Hướng dẫn kỹ thuật trồng na Thái Lan cho năng suất cao

08:49:25 10/05/2023

Na Thái Lan là một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ thái Lan. Mặc dù là loại cây có nguồn gốc ngoại nhập nhưng kỹ thuật trồng na Thái Lan ở Việt Nam không khó. Những năm gần đây, loại quả này được rất nhiều bà con ưa chuộng. Do sự tương thích về thổ nhưỡng và khí hậu mà na Thái Lan trồng ở Việt Nam cũng có thể cho năng suất cao. Cùng với VNFarm tìm hiểu cách trồng na Thái Lan qua bài viết dưới đây nhé.

Xem nhanh

1. Giới thiệu cây na Thái Lan


Na Thái Lan là loại cây thân gỗ có chiều cao khoảng 3,5 - 5m. Cây có khả năng chịu rét và chịu hạn rất tốt do có nguồn gốc nhiệt đới. So với giống na thường, na Thái Lan có lá và quả to hơn, số lượng hạt trong quả na cũng ít hơn. Khi ăn na Thái Lan sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của thịt quả rất hấp dẫn. Cây na Thái Lan dần trở thành loại cây chủ lực, do cây na Thái Lan cho năng suất đều qua các năm. 

cách trồng na Thái Lan cũng khá đơn giản, nên hiện tại na Thái Lan đang được trồng rất phổ biến tại Việt Nam.

2. Các bước chuẩn bị để trồng na Thái Lan 

2.1. Chuẩn bị đất trồng na Thái Lan


Những vùng đất cát sỏi, đất thịt và đất chua đều có thể thực hiện kỹ thuật trồng na Thái Lan. Tuy nhiên, muốn na Thái Lan cho năng suất cao nhất thì nên trồng na Thái Lan trên những vùng đất giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Độ pH trung bình của loại đất này nằm trong khoảng 5,5-6,5 là được.

2.2. Tiêu chuẩn chọn giống na Thái Lan


Đối với cách trồng na Thái Lan bằng phương pháp gieo hạt: Chọn những quả na Thái Lan to, mọc ở ngoài tán. 

Đối với cách trồng cây na Thái Lan bằng phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành: Chọn những cành ghép và mắt ghép khỏe mạnh. Sử dụng phương pháp này cây sẽ cho ra quả nhanh hơn và đều quả hơn.

2.3. Thời vụ và mật độ thích hợp trồng na Thái Lan


Thời vụ: Do điều kiện thời tiết khác nhau nên thời vụ trồng na Thái Lan ở miền Nam và miền Bắc sẽ khác nhau. Miền Bắc có thể trồng na Thái Lan vào 2 mùa trong năm: Mùa xuân (tháng 2 và tháng 3), mùa thu (tháng 8 và tháng 9). Ở miền Nam, cây na Thái Lan thường được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 và tháng 5)

Mật độ trồng: Kỹ thuật trồng na Thái Lan lan tốt nhất đó chính là phải đảm bảo mật độ trồng của cây. Cây na Thái Lan lúc trưởng thành có tán lá rộng khoảng 4-5m. Do đó, có thể trồng na Thái Lan với mật độ dày khoảng cách 2x3m hoặc 3x3m.

2.4. Cách nhân giống cây na Thái Lan

2.4.1. Nhân giống bằng hạt


Do hạt na khá cứng nên trước khi gieo hạt nên đập nhẹ cho hạt nứt vỏ. Hoặc có thể xát hạt trong túi cát để vỏ mỏng giúp hạt nhanh nảy mầm hơn. Có thể xử lý hạt bằng cách sử dụng nước nóng để ngâm hoặc sử dụng axit sunfuric. Hạt giống na Thái Lan sẽ nảy mầm sau 2 tuần. Nếu áp dụng cách trồng này, cây sẽ cho trái sau 2-3 năm chăm sóc.

2.4.2. Nhân giống vô tính (ghép cành)


Có thể ghép na Thái Lan tốt trên 2 loại gốc ghép là gốc cây na Thái Lan và gôc cây bình bát. Có thể sử dụng phương pháp ghép áp, ghép mặt hay ghép cành. Quá trình ghép cây na Thái Lan hoàn toàn giống như các phương pháp ghép cây khác. Kỹ thuật trồng na Thái Lan bằng cách ghép cành sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

2.5. Kỹ thuật trồng na Thái Lan đúng chuẩn


Quy trình kỹ thuật  trồng na Thái Lan không có nhiều khác biệt so với cách trồng na thường. Đối với bầu na gieo từ hạt khi đã đủ lớn, bạn có thể thực hiện các bước trồng như sau:

Rạch vỏ nilon của cây na trồng bằng hạt, sau đó đặt cây vào giữa hố đã được đào sẵn.

San đất xuống hố và nén đất nhẹ nhàng quanh gốc cây. Nên đảm bảo đất ở gốc cây cao hơn một chút so với mặt đất xung quanh.

Sau khi trồng, tưới đầy đủ nước cho cây và đặc biệt chú ý bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại.

Đối với cây na Thái Lan giống ghép cành, bạn cũng có thể trồng theo cách tương tự. Tuy nhiên, trong quá trình ghép cành, cần chú ý kỹ thuật và để đảm bảo quá trình ghép thì nên chọn cây chủ và cây ghép tốt nhất.

