Kỹ thuật trồng cây vải cho vụ mùa năng suất

07:49:25 13/03/2023

Vải thiều, loại quả được trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Chủ yếu là tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Để cây vải đạt năng suất, hiệu quả cho một vụ mùa cần đảm bảo được kỹ thuật trồng cây vải. Bà con hãy cùng VNFarm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

>>> Tham khảo về bệnh phấn trắng trên cây trồng đặt biệt là bệnh phấn trắng sầu riêng.

1. Cây vải là cây gì?


Vải hay còn được gọi là lệ chi, có tên khoa học Litchi chinensis, thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Đây là cây ăn quả thân gỗ lâu năm phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam vải được trồng nhiều ở Bắc Giang, Hải Dương.

Để cây phát triển tốt và nhanh ra quả cần đáp ứng những kỹ thuật trồng cây vải, chi tiết cách trồng sẽ được bật mí ở bài viết bên dưới!

2. Điều kiện tự nhiên cần đáp ứng


Để có kỹ thuật trồng cây vải thành công cần hiểu về đặc tính cũng như điều kiện tự nhiên mà cây cần đáp ứng. Đây là loại cây lâu năm, có khả năng thích ứng nhanh. Được trồng phổ biến ở các tỉnh Bình Dương, Bắc Giang,...Cây vải có khả năng chịu được hạn, bộ rễ mạnh mẽ nhưng lại không chịu được úng, vì vậy cần nắm được liều lượng tưới tiêu nước cho hợp lý. 

Cây vải thường không kén đất trồng, nhưng đất tốt thì năng suất cho quả cao, và chất lượng. Đối với những loại đất phèn, đất chua, đất đồi, xấu có thể cải thiện bằng cách bón nhiều phân hữu cơ. Thời tiết thích hợp nhất để trồng vải phải khô, mát lạnh và nắng lúc giai đoạn ra nụ, nở hoa. 

3. Chọn giống vải


Tại thị trường Việt Nam hiện nay, cung ứng nhiều giống vải khác nhau. Điển hình một số giống nổi tiếng mà bạn có thể lựa chọn như sau: 

  • Vải chua: nghe qua tên có vẻ lạ, nhưng đây là giống vải đã tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng vải không đều, hạt to, vị lại chua. Hiện nay không được trồng phổ biến lắm. 

  • Vải nhỡ: đây là loại vải lai. Cho ra quả chất lượng tốt hơn vải chua. Hiện nay vải nhỡ được trồng rải rác ở vùng đồi núi Trung Du.  

  • Vải Phú Hộ: Tốc độ chín nhanh hơn vải thiều 5 ngày, cho quả to nặng từ 20 đến 25g. Tỷ lệ cùi trên 70% quả. Khi quả chín có màu đỏ sẫm, vị ngọt đậm và có hình trái tim. Đặc biệt, cùi của vải bốc không bị dính tay, phù hợp để làm đồ hộp. Đặc tính của loại quả này là chịu hạn tốt và phù hợp với đất chua. Tuy nhiên, để cây ra hoa cần nhiệt độ lạnh, vậy nên trồng vào tháng 11, 12 là hợp lý.

  • Vải thiều Thanh Hòa: đây là loại vải được nhân giống cách đây 100 năm tại Hải Dương. Giống này mang lại năng suất và chất lượng cực kỳ cao. Nên hiện nay, đây là giống vải được phát triển mạnh ở vùng đồng bằng và Trung du Bắc Bộ. Thịt của giống này hơi nhão và có mùi thơm, bóc vỏ dễ vỡ nước. Cây đạt độ tuổi 10 trở lên, ra hoa sẽ đều và đạt năng suất hơn. Nhưng nếu nhà nông chọn trồng trên đất đồi vùng Trung du, nên chăm bón tốt, có thể bón thêm phân lân hoặc phân hữu cơ để đạt năng suất cao hơn.

