Nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh trên cây ớt

08:05:49 22/02/2023

Trong quá trình trồng ớt, xuất hiện không ít những loại dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất quả. Trong đó, bệnh héo xanh trên cây ớt có lẽ phổ biến nhất. Vậy làm cách nào để xử lý khi gặp phải và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Bệnh héo xanh là gì?


Bệnh héo xanh hay còn gọi là bệnh héo tươi, héo rũ là tình trạng cây bị héo đột ngột và chết khi lá còn xanh. Bệnh này thường thấy ở cây họ cà, họ bí bầu. Bệnh này rất khó điều trị và có khả năng lây lan cao nên cần có biện pháp phòng trừ bệnh.

2. Dấu hiệu bệnh héo xanh trên ớt


Những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi cây ớt của bạn mắc bệnh héo xanh. Ngọn non héo hơi nhẹ vào ban ngày nhưng đêm đến thì hồi phục như bình thường. Nhưng hiện tượng hồi phục đó chỉ kéo dài từ 2 đến 3 ngày đầu. 

Sau đó, không còn khả năng phục hồi, cây héo xuống rồi làm chết cả cây. Thậm chí, nặng hơn một số cây bạn sẽ quan sát được những mụn và gai nhỏ xuất hiện.

3. Tác nhân gây bệnh héo xanh trên cây ớt


Xem thêm:

Tác nhân chính gây nên bệnh héo xanh trên cây ớt là do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith. Môi trường lý tưởng đến vi khuẩn phát triển mạnh nhất là từ 30 đến 35 độ C. Nguồn bệnh tồn tại sâu bên trong đất. 

Vi khuẩn xâm nhập vào cây chủ yếu qua các vết thương của cây. Hoặc lây lan từ những cây bệnh trước đó hoặc dụng cụ lao động của bạn. 

Tác hại bệnh héo xanh trên ớt

Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra nên rất khó để điều trị. Nếu bị nhẹ, cây có thể hồi phục. Nếu nặng, cây sẽ héo và chết.

Cây ớt sẽ chết theo từng đám và lan rộng nếu không phát hiện và có biện pháp phòng trừ đúng cách.

Bệnh héo xanh trên cây ớt có thể xảy ra trong mọi giai đoạn phát triển của cây ớt. Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý thì cây có thể chết đồng loạt. Làm giảm sản lượng ớt ở mùa vụ đó.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh

4.1. Xử lý bằng biện pháp sinh học

  • Cần có biện pháp xử lý kịp thời để bệnh không lan lan, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất của ớt. Khi thấy cây có dấu hiệu bị bệnh, cần nhổ bỏ đem đi tiêu hủy cây ngay, hoặc chôn dưới đất và rải vôi vào. Tiếp đến sử dụng kết hợp Nano Cu và Venri. Thực hiện song song việc sát khuẩn vừa chặn nấm khuẩn lây lan. Cứ phun 5-7 ngày/lần. Bà con phun liên tục 3 lần đến khi hết bệnh héo xanh thì thôi.

  • Điều cần lưu ý, không nên trồng ớt liên tục nhiều vụ trên cùng một mảnh đất. 

  • Nên luân canh các cây trồng nước sau từ 1 đến 2 vụ. Sau 2 năm mới trồng lại cây. Bệnh héo xanh sẽ được giảm đáng kể nếu áp dụng biện pháp này. 

  • Trước khi trồng ớt hoặc cây vụ mùa này, cần thu dọn sạch sẽ những tàn dư cây trồng, cỏ dại và cây bệnh đi tiêu hủy sạch sẽ, cắt đứt mầm bệnh. 

  • Bón vôi khử trùng đất trước khi trồng, bón từ 80 đến 90kg đối với 1000m2. 

  • Lên luống trồng ớt theo mui rùa, như vậy khả năng thoát nước sẽ cực kỳ tốt. 

  • Đất trồng để tăng hàm lượng dinh dưỡng, nên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ hoại mục ủ với nấm đối kháng Trichoderma. 

  • Nên lưu ý, không nên bón chỉ duy nhất phân đạm và cần bón cân đối.

  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, như vậy mới phát hiện và giải quyết bệnh kịp thời.

4.2. Xử lý bằng biện pháp hoá học


Phun các loại thuốc hoá học có chứa các hoạt chất như Kasugamycin, Copper hydroxide,... khi thấy cây có dấu hiệu bệnh héo xanh.

Cảnh báo! Thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và còn gây bệnh cho con người như mất trí nhớ, ung thư, nhức đầu,... 

Bệnh héo xanh trên cây ớt không quá khó để xử lý. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nặng nề hơn, làm giảm sút năng suất của quả đáng kể. Hy vọng thông qua nội dung bài viết được chia sẻ phía trên, bà con đã phần nào nắm được cách xử lý bệnh héo xanh. VNFarm luôn ở đây và mang đến những kiến thức nông nghiệp bổ ích nhất cho khách hàng. 


Liên hệ