính bằng kích thước tán cây. Sau đó tiến hành bón phân vào các rãnh. Cách này sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng trực tiếp của phân bón đến bộ rễ sầu riêng và giúp giảm hao hụt phân bón.

3.3. Tỉa cành và tạo tán


Có thể nuôi cành ngang 1,5m trở lên và tiến hành hãm ngọn khi cây cao 7-10m. Nếu trồng xen cây sầu riêng với các loại cây khác thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới 1-2m. Tạo cho cây sầu riêng dáng cân đối, mỗi tầng cách nhau 40-60cm. Cây sầu riêng nên có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.

3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại cây sầu riêng ở miền Tây

Sầu riêng là loại cây trồng bị rất nhiều côn trùng gây hại tấn công. Tùy vào từng giai đoạn phát triển, các loài côn trùng sẽ thay phiên nhau tấn công cây sầu riêng khi có điều kiện thích hợp. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện và có các biện pháp kiểm soát côn trùng gây hại cây sầu riêng.

3.4.1. Rệp sáp


Loài này gây hại trên cây sầu riêng vào giai đoạn cây có nhụy và trái non. Chúng sẽ tấn công tất cả các bộ phận trên cây sầu riêng. Đặc biệt gây hại mạng cho trái non và hoa. Ngoài ra, rệp sáp còn phá hoại rễ, làm đứt mạch dẫn, phù rễ. Tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây ra các bệnh xì mủ, thối rễ ở cây sầu riêng. 

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa nấm xanh, nấm trắng phun định kỳ cho cây sầu riêng. Đặc biệt là ở giai đoạn cây có nhụy, ra hoa và có trái non. Bà con cũng cần phải tưới nước để tiêu diệt các loại rệp đang trú ngụ dưới gốc cây. Phải giữ ẩm cho cây sầu riêng vì trong điều kiện môi trường khô nóng, rệp sáp sẽ phát triển mạnh.

3.4.2. Sâu đục trái


Sâu đục trái thường để trứng ở gần các cuống trái non, sâu non sẽ nở và tấn công vào sâu bên trong thịt trái. Sâu đục trái phá hoại sầu riêng mạnh nhất vào giai đoạn trái tạo cơm. Những trái sầu riêng bị sâu đục trái tấn công sẽ không phát triển, biến dạng, hỏng cơm, thối và rụng đi. 

Biện pháp phòng trừ: Chủ động kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm sự tấn công của sâu đục trái. Sử dụng các loại chế phẩm trừ sâu sinh học, phun ướt đẫm thân, cành, lá và quả. Phun cho cây sầu riêng liên tục 3 lần và mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Nên tiến hành phun định kỳ trong suốt thời gian nuôi trái sầu riêng.

3.4.3. Nhện đỏ


Nhện đỏ chủ yếu tấn công các lá già trên cây sầu riêng. Nhện đỏ thường tập trung dưới mặt lá và ăn hết diệp lục, tạo ra các chấm trắng li ti trên mặt lá. Lá sầu riêng bị nặng sẽ chuyển từ màu xanh sang màu xám trắng và dần rụng đi. Cây sầu riêng cũng sẽ kém phát triển vì cây quang hợp kém và thiếu dinh dưỡng.

Biện pháp phòng trừ: Cách 7-10 ngày, tiến hành phun nấm xanh, nấm trắng cho cây sầu riêng một lần. Nếu nhện đỏ xuất hiện với mật độ nhiều và gây hại mạnh, tiến hành phun liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Bà con phải phun ướt đẫm hết các cành lá, đặc biệt là ở mặt dưới của lá.

3.4.4. Sâu đục thân


Sâu đục thân thường ẩn nấp dưới vỏ của thân cây sầu riêng. Loài sâu đục thân này rất khó phát hiện, bà con chỉ biết đến khi sâu đã phá hoại nặng khiến cây sầu riêng khô héo. Ở những vị trí sâu đục thân tấn công thường xì mủ và có mùn cưa. 

Biện pháp phòng trừ: Nếu thấy trên cây sầu riêng có biểu hiện sự xuất hiện của sâu đục thân. Bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học đặc trị sâu hại và bơm trực tiếp vào bên trong đường sâu đục.

3.4.5. Rầy xanh


Các vườn trồng sầu riêng luôn bị nhiều thiệt hại do dự tấn công của rầy xanh. Rầy xanh tấn công cây sầu riêng ở tất cả các giai đoạn cây ra lá non, lá lụa và lá già. Nhưng giai đoạn gây hại mạnh nhất đó chính là lúc sầu riêng ra đọt non. Rầy xanh chích hút ở đọt non sẽ làm lá cháy xoăn mép, khô và rụng đi. 

Biện pháp phòng trừ: Kết hợp nấm ba màu với siêu đồng để phòng trừ sự tấn công của rầy xanh trên cây sầu riêng. Định kỳ 5-7 ngày, tiến hành phun ướt đẫm thân cành và các mặt lá.

3.5. Thu hoạch sầu riêng ở miền Tây


Thời điểm thu hoạch sầu riêng sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và cây giống. Khi trồng sầu riêng bằng hạt, khoảng 9-10 năm sau cây mới cho trái thu hoạch. Tuy nhiên, trái sầu riêng sẽ nhỏ và không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu sử dụng các cây giống được cấy ghép tiêu chuẩn, chỉ mất 5-6 năm sẽ có thể thu hoạch. 

4. Miền tây nên trồng giống sầu riêng nào?

Musang King là giống sầu riêng ngon nhất thế giới có giá bán cao ngất ngưỡng. Hiện nay, ngoài cơm sầu riêng Musang King đông lạnh nhập khẩu từ Malaysia, thì nhiều nhà vườn miền Tây cũng đang trồng.

Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây đã được VNFarm chia sẻ trong bài viết trên. Bà con có thể tham khảo các hướng dẫn và áp dụng với vườn sầu riêng của mình. Để quá trình trồng sầu riêng thuận lợi và cho hiệu quả kinh tế cao. 

Ngoài những thông tin trên, bà con cũng có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ.


Liên hệ