  • Vải Xuân Đỉnh: nhìn chung về đặc điểm tương tự giống vải Thanh Hà, quả có phần to hơn, màu đỏ thăm và chất lượng cao hơn. 

Vì vậy, tùy vào thổ nhưỡng và khí hậu cũng như sở thích mà bà con chọn giống vải trồng cho phù hợp. 

4. Quy trình kỹ thuật trồng cây vải

4.1. Chọn đất trồng


Đây là loại cây không kén đất trồng. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng cây vải cần đáp ứng một số yêu cầu quan trọng như sau: phải thoát nước, tầng đất dày. Nhưng khi trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, lúc đưa lên đồi phải giữ được độ ẩm và giữ cho cây không bị lay gốc, đảm bảo tỷ lệ sống của vải sau khi trồng cao. 

Loại đất thích hợp để trồng cây vải là đất xấu, đất đồi, đất chua,.... từ Thanh Hoá, Nghệ An trở ra đều có thể trồng vải được, đất càng tốt thì năng suất vải càng cao.

4.2. Thời vụ và mật độ trồng


  • Cây vải thích hợp trồng trong vụ Xuân rơi vào tháng 3 hoặc 4. Và vụ Thu trồng từ tháng 8 đến 9. 

  • Đối với đất đồi mật độ trồng cây vải là 400 cây/ha, khoảng cách trồng cây cách cây là 6m x 4m. Vì là đất đồi nên phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.

  • Hố trồng vào: Chọn đất bằng, thấp, đào hố rộng từ 70 đến 80cm. Chiều sâu 70cm. Riêng đất đồi, hố rộng 70 - 80cm, sâu 80 - 100cm, lớp đất mặt để qua một bên. 

  • Bón phân lót: Trước khi trồng vải 1 tháng, trộn từ 20 đến 30kg phân chuồng, 0.7kg phân lân, phân xanh lấp kín miệng hố lại, sau đó lấp đất cho bằng miệng hố. 

  • Trồng vải: Đến lúc trồng, xới lên một lỗ ở giữa hố, sâu khoảng 15 đến 20cm. Đặt cây xuống, rồi lấp kín bầu đất lại, lấy tay ấn chặt xuống. Đặc biệt chú ý, không dùng chân giẫm lên miệng hố. Lúc trồng xong đóng cọc, buộc dây lại, để tránh gió hoặc trời mưa làm ngã đổ cây. 

Dưới đây là tất tần tật kỹ thuật trồng cây vải được VNFarm tổng hợp, thông tin này đều là những kiến thức thực tế mà bà con chia sẻ trồng quá trình cây vải.

5. Cách chăm sóc cây vải


  • Sau khi trồng vải cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây được nhanh bén rễ. 

  • Liều lượng bón phân cho từng giai đoạn cần được đáp ứng: Ba năm đầu tiên, nên dùng phân pha loãng để tưới cho cây. Từ năm thứ 4 trở đi, hàng năm cần bón cho mỗi cây 40 đến 50kg phân chuồng, kèm 1.5kg đạm ure, 2kg lân, 0.7kg kali, và chia làm 3 đợt để bón. 

  • Vào giai đoạn tháng 10 - 11, cần bón 100% phân chuồng, 40% lượng đạm, 40% lân.

  • Đợt 2 tháng 12 - 1: bón thúc khi cây bắt đầu ra hoa, bón 40% đạm, 30% lân, 40% kali. 

  • Đợt 3: giai đoạn tháng 3 - 4, bón hết số phân cần bón trong một năm. 

Xem thêm:

6. Phòng trừ sâu bệnh trên cây vải


Sâu bệnh cây vải là điều không thể tránh khỏi trong kỹ thuật trồng cây vải, một số loại bệnh hay thường gặp trên cây vải đó là nhện đỏ, bệnh mốc sương, sâu đục đầu quả, bọ xít nâu.

