Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm bằng hạt siêu đơn giản

08:31:38 03/04/2023

Sương sâm có tính mát thường được dùng để giải nhiệt, nhuận gan rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy ngày càng nhiều người sử dụng sương sâm. Nếu bạn muốn biết cách trồng cây sương sâm để có thể tự tay thu hoạch và chế biến thành những món ngon cho gia đình thì đừng bỏ qua bài viết này của VNFarm nhé!

Xem nhanh

1. Cây sương sâm là gì?


Cây sương sâm là gì?

Dây sương sâm hay còn được gọi là dây xanh leo, dây xanh ba nhị, sâm sâm, lá mối,... có tên khoa học là Tiliacora triandra. Sương sâm có nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc nhiều ở các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam.  

Sương sâm có 2 loại là sương sâm trơn (sương sâm bóng) và sương sâm lông. Sương sâm lông sẽ có nhiều lông tơ nhỏ còn sương sâm trơn có lá nhẵn và không lông tơ. 

Hoa sương sâm nhỏ, mọc thành từng chùm. Trái và hạt tròn to bằng hạt ngọc trai khi chính có màu đỏ, tím hoặc vàng. 

Rễ thường cắm sâu vào trong đất, có sức sống rất mạnh mẽ. 

2. Công dụng của sương sâm mà bạn chưa biết?


Cộng dụng của cây sương sâm

Xem thêm:

Cây sương sâm có tính hàn, vị thanh mát, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ như vitamin A, beta-carotene, phốtpho, polyphenol, flavonoid, ancaloit, canxi, sắt… Bởi vậy mà sương sâm được rất nhiều người ưa thích.

Một số công dụng nổi bật của cây sương sâm như sau:

Tác dụng mát gan, giải độc gan, thanh nhiệt giúp cảm thấy sảng khoái vào những ngày oi nắng.

Giúp hạ sốt hiệu quả, để giảm nhiệt độ cơ thể thì có thể sử dụng lá sương sâm. Tuy nhiên, đối với trường hợp sốt quá cao sử dụng lá sương sâm không hiệu quả thì hãy đến gặp bác sĩ.

Ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào ung thư.

Với những công dụng hữu ích từ lá sương sâm. Vì vậy, bạn còn chần chờ gì mà không bắt tay vào thực hiện cách trồng cây sương sâm ngay tại nhà nhé!

3. Các bước chuẩn bị để trồng cây sương sâm

Trước khi thực hiện cách trồng sương sâm cần chuẩn bị gì? Xem bài viết bên dưới để biết chính xác nhé!


Trước khi tiến hành trồng cây sương sâm cần chuẩn bị gì

3.1. Đất trồng 

Cây sương sâm có thể trồng được trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao và được che mát khoảng 20 - 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu được úng nên ở những vùng đất thấp phải lên ụ hoặc liếp cao để thoát nước. Tốt nhất là trồng sương sâm trên đất có nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng, có cây chống đỡ và làm luống cho cây. 

3.2. Chọn giống 

Tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn có thể chọn giống sương sâm trơn hoặc sương sâm lông. Nên cho những hạt giống khỏe mạnh được bán tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và tỷ lệ nảy mầm cao. 

3.3. Thời vụ trồng 

Có thể thực hiện cách trồng cây sương sâm quanh năm, tuy nhiên thời gian tốt nhất để trồng là khoảng tháng 5 - 6 âm lịch. 

4. Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm tại nhà

Chi tiết các bước tiến hành trồng cây sương sâm tại nhà như sau:

4.1. Ủ hạt giống 


Cách ủ hạt giống để tiến hành trồng cây sương sâm

Trước khi đem trồng bạn nên ngâm hạt giống theo tỉ lệ 4 sôi/6 lạnh trước 1 đêm. Dùng khăn nhỏ và dày để gói các hạt giống lại, làm ướt sau đó buộc lại đem đi treo chỗ có nắng vừa phơi cho đến khi nào hạt giống nứt ra, khoảng 7 - 10 ngày. 

4.2. Tiến hành gieo hạt 


Cách trồng sương sâm bằng hạt

Sau đây là một số cách trồng cây sương sâm từ hạt phổ biến thường được nhiều nhà vườn áp dụng nhất: 

4.2.1. Gieo hạt giống trực tiếp xuống đất 

Xới đất cho tơi xốp sau đó dùng tay tạo một lỗ sâu khoảng 2 - 3cm. Gieo hạt xuống lỗ với đầu rễ hướng xuống đất. Khoảng cách giữa các cây là 50cm, hàng cách hàng là 50cm. Tiếp đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. 

Tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm cho hạt nảy mầm. Có thể phủ thêm rơm, trấu hun hoặc mụn dừa để đất có thể thoáng mát, tăng tỷ lệ nảy mầm cho cây. 

4.2.2. Gieo hạt giống vào chậu nhựa (túi bầu ươm cây)  

Bạn có thể làm giá thể bằng trấu hun, mụn dừa,...Tiến hành cho giá thể vào trong các chậu nhựa đã chuẩn bị, đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ thêm một lớp giá thể. Tưới nước để giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. 

4.2.3. Gieo hạt giống vào viên nén xơ dừa 

Để nhanh chóng và có tỷ lệ nảy mầm cao hơn, bạn có thể sử dụng viên nén xơ dừa ngâm trong nước khoảng 2 phút rồi gieo hạt, gieo 1 - 2 hạt vào mỗi viên. Lưu ý cần giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh chóng. 

Khi cây đã lên được 3 - 4 lá thật, thân khá cứng cáp thì đem trồng ra đất đã chuẩn bị. Phải che nắng bằng lưới nếu thời tiết quá nắng nóng để cây không bị mất nước sau khi trồng.  

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây sương sâm

Thực hiện tốt cách trồng cây sương sâm thì quá trình chăm sóc cây sương sâm sẽ đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. Để cây phát triển tốt bạn cần áp dụng tốt các bước chăm sóc như sau:


Cách chăm sóc cây sương mai 

5.1. Tưới nước cho cây

Khi mới áp dụng cách trồng lá sương sâm bạn cần tưới nước 2 ngày một lần vào lúc sáng và chiều để cung cấp đầy đủ nước cho cây có khả năng sống cao hơn và sinh trưởng phát triển cứng cáp. Khi cây đã sinh trưởng tốt thì chỉ cần tưới 1 ngày 1 lần là đủ. 

5.2. Bón phân cho cây sương sâm

Cây sẽ bắt đầu sinh trưởng sau khi trồng được 10 - 15 ngày. Giai đoạn này cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân hữu cơ như phân bò, trùn quế, phân gà, phân bánh dầu,... Hoặc các phân bón lá hữu cơ như VD1 Bolas, đạm cá,... cứ 12 -15 ngày bón 1 lần.   

Sau khi trồng được 40 - 45 ngày, lúc này cây đã bắt đầu bò lên giàn thì bạn có thể bổ sung hàm lượng phân NPK 15 - 15 - 15 hay 20 - 20 -15 để cây phát triển tốt. 

Pha 4 muỗng phân với 1 lít nước và tưới đều cho gốc. Bón định kỳ 12 - 15 ngày/lần. Sau mỗi lần tưới phải tưới lại bằng nước sạch và cách thời gian thu hoạch khoảng 2 tuần nhằm đảm bảo an toàn.

5.3. Phòng trừ sâu bệnh hại sương sâm 


Phòng trừ sâu bệnh trên cây sương mai

Một số bệnh hại thường thấy khi thực hiện cách trồng cây sương sâm đó chính là bệnh thối rễ vàng lá, bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai,... còn đối sâu bệnh điển hình như là sâu xanh, sâu khoang, rầy hại,.. 

Cách phòng trị bệnh cho cây sương sâm

  • Bệnh vàng lá thối rễ, phấn trắng, đốm lá thì có thể sử dụng Trium để phòng trừ và tiêu diệt bệnh.
  • Bệnh sương mai thì ưu tiên sử dụng Venri để phòng trừ bệnh.
  • Đối với sâu bệnh thì sử dụng thuốc trừ sâu Leven để phòng trừ bệnh.
  • Rầy rệp thì sử dụng Vansi để tiêu diệt và phòng trừ bệnh.

Đây là sản phẩm sinh học an toàn, lành tính không gây ô nhiễm môi trường nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó, VNFarm còn hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

5.4. Làm giàn 

Khi sương sâm phát triển được 5 - 6 lá thật thì là thời gian thích hợp để bạn làm giàn leo cho cây. Bạn có thể sử dụng cọc, que cắm làm giàn hoặc lưới để tạo giàn leo cho cây. Nếu trồng cạnh hàng rào thì tận dụng hàng rào để cây trồng leo cũng rất thuận tiện.

6. Thu hoạch cây sương sâm


Cách thu hoạch lá sương sâm

Sau khi áp dụng cách trồng cây sương sâm này bạn có thể thu hoạch lần đầu tiên sau 3 - 4 tháng trồng. Đối với sương sâm thì lá càng xanh đậm càng tốt, khi vò sẽ cho sương sâm ngon hơn. 

Hi vọng với những kiến thức bổ ích mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể biết được cách trồng cây sương sâm đơn giản tại nhà. Ghé VNFarm nếu bạn cần biết thêm những thông tin liên quan đến nông nghiệp nhé!


Liên hệ