Cách trồng cây chè xanh tại nhà cực hiệu quả

09:48:21 03/04/2023

Ngày nay, việc sử dụng chè gần như đã trở thành một truyền thống đối với người Việt Nam. Thức uống này không thể thiếu trong những dịp đặc biệt và cả những ngày thường. Nhưng bạn đã biết cách trồng cây chè xanh như thế nào chưa? Hãy để VNFarm bật mí ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Đặc điểm của cây chè xanh


Đặc điểm nhận dạng cây chè xanh

1.1. Thân và cành của cây chè

  • Thân chè: có thân chính to và rất chắc chắn. Đến giai đoạn phát triển thì thân sẽ hình thành nhiều cành phân cấp khác nhau. Nhưng theo thông thường, thân cây chè có 3 dạng: thân bán gỗ, thân gỗ và thân bụi. 

  • Cành chè: được hình thành từ những mầm dinh dưỡng của thân và chia thành 3 cấp: 1, 2 và 3. 

  • Về khung và tán của chè: bộ phần này được quyết định bởi thân và cành. Nếu thân và cành của cây tốt thì khung tán sẽ có chất lượng cao.  

1.2. Mầm cây chè

Cây chè được chia làm 2 mầm chính: 

  • Mầm sinh thực nằm tại nách lá. 

  • Mầm dinh dưỡng bao gồm: mầm cố định (mầm ngủ, mầm đỉnh và mầm nách) và mầm bất định sẽ tạo ra cành. 

1.3. Lá chè


Lá chè xanh để chế biến thành nhiều loại chè

Lá chè là bộ phận chính trên cây và được sử dụng để chế biến ra nhiều loại trà có hương vị thơm ngon nổi tiếng ngày nay. Lá chè thì được mọc ra từ đốt, thường nhất là mọc cách

Lá chè sẽ mọc ra từ đốt trà, thường mọc cách, màu xanh lục đậm dần từ trên xuống. Trên lá có nhiều gân, rìa lá có dạng răng cưa. Lá chè xanh thường có chiều dài trung bình rơi vào khoảng 3 - 5cm, rộng 2 - 6cm. Kích thước lá nói trên có thể thay đổi tùy vào giống, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc của người trồng,....

Chè xanh sẽ bao gồm nhiều loại lá khác nhau, cụ thể:

  • Lá mẹ: đây là loại lá quan trọng trên cây chè và có cái tên khá đặc biệt. Bởi chúng sẽ có nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng những chồi mới trên cây chè. 

  • Lá vẩy ốc. Lá này có màu nâu, vẩy nhỏ và rất cứng. 

  • Lá cá: loại lá này phát triển không đầy đủ như những loại lá khác. 

  • Lá thật: lá này phát triển hoàn thiện trên cành chè. 

  • Tôm chè: đây là phần lá non chưa xòe ra hết, xung quanh tôm chè thường được bao bọc bởi nhiều lá non. 

Bên cạnh lá thân cành thì vẫn còn những bộ phận khác trên cây chè như búp chè, rễ chè, hoa và quả,...Bạn đã phần nào hiểu về những đặc điểm vốn có trên cây chè. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng cây chè xanh ngay trong phần nội dung tiếp theo nhé!

2. Hướng dẫn cách trồng cây chè xanh đúng kỹ thuật 

Để thực hiện cách trồng chè xanh cần thông qua các bước cụ thể như sau:

2.1. Chọn đất thích hợp để trồng trà xanh


Đất phù hợp để trồng trà xanh là loại đất nào?

Xem thêm:

Đất trồng chè nên ưu tiên đất có tầng canh tác nằm ở mức 80cm trở lên. Có kết cấu đất tơi xốp, mạch nước ngầm dưới bề mặt thì không có 100cm. Độ pH dao động trong khoảng từ 4 đến 6 độ. Độ dốc bình quân dưới 25 độ là hợp lý. 

2.2. Chọn giống trồng trà xanh


Giống trồng trà xanh

Giống là yếu tố quan trọng nhất trong cách trồng cây chè xanh tại vườn, bởi nó quyết định trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Lưu ý chọn những giống chè có khả năng sống và thích nghi tốt với điều kiện môi trường tại khu vực trồng. Cây chè giống phải thực sự có khả năng phát triển tốt, không có sâu bệnh và có khả năng kháng lại sâu bệnh. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người trồng trước đây, nên chọn những cây chè được nhân vô tính theo cách giâm cành trong túi bầu. 

2.3. Làm hố trồng chè xanh

Các công đoạn cày xới cho tơi đất và vùi phân xanh đều cần phải chuẩn trước khi trồng cây. Đối với cách trồng cây trà xanh cũng không ngoại lệ. Bà con trồng chè nên làm công đoạn này 1 tháng trước khi đặt cây giống xuống trồng. Như vậy đất mới tốt và mang năng suất hiệu quả cho cây trồng. 

Hiện nay, có 2 cách trồng chè cơ bản mà bạn có thể áp dụng là cày rạch và bổ hố. Độ sâu cần đảm bảo của hố và rạch ở khoảng 20 đến 25cm. Tùy theo số lượng cây trồng mà khoảng cách giữa các hàng các cây cũng cần được tính toán một cách hợp lý. 

2.4. Bón lót cho đất 

Khi thực hiện cách trồng cây chè xanh là không nên trồng cây ngay sau khi vừa bổ rãnh hoặc đào đất. Đất lúc đào xong cần bón thêm 1 lớp phân hữu cơ với mục đích nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn đầu khi rễ hấp thụ, rễ bên chưa phát triển. Liều lượng như sau: bón 20 đến 30 tấn/ha. 100 đến 150kg P2O5/ha. Chú ý là phân và đất phải trộn đều lên. 

2.5. Thời vụ thích hợp để thực hiện cách trồng cây chè xanh


Thời điểm thích hợp để trồng chè xanh

2.5.1. Tại miền Bắc 

  • Thời vụ giâm cành: thời gian từ tháng 1 cho đến tháng 2 và tháng 7 đến hết tháng 8.

  • Thời vụ trồng bầu: tháng 1 cho đến tháng 3. Từ tháng 8 đến tháng 9

2.5.2. Tại miền Nam

  • Giâm cành: tháng 2 đến tháng 3. Từ tháng 5 đến hết tháng 7.

  • Trồng bầu: chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 6 đến tháng 7.

2.6. Mật độ trồng chè xanh

Đây là điểm mấu chốt quyết định sự sinh trưởng của chè về sau. Mật độ nên được tính toán một cách kỹ lưỡng và thận trọng trước khi thực hiện cách trồng chè xanh.

Những nơi có địa hình dốc dưới 15 độ thì cây sẽ cách nhau khoảng 0.4 đến 0.5m. Các hàng sẽ cách nhau từ 1.4 đến 1.5m. Còn đất trồng chè có địa hình dốc trên 15 độ thì các cây nên để ở khoảng cách từ 0.3 đến 0.4m. Các hàng sẽ được trồng cách nhau từ 1.2 đến 1.3m.

2.7. Cách trồng cây chè xanh tại vườn


Hướng dẫn cách trồng cây chè xanh tại vườn

  • Đấu tiên, cần cắt bỏ đi túi bầu trước khi cho xuống hố hoặc rãnh đã chuẩn bị trước. Có như vậy rễ mới có thể tự do phát triển được. 

  • Tiếp đến đặt bầu cây chè xanh nhẹ nhàng, lấp đất lại và nén đều xung quanh. Sau đó cho thêm một lớp đất tơi xốp lên trên vết cắt hom từ 1 đến 2cm.

  • Cần lưu ý nên canh đặt cây sao cho cùng 1 hướng xuôi theo chiều gió chính. 