Nhện đỏ, bọ xít nấu trên cây vải thì có thể điều trị, phòng ngừa bằng sản phẩm Vansi.

Sâu đục đầu quả là bệnh thường thấy ở vải, điều trị phòng ngừa bằng sản phẩm Leven đặc trị sâu bệnh trên cây trồng ăn trái.

Bệnh mốc sương cây vải thì có thể sử dụng sản phẩm Venri.

Đây là sản phẩm do VNFarm sản xuất trực tiếp, sản phẩm này có hiệu quả nhanh có tác dụng phòng trừ bệnh, an toàn lành tính với con người và không gây ô nhiễm môi trường. Để nhận tư vấn kỹ hơn về sản phẩm có thể liên hệ trực tiếp với VNFarm qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202 để nhận tư vấn miễn phí.

7. Cây vải trồng bao lâu thì có trái?


Cây vải trồng từ 3 đến 4 năm thì thu hoạch vụ quả đầu tiên. Tùy vào từng giống cây thời gian có thể chênh lệch nhau, nhưng không quá xa. Nên thu hoạch vải khi đã đạt độ chín sinh lý để quả vải ngon hơn và bảo quản lâu hơn.

8. Trồng vải thiều bao lâu thu hoạch?


Thu hoạch vải thiều thì nên chọn ngày nắng, tránh mưa. Chỉ thu hoạch khi vải thiều chín đều ( khoảng sau 102 đến 109 ngày sau khi vải nở hoa).

9. Cách chăm sóc cây vải sau thu hoạch?

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây vải sau thu hoạch để vụ sau ra trĩu quả:

Bước 1: Tỉa cành, tạo tán cho cây vải sau thu hoạch


Sau khi thu hoạch thì cành lá cây vải thường lởm chởm, lúc này bà con nên dùng kéo để cắt tỉa tành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm ( là cành không thể cho ra quả).

Phụ thuộc vào mật độ cây mà bà con có thể hạ thấp các cành ở trên ngọn xuống, để tiện quá trình chăm sóc, phòng trừ bệnh và thu hoạch quả.

Tiến hành thực hiện bước tỉa cành, tạo tán ngay sau khi thu hoạch. Tạo tán theo hình mâm xôi, hình chiếc bánh dầy đều được.

Lưu ý: Sau khi tỉa cành cần phải đảm bảo sự thông thoáng giữ các cành để hạn chế sự phát triển sâu bệnh hại.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh vườn


Cùng với việc tỉa cành, tạo tán thì bà con phải đảm bảo được độ thoáng giữa các cành để hạn chế tối đa sự phát triển của sâu bệnh hại.

Bước 3: Tiến hành bón phân cho cây vải


Sau khi ra trái thì cây đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao, vì vậy cách chăm sóc phải sau khi thu hoạch là phải bón phân bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Điều này nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Quy trình bón phân đúng chuẩn là trước khi bón bà con nên tạo rãnh xung quanh cây vải khoảng từ 20 đến 30 m, sâu khoảng 15cm. Sau đó rải phân vào rãnh và lấp đất lại.

Nên chọn các loại phân có hàm lượng NPK cao hơn đạm, lân, kali. Hàm lượng phân đạm bón cho cây bằng 50% tổng lượng đạm bón trong quá trình chăm sóc cây vải thiểu. Tương tự thì kali khoảng 13% và lượng phân lân khoảng 20%.

Lượng phân bón sẽ thay đổi theo độ tuổi của cây vải, bên cạnh sử dụng phân hoá học thì bà con có thể sự phân chuồng được xử lý bằng chế phẩm sinh học.

Kỹ thuật trồng cây vải đã phần nào được phổ quát qua thông tin phía trên bài viết. Hy vọng qua đây, bạn đọc đã phần nào nắm được kỹ thuật và cách trồng để áp dụng thành công vào vụ mùa của mình. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết!


Liên hệ