Hướng dẫn kỹ thuật trồng ớt mùa mưa

08:21:58 22/02/2023

Ớt được trồng phổ biến tại Việt Nam và là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Tuy nhiên, trồng ớt vào mùa mưa là nỗi lo cũng không ít người. Hãy để VNFarm mách bạn bí kíp kỹ thuật trồng ớt mùa mưa đơm hoa kết quả, chất lượng số 1. 

Xem nhanh

1. Tìm hiểu về cây ớt

Ớt là một loại cây được trồng rất phổ biến ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Là loại cây thuộc họ cà. Ớt là một loại gia vị được sử dụng trong hầu hết mọi món ăn. Công dụng chính của ớt là tăng vị cay trong các quá trình chế biến thực phẩm. Ngoài làm gia vị, ớt cũng được đánh giá là loại thực phẩm trang trí món ăn rất đẹp mắt. 

>>> Tham khảo thêm bệnh phấn trắng trên dưa leo

1.1. Đặc điểm của cây ớt


Lá cây ớt có hình dạng bầu dục nhỏ, mọc thành chùm. Trái ớt có rất nhiều hình dạng khác nhau, từ hình cầu đến hình nón. Bề mặt trái ớt trơn và có những gợn sóng nhẹ nhàng. Tùy vào loại ớt mà khi chín sẽ có màu khác nhau. Trái ớt chín thường có màu đỏ, màu đen vàng. Hạt ớt có dạng dẹp và cứng lại khi đã chín.

1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây ớt


Ngoài công dụng được hầu hết mọi người biết đến đó là kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Loại gia vị cay nóng này còn có công dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu giúp cải thiện tình trạng tim mạch. Đốt cháy chất béo và calo trong mỗi bữa ăn nhờ khả năng sinh nhiệt cao của chất capsaicin có trong ớt. Ngoài ra còn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, ớt giúp giảm cảm giác đầy bụng khó tiêu.

1.3. Giá trị kinh tế của cây ớt


Cây ớt có thị trường tiêu thụ khá rộng lớn và giá thành hiện nay tương đối cao. Trồng và chăm sóc cây ớt rất đơn giản, không tốn quá nhiều công sức. Nhờ vậy mà các nhà vườn tiết kiệm được một khoản khá lớn chi phí.

2. Yếu tố tác động đến sự phát triển của cây ớt

2.1. Hạt giống ớt


Để quá trình trồng và chăm sóc tiết kiệm tối đa chi phí và công sức. Cần lựa chọn hạt giống chất lượng cao. Có khả năng kháng lại các mầm bệnh là yếu tố hàng đầu trong kỹ thuật trồng ớt mùa mưa. Thêm vào đó, tùy vào nhu cầu sử dụng và sở thích mà lựa chọn giống ớt. 

2.2. Đất trồng ớt


Trong kỹ thuật trồng ớt mùa mưa thì đất trồng là một trong những yếu tố yếu định sự sinh trưởng của cây trồng các giai đoạn phát triển.

Đất có khả năng thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn nhiễm phèn. Nên ưu tiên đất thịt, đất thịt pha cát, đầu phù sa,....Độ pH có trong đất từ 5.5 đến 6.5 là đảm bảo yêu cầu để trồng ớt. Đất trồng ớt nên được luân canh các loại cây như đậu, bắp, lúa,...thời gian thấp nhất phải là 3 năm. 

Những vụ trước đó không trồng cà chua, cà tím, ớt,...những cây có họ cà. Để hạn chế thấp nhất việc đất truyền nấm bệnh cho cây ớt. Đặc biệt, để trồng ớt được trong mùa mưa, cần phải lên líp cao. Kích thước đảm bảo tiêu chuẩn: mặt líp rộng 1m, cao từ 20 đến 30cm. Mương thoát rộng 40cm. 

Nên sử dụng các loại màng phủ nông nghiệp để quá trình trồng ớt dễ dàng hơn. Quy trình như sau, làm đất sau đó bón lót, trải màn phủ (chiều ngang 1.2m).

3. Các bước chuẩn bị trồng ớt mùa mưa

3.1. Chọn giống ớt tại Việt Nam


Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt lai TN 255, Ớt Đà Lạt, Ớt ngọt, ớt hiểm, TN 256...hiện tại là những giống ớt được ưa chuộng bởi khẩu vị người Việt. Tùy theo sở thích và nhu cầu mà bạn lựa chọn ớt phù hợp. 

3.2. Thời vụ trồng ớt & mật độ trồng


  • Ớt được trồng quanh năm, nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25 đến 30 độ C. 

  • Bạn trồng có thể tham khảo 3 vụ chính trồng ớt dưới đây:

  • Thu Đông: gieo hạt vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 của năm sau. 

  • Đông Xuân: gieo hạt từ tháng 11 đến tháng 12. Thời gian thu hoạch từ tháng 2, đến tháng 6 của năm sau. 

  • Xuân Hè: Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 - 9. 