Sau khi trồng cây na Thái Lan, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây và chú ý bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại bằng cách thực hiện các biện pháp phòng trừ và quản lý bệnh tốt.

Lưu ý rằng việc trồng cây na Thái Lan cần tuân thủ các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ và đất phù hợp để đảm bảo cây phát triển tốt.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc na Thái Lan sau khi trồng

3.1. Ánh sáng và nhiệt độ phù hợp với cây na Thái Lan


Cây na Thái Lan có yêu cầu về ánh sáng và độ ẩm nhất định. Đối với ánh sáng, cây na Thái Lan thích ứng tốt với ánh sáng mặt trời trực tiếp và ưa sáng hoàn toàn. Vì vậy, nên trồng cây na Thái Lan ở vị trí có ánh sáng mạnh, không bị che phủ quá nhiều.

Đối với độ ẩm, na Thái Lan ưa độ ẩm trung bình. Điều này có nghĩa là cây không thích ứng tốt với môi trường quá ẩm ướt hoặc quá khô hanh. Để duy trì độ ẩm phù hợp cho cây, hãy tưới nước đều đặn nhưng tránh làm cây bị ngập úng.

Về nhiệt độ, cây na Thái Lan chịu được biên độ nhiệt lớn và có khả năng chịu rét tốt. Trong mùa đông, cây sẽ rụng lá và nghỉ ngơi, không sinh trưởng. Khi mùa xuân đến, cây sẽ mọc lá mới. Do đó, na Thái Lan rất phù hợp để trồng ở Miền Bắc Việt Nam.

3.2. Tưới nước cho cây na Thái Lan


Cây na Thái Lan mới trồng cần phải đảm bảo độ ẩm để cây phát triển cành xanh tốt. Tưới nước định kỳ 2-3 ngày một lần khi cây được 3 tháng tuổi. Vào mùa khô cần tăng lượng nước tưới cho cây để cây, mùa mưa cần thoát nước để cây không bị úng nước và thối rễ. Để những cây na Thái Lan không cạnh tranh nguồn dinh dưỡng nên thường xuyên làm cỏ dại.

3.3. Bón phân cho na Thái Lan


Xem thêm:

Lượng phân bón cho cây trong từng thời điểm sinh trưởng khác nhau sẽ khác nhau. Nên bón phân chuồng cho cây na Thái Lan trước mùa mưa và sau khi thu trái. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng giúp cây phát triển và phục hồi sức khỏe sau mỗi lần thu hoạch. Mỗi cây na Thái Lan nên bón 20-30kg phân chuồng. 

Ngoài phân chuồng ra, bà con nên sử dụng thêm phân khoáng để bón thêm. Bón 0,5 kg phân NPK 16 -16 – 8 cho cây trong năm đầu tiên. Những năm sau đó chỉ cần tăng lượng phân bón lên thêm 0,5kg.

3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây na Thái Lan

3.4.1. Biểu hiện


Khi thực hiện kỹ thuật trồng na Thái Lan cần phải chú ý phòng trừ rệp sáp. Đây là loại côn trùng xuất hiện rất phổ biến trong các vườn trồng na. Rệp bám dưới mặt lá khi na chưa có trái, khi có trái rệp bám trái và hút nhựa. Loại rệp này tấn công trái từ khi còn non cho đến khi chín. Rệp bám quá nhiều trên trái na sẽ làm quả mất vị ngọt và nhạt đi. Ngoài ra còn làm mất mỹ quan, quả khó bán ra thị trường.

3.4.2. Cách phòng trị


Khi phát hiện rệp sáp tấn công na Thái Lan, bà con nên sử dụng thuốc đặc trị để phun xịt cây na. Xịt vào cả lá và trái khi trái còn non. Không được xịt thuốc trị rệp sáp khi trái sắp chín để tránh gây ngộ độc. Có thể xịt vào cuối vụ khi cây na không còn trái. Ưu tiên dùng chế phẩm sinh học Vansi để không gây hại cho môi trường.

3.5. Thu hoạch cho cây na


Khi quả na chín, sẽ xuất hiện màu trắng ở kẽ ranh giới giữa 2 mắt. Các kẽ sẽ dày lên và đỉnh múi thấp xuống. Đó là những dấu hiệu quả na mở mắt. Khi thu hoạch nên sử dụng kéo để cắt na, không nên dùng tay vì lặt hái sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Khi thu hoạch nên lót lá để na không bị cọ xát làm xấu trái. Sau khi thu hoạch nên vận chuyển na Thái Lan  đến nơi tiêu thụ ngay.

Có thể thấy na Thái Lan rất dễ trồng và chăm sóc. Cây na Thái Lan lại rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Mong rằng những thông tin về kỹ thuật trồng na Thái LanVNFarm chia sẻ có thể giúp bà con trồng được vườn na Thái Lan cho năng suất cao. Cung cấp được cho thị trường Việt Nam giống na thơm ngon và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng

Cập nhật những thông tin hay, hữu ích về cách trồng và chăm sóc cây ăn quả bằng cách theo dõi các bài viết mới nhất rên VNFarm.


Liên hệ