  • Hoàn tất xong các bước thì tủ rác lên phía trên, hoặc phủ rơm lên hai bên hàng chè. Hốc trồng có độ dày từ 8 đến 10cm. Chiều rộng từ 20 đến 30cm. 

  • Tuy nhiên, cần nhớ những loại cỏ phủ lên chè là những loại hoàn toàn không có khả năng tái sinh lại. 

Cách trồng cây chè xanh không quá khó chỉ cần bạn nắm tốt kỹ thuật thì quá trình trồng cây sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây trà xanh


Cách chăm sóc cho cây chè xanh

Sau cách trồng chè xanh thì quá trình chăm sóc sẽ quyết định năng suất của chè, cần đảm bảo những yếu tố dưới đây: 

  • Tưới nước cho cây chè xanh: Chè cần được tưới nước thường xuyên. Nhất là mùa khô và các thời điểm đặc biệt. Điển hình như lúc cây ra hoa hoặc trái sắp chín. 

  • Phòng và diệt trừ cỏ dại: Cần định kỳ dọn sạch cỏ ở khu vực trồng để tránh hút chất dinh dưỡng từ cây. Trước mỗi vụ trồng cần làm sạch cỏ, xới sạch diện tích đất và xới gốc từ 2 đến 3 lần/năm. 

  • Phòng trừ sâu bệnh: có thể kể đến 2 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hiện nay cho cây chè là canh tác (diệt côn trùng, cỏ và mầm bệnh). Các biện pháp sinh học (trồng cây bên trong bóng mát, tránh vàng hoặc khô lá). 

3.1. Cắt tỉa và tạo hình cho chè

Vấn đề cắt tỉa và tạo hình cho chè được ưu tiên. Bởi hành động này có thể giúp cây phát triển tốt và hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

Vào lần 1: là lúc cây chè đạt 2 năm tuổi

  • Đốn đi thân chính: Khoảng cách mặt đất từ 12 đến 15cm. 

  • Đốn cành: Cành cách mặt đất từ 30 đến 35 cm.

Vào lần 2: là lúc chè đạt thời điểm 3 năm tuổi. 

  • Đốn đi thân chính: thân cách mặt đất từ 30 đến 35 cm.

  • Đốn cành: cành cách mặt đất từ 40 đến 45 cm.

3.2. Bón phân cho trà xanh 

Liều lượng và thời gian bón cần hợp lý để mang đến khả năng sinh trưởng mạnh mẽ cho cây. Điển hình: 

Hàng năm bón thúc cho chè bằng phân bón NPK tỷ lệ 3:1:1. Lượng phân bón cần đạt khoảng 35N/1 tấn chè. Kèm 75kg MgSO/1ha đất trồng chè. Cứ 1 năm thì bón 4 lần.

Trong quá trình bón cần lật toàn bộ phần diện tích đất lên. Sau đó, giữa 2 hàng chè có thể đào rạch sâu từ 20 đến 25cm. Chiều rộng từ 25 đến 30cm. Đối với phần lá trà xanh và cành chè khi đốn có thể tận dụng để ép xanh kết hợp cùng phân hữu cơ khác bón lại cho cây với mức 30 đến 35 tấn/ha.

3.3. Thu hoạch chè xanh 


Thời gian thu hoạch trà xanh

Để thu hoạch được những búp chè xanh không ảnh hưởng bởi sâu bệnh nên ưu tiên thu hoạch vào buổi sáng. Vì như vậy sẽ giữ được nguyên vẹn vị chè. Sau khi thu hoạch xong thì bỏ đi những lá già, để những chồi non được sinh trưởng tốt hơn. Những lần thu hoạch sau đạt năng suất tốt hơn. 

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết cách trồng cây chè xanh rồi phải không nao? Hy vọng bà con đã nắm rõ những yếu tố cơ bản nhất để cây chè phát triển tốt qua từng giai đoạn. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu bà con gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến cây trồng.


Liên hệ