Nhưng nếu bạn đã và đang muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng ớt mùa mưa, hãy tiếp tục theo dõi và đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Vào mùa mưa, khoảng cách trồng hàng cách hàng từ 1.2 đến 1.4m. Mỗi cây cách nhau 0.7m. Mật độ trung bình vào khoảng 1.400 đến 1.500 cây/1000m2. Đặc biệt vào mùa mưa ớt rất dễ mắc bệnh từ nấm đặc biệt là bệnh phấn trắng vì vậy bà con cần đảm bảo sự thông thoáng cho cây.

Xem thêm:

3.3. Làm đất trồng ớt


Làm đất thật kỹ trước khi trồng ớt vào mùa mưa. Cày xới sâu từ 20 đến 25cm. Phơi ải trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày, độ rộng 1m. (nhưng tùy theo địa hình đất mà có thể cao hơn hoặc rộng hơn). 

3.4. Xử lý hạt giống


Để hạt giống nảy mầm nhanh hơn bình thường, cần xử lý qua hạt giống thông qua các quy trình sau. Ngâm hạt trong nước sạch từ 6 đến 8 giờ. Rửa sạch hạt để ráo, lấy khăn ấm gói hạt lại và cho vào bọc nilon để cột kín miệng lại, hạn chế thấp nhất việc thoát hơi nước. Cuối cùng, đem gói giống ủ trong nhiệt độ từ 27 đến 28 độ C. 

Sau 48 giờ ớt sẽ nảy mầm. Khi quan sát hạt nứt ra, bạn hãy đem đi gieo, đừng đợi đến lúc hạt ra rễ dài, cây mầm sẽ lên rễ yếu và khi gieo dễ bị gãy mầm. 

4. Hướng dẫn kỹ thuật trồng ớt mùa mưa


Gieo hạt đã nảy mầm vào bầu đất, bầu được làm từ lá chuối, lá dừa hoặc túi nilon. Trong bầu đất đảm bảo có những thành phần sau:

  • Đất mặt tơi xốp: 60%

  • Phân chuồng đã ủ hoại mục: 29%.

  • Tro trấu: 10%. 

  • Phân lân: từ 0.5 đến 1%. 

  • Vôi: từ 0.2 đến 0.3%.

Trộn đều các thành phần này lên, chú ý loại bỏ hết rác và cỏ dại. 

Vì đây là mùa mưa, nên bầu đất khi có tro, trấu mụn dừa đã cung cấp đủ độ ẩm cho hạt. Bạn không nên tưới nước vào thêm, như vậy sẽ làm úng hạt và chết. Không thể lên cây con. 

Sau 25 đến 35 ngày gieo hạt, thì cây sẽ phát triển tốt. Không bị nhiễm có loại sâu bệnh, bạn có thể đem ra trồng trên luống. Vì đây là mùa mưa, luống phải cao, đảm bảo có rãnh để thoát nước tốt. Tránh chọn những vùng đất thấp, nước đọng lại, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cực kỳ thấp. 

Dưới đây là toàn bộ kỹ thuật trồng ớt mùa mưa được do VNFarm đúc kết từ những vụ mùa thực tế.

5. Cách chăm sóc cây ớt trồng vào mùa mưa

5.1. Tưới nước


Vì trồng vào mùa mưa, đảm bảo nước thoát tốt nhất có thể. Không đọng lại làm úng và thối rễ cây. Cây sẽ chết ngay sau đó. Vào thời điểm cây ra hoa, kết trái thì cần lượng nước nhiều để tránh tình trạng rụng hoa và quả. Tuy nhiên, nếu lượng mưa lớn, thì không cần tưới nước. 

5.2. Tỉa nhánh và làm giàn


  • Tỉa nhánh: tỉa bỏ hết đi những cành, lá bị héo, nằm gần dưới gốc của cây ớt. Việc này nhằm mục đích cây được thông thoáng và hạn chế được thấp nhất được việc sâu bệnh ảnh hưởng đến cây. Trồng ớt vào mùa mưa, được xem là thời điểm lý tưởng để dịch bệnh lây lan. Nên những biện pháp này là cần thiết để thực hiện. 

  • Mùa mưa, xuất hiện gió lớn rất dễ để đổ ngã, nên người trồng nên cắm những cây có độ dài khoảng 1m cạnh cây ớt. Cây này có nhiệm vụ chống đỡ, gió mạnh, ớt cũng không bị ngã. Hơn nữa, vào những lúc cây ra quả, khiến trọng lực bị dồn về cành, cây trụ cũng có tác dụng giữ vững cây ớt.

5.3. Bón phân


Lượng phân bón dưới đây được dùng cho 500m2 bao gồm: 

  • Phân chuồng: 500 đến 1000kg. 

  • Phân lân: 25kg. 

  • Vôi: 50kg. 

  • Ca(NO3)2: 6kg. 

  • NPK: 27-29kg. 

  • Kali: 10kg. 

  • Ure: 10kg. 

Bón hai cách như sau: 

  • Bón lót: Hình thức bón này là trước khi trồng: 50kg vôi kèm theo 500 đến 1000kg phân chuồng hoại mục. 25kg supe lân, 1.5kg kali, 1kg Calcium nitrat, 5 - 7kg phân NPK (16-16-8). Để hạn chế sâu bệnh tấn công, giảm hao hụt thấp nhất phân bón và lượng nước nên sử dụng màng phủ nông nghiệp. 

  • Bón thúc: tùy theo vụ mùa mà phân thường được chia làm 4 lần bón. Cụ thể như sau: 

  • Từ 20 đến 25 ngày sau khi trồng: 2kg Urê + 1,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.

  • Khi ớt bắt đầu xuất hiện trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.

  • Bắt đầu hái trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.

  • Khi trái ra trĩu và thu hoạch: 2kg Urê + 2kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.

4.3. Phòng trừ sâu bệnh khi thực hiện kỹ thuật trồng ớt mùa mưa

Mùa mưa ớt hay mắc các bệnh do nấm gây ra như bệnh sương mai, bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận trên cây, trên thân sẽ xuất hiện những đốm bệnh màu nâu xám, thân nhiễm bệnh sẽ bị héo. Trên lá cây ớt sẽ xuấy hiện những đốm màu xanh xám, không có hình sạng cụ thể, sau dần sẽ chuyển sang màu nâu nhạt. Triệu chứng bệnh sương mai ở trái là xuất hiện những vết có màu xanh đạm, nhũng ướt, sau đó chuyển màu nâu đen, lan toàn bộ trái, làm trái ớt bị thối mềm, nhăn nheo, rụng sớm. Bệnh sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái. 


Venri thuốc đặc trị bệnh sương mai trên ớt và các bệnh do nấm gây ra. Đặc biệt, VNFarm vừa cho ra mắt sản phẩm Venri với dung tích 100ml với giá 105,000. Sản phẩm sẽ có hiệu quả rõ ràng sau từ 2 đến 3 ngày sử dụng.

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

 

Bệnh phấn trắng cũng là một trong những loại bệnh trên ớt hay thấy nhiều vào mùa mưa, dấu hiệu ban đầu là trên lá xuất hiện một lớp bột mịn màu trắng xám sau đó lan ra toàn bộ cây. Bệnh nặng sẽ làm cây bị suy yếu, rụng lá và chết, bệnh phấn trắng trên ớt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và kinh tế của bà con nông dân.


Để tiêu diệt và xử lý bệnh triệt để thì chế phẩm Venri là sự lựa chọn phù hợp dành riêng cho bạn. Đặc biệt tháng 7 VNFarm có rất nhiều chương trình dùng thử Venri cho bà con với dung tích nhỏ, để biết thêm về chương trình khuyến mãi và tư vấn sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202

Thán thư là bệnh hay thường thấy trên ớt, bệnh do nấm Colletotrichum  lagenarium gây ra chủ yếu gây hại cho lá và trái. Bệnh xuất hiện trên các lá già, đốm bệnh ban đầu sẽ là những điểm tròn màu vàng nhạt, sau đó sẽ trở thành màu nâu, với các đường vòng tròn đồng tâm, trên vết bệnh có những thể nhỏ li ti màu đen, bên trong có nhiều vòng đồng tâm, nếu bệnh thán thư trở nặng các vết bệnh sẽ liên kết với nhau tạo thành những vết lõm to. Bệnh nặng sẽ làm trái hư thối đồng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả. Bệnh gây hại khi mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.


Để xử lý bệnh triệt để thì Venri chế phẩm đặc trị bệnh do nấm gây ra là sự lựa chọn hoàn hảo cho bà con nông dân. 

Dưới đây là một số bệnh hay thường gặp khi thực hiện kỹ thuật trồng ớt mùa mưa, thường xuyên quan sát vườn và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời trước khi bệnh trở nặng nhé!

6. Thu hoạch ớt


Khi trái ớt bắt đầu chuyển màu từ xanh sang đỏ là có thể thu hoạch. Để kích thích ra hoa và năng suất cây tăng lên trong những vụ mùa sau. Ngắt cả cuống trái và cẩn thận tránh làm gãy nhánh cây. 

Đối với ớt có vị cay nhiều thường thu hoạch sau 35 đến 40 ngày trổ hoa. Còn ở các lứa nở rộ, thường thu hoạch ớt được mỗi ngày, bình thường thì cách từ 1 đến 2 ngày có thể thu hoạch một lần. Nếu kỹ thuật trồng ớt mùa mưa tốt, có thể thu hoạch từ 25 đến 30 tấn trên một ha đất. 

Theo như trồng ớt đúng kỹ thuật, thì ớt không nên trồng vào mùa mưa. Bởi đây là môi trường thích hợp và lý tưởng để những loại côn trùng sinh trưởng và lây lan. Nên hạn chế trồng vào mùa nay. Nhưng VNFarm tin rằng, với kỹ thuật trồng ớt mùa mưa nêu trên, bà con sẽ có cho mình vụ mùa bội thu. 


Liên hệ