Kỹ thuật ghép sầu riêng đúng chuẩn đạt chất lượng cao

08:01:01 15/02/2023

Kỹ thuật ghép sầu riêng là phương pháp được nhiều nhà vườn áp dụng để có thể duy trì được các giống cây chất lượng, năng suất cao. Cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết về phương pháp này ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Chuẩn bị dụng cụ ghép sầu riêng


Trước khi tiến hành kỹ thuật ghép sầu riêng, chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây để quá trình được ghép được diễn ra thuận lợi và chính xác hơn. 

  • Dao ghép cành chuyên dụng.

  • Băng keo ghép cành.

  • Chuẩn bị mắt ghép: chuẩn bị mầm ngủ đã hóa nâu và nơi có vết lá đã rụng. 

2. Kỹ thuật ghép sầu riêng 

Hiện tại có nhiều cách nhân giống sầu riêng nhưng kỹ thuật ghép sầu riêng là phổ biến nhất tại Việt Nam.

2.1. Chuẩn bị giống sầu riêng


Xem thêm:

Hiện nay, có rất nhiều giống sầu riêng cho bà con lựa chọn như sầu riêng Cái Mơn, Ri6, Thái, ruột đỏ,... Sau khi đã chọn được giống muốn trồng cần phải chọn cây có gốc ghép (thường chọn cây con khoảng 5 tuần tuổi) sinh trưởng tốt và nhựa cây chảy tự do. 

Nên chọn những gốc ghép khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh. Vì nếu chọn nhầm gốc ghép bị hỏng thì kỹ thuật ghép sầu riêng sẽ kém và không cho kết quả tốt. 

2.2. Yếu tố tương thích


Đây là điều kiện quan trọng trong phương pháp ghép cây. Bà con cần lưu ý xem gốc ghép và cành ghép có tương thích với nhau hay không. Chúng ta cần trải qua quá trình thử nghiệm. 

2.3. Cách ghép sầu riêng


Kỹ thuật ghép mắt là giai đoạn quan trọng nhất yêu cầu người làm nông cần phải thực hiện cẩn trọng và tỉ mỉ từng bước để đảm bảo mắt ghép có thể sống và phát triển được. 

  • Tại vị gốc ghép phía trên phần phình cách mặt đất khoảng 15 - 20cm, dùng dao ghép chuyên dụng rạch một vạch trên vỏ cây 2 đường song song và 1 đường nằm ngang hình chữ U (cao khoảng 3.2 cm và rộng 1.2cm). Sau đó, dùng mũi dao tách phần vỏ ra khỏi lõi nhưng vẫn còn dính ở phần trên. 

  • Tiếp theo, bà con rạch 1 đường để chia phần vỏ làm 2 phần có kích thước theo tỉ lệ 7:3. Tiếp tục dùng dao khoét 1 lỗ và không để bị cấn dập. 

  • Trên cành có mắt ghép sầu riêng đã chọn, bà con dùng mũi dao rạch thành 2 đường song song, ở 2 bên mầm ngủ, dài khoảng 3cm và rộng 1cm (có mầm ngủ ở giữa).

  • Cắt ngang 2 đầu rồi dùng mũi dao tách lấy mắt ghép. Bước này bà con cần lưu ý là không được làm mắt tháp bị bể da và không nên sờ vào mặt trong của mắt tháo sẽ làm bẩn mắt tháp và khi ghép mắt sẽ không dính. 

  • Sau khi đã tách lấy mắt ghép, chúng ta đặt vào chỗ chữ U đã mở trên gốc tháp và phải để cùng chiều. Đậy vỏ lại sao cho mắt tháp nhú ra khỏi lỗ. Lấy một đoạn lá dừa dài khoảng 5cm và rộng 2cm có khoét 1 lỗ ở giữa để đậy kín miệng tháp. 

  • Cuối cùng, dùng dây cao su hoặc nilon có kích thước từ 7 - 10 mm quấn chặt chỗ đã ghép lại thành mái ngói để cho nước không lọt vào bên trong. Sau khoảng 10 ngày bà con cần mở dây ra kiểm tra nếu mắt ghép xanh thì mắt đã sống. Sau 10 - 15 ngày thì mở hẳn dây buộc ra khỏi mắt ghép. Nên cắt bỏ ngọn của gốc ghép để giúp mắt ghép phát triển. Thời gian ghép cho đến khi đem đi trồng là khoảng 4 - 6 tháng tuổi. 

2.4. Chăm sóc sