Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ mang lại giá trị kinh tế cao

07:36:59 04/04/2023

Cây sưa đỏ là cây gì? Công dụng của cây sưa đỏ? Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ có khó không? Tất cả sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây. Đón xem ngay nhé!

Xem nhanh

Cây sưa đỏ là loại cây quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, lên đến hơn chục triệu đồng/kg. Thường được dùng phổ biến để làm hương liệu, dược liệu và làm nội thất cao cấp. Ví dụ như đóng thành bàn, ghế, tủ.... Và để có thể gia tăng nguồn thu nhập cho gia đình thì bà con có thể trồng cây sưa đỏ trên chính khu vườn của mình. 

Những kỹ thuật trồng cây sưa đỏ hiệu quả và đúng chuẩn khoa học sẽ được VNFarm giới thiệu ngay trong bài viết này.

1. Cây sưa đỏ là cây gì?


Cây sưa đỏ là cây gì?

Cây sưa đỏ hay còn gọi là cây huỳnh đàn, có tên khoa học Dalbergia tonkinensis, thuộc họ Fabaceae. Đây là cây thân gỗ lâu năm quý hiếm và thường được dùng làm đồ gỗ nội thất.

Đây là loại cây quý hiếm và cần được bảo tồn, cây thân gỗ với chiều cao trung bình từ 6 - 12m. Lá cây hình dạng lông chim, 1 cành sẽ có từ 10 - 15 lá mọc so le nhau và có màu xanh lục. Hoa có màu vàng nhạt và mọc thành chùm, thời điểm ra hoa là vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Gỗ sưa có màu đỏ đậm và có mùi thơm như trầm, các vân bốn mặt chữ và khi tiếp xúc với ánh sáng có sắc óng ánh bảy màu.

2. Cách nhận biết gỗ sưa đỏ


Cách nhận biết gỗ sưa đỏ thật hay giả

  • Vân gỗ và chất gỗ

Có màu nâu đỏ hoặc đỏ bã trầu, tom gỗ mịn, nhỏ và kho càng lâu năm càng mịn. Những vân gỗ nổi từng lớp và xoăn tít lại và có những thớ, đường vân khác nhau.

  • Mùi hương

Mùi hương của gỗ sưa đỏ có mùi đặc trưng. Các bạn có thể cạo sạch lớp bụi bẩn bên ngoài rồi sẽ cảm nhận có hương thơm mát ngọt thoang thoảng không bị sốc, khó ngửi như những loại gỗ khác.

Ngay này, có rất nhiều người tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây sưa đỏ. Vậy cách trồng cây sưa đỏ có khó không? Tiếp tục theo dõi bài viết bên dưới để biết chính xác nhé!

3. Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ không phải ai cũng biết

Cách trồng cây sưa đỏ không dễ và cần phải áp dụng những kỹ thuật nghiêm ngặt và đúng chuẩn khoa học.

3.1. Tiêu chuẩn chọn cây


Tiêu chuẩn chọn cây giống

Xem thêm:

Cây được ươm trong vườn từ 6 - 8 tháng và có chiều cao khoảng nửa mét. Dáng cây thẳng, cành lá cân đối và không có dấu hiệu sâu bệnh. Đường kính rễ từ 4 - 5m và kích thước bầu ươm là 8.5 x 13.5 cm.

Thời vụ trồng cây sưa đỏ được chia làm 2 vụ chính là 

  • Vụ xuân: Tháng 2 đến tháng 4.

  • Vụ thu: Tháng 7 đến tháng 9.

Nếu cây có số lượng ít và điều kiện môi trường thuận lợi thì bà còn có thể trồng quanh năm.

3.2. Khoảng cách trồng cây sưa đỏ và chuẩn bị đất


Khoảng cách thích hợp trồng cây sưa đỏ

Mật độ 3 x 3m và khoảng cách trồng cây sưa đỏ là 1.100 cây/ha. Cây sưa có thể trộn hỗn hợp với các loại cây bản địa khác như: Trám, lim xẹt, chò đen… tùy điều kiện.

Cây sưa đỏ phù hợp với đất ẩm, sâu nên trước khi trồng cây bà con nên đào hố với kích thước 45x45x45 cm. Nên đào hố trước khi trồng khoảng 1 tuần đến nửa tháng để đất được thông thoáng và giảm độ pH. Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bà con nên trộn phân vi sinh, phân chuồng hoai mục để bổ sung thêm cho cây.

3.3. Cách trồng cây sưa đỏ


Cách trồng cây sưa đỏ

Bóc lớp vỏ nilon và đặt cây vào giữa hố đã được bón phân, vun đất đầu xung quanh cây và trên mặt bầu, nén chặt bầu cây. Giữ cho cây đứng thẳng mà tránh làm bầu bị vỡ.

Đây là tất tần tật thông tin về kỹ thuật trồng cây sưa đỏ mà bà con có thể tham khảo và thực hiện theo.

4. Cách chăm sóc cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ cần được chăm sóc kỹ càng và đặc biệt là vào 3 năm đầu tiên. 3 năm đầu cực kỳ quan trọng và cần được chú ý đến nếu như bà con muốn cây đem lại hiệu quả kinh tế cao:


Cách chăm sóc cây sưa đỏ

4.1. Bón phân

Bón phân định kỳ từ 2 - 3 lần/ năm, bón phân NPK với liều lượng 5:10:3 tương ứng với 0.2 kg cho từng cây. Những năm tiếp theo thì có thể tăng dần lượng phân bón. Bón phân là một trong những kỹ thuật trồng cây sưa đỏ giúp cây phát triển tốt.

4.2. Tưới nước

Là loại cây ưa ẩm nên sưa đỏ cần phải được tưới nước thường xuyên từ 2 - 3 lần/ tuần. Vào những ngày trời nắng nóng khắc nghiệt thì bà con nên bổ sung nước kịp thời cho cây để tránh cây bị héo úa, thiếu sức sống.

4.3. Tỉa cành

Trong 2 năm đầu tiên cây sưa có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Vì thế sẽ có những cành nhánh và ngọn bị cong. Bà con cần phải tỉa bớt cành, nhánh để thân phát triển mạnh mẽ và tốt hơn. Ngoài ra bà con có thể dùng cọc cắm làm giá đỡ cho phần ngọn không bị cong và giúp cây đứng thẳng.

4.4. Phòng sâu bệnh hại


Phòng trừ bệnh hại trên cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ ít bị sâu bọ tấn công vì mùi hương đặc trưng đã xua đuổi sâu bệnh hoặc do sâu bọ không thích ăn lá sưa… Tuy nhiên vẫn cần những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…

Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm thuốc phòng trừ sâu bệnh trên cây sưa đỏ của VNFarm ở phía bên dưới bài viết.

5. Những công dụng của cây sưa đỏ


Công dụng cây sưa đỏ bạn đã biết chưa

5.1. Trang trí nhà cửa hợp phong thủy

Cây sưa đỏ trong phong thủy được coi là biểu tượng của Phật giáo đem lại sự an nhiên và may mắn giúp cân bằng linh khí đất trời. Chính vì vậy cây sưa đỏ hay được dùng làm tạc tượng Phật Di Lặc hoặc ông thần tài để giúp thu hút tài vượng và may mắn cho gia chủ.

5.2. Hỗ trợ chữa bệnh

Gỗ sưa lâu năm có nhiều công dụng chữa bệnh vì có chứa các chất như: pterostilbene, pterocarpin, narin, satalin, angiotensin, Isoliquiritigenin, prunetin, formononetin, p-hydroxy hydratropic acid, pterofuran, pterocarpum…Các hoạt chất này có tác dụng chữa bệnh phong, làm lành vết thương, giảm đau cho phụ nữ đau bụng kinh, chữa bệnh xương khớp và điều tiết lượng máu của người tiểu đường.

5.3. Giá trị tâm linh

Gỗ sưa có tính rắn, bách độc không thể xâm nhập nên dùng để kết tràng hạt tránh tà mà và bệnh tật. Vậy nên gỗ sưa mang nhiều ý nghĩa tâm linh.

5.4. Đồ mỹ nghệ

Gỗ sưa có đặc điểm là sử dụng càng lâu thì càng đẹp, dù có ngâm trong nước hay sử dụng trong thời gian dài vẫn không bị mục. Thời phong kiến ngày xưa loại gỗ này thường được dùng cho vua chúa vì có vẻ đẹp quyền quý, sang trọng.

Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ sẽ giúp cho bà con có được những cây gỗ quý mang đến giá trị kinh tế cao. VNFarm đã chắt lọc và tìm kiếm những thông tin bổ ích nhất đến cho bà con và mong rằng những thông tin này hữu ích, đem lại nhiều giá trị.

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm nhé.


Liên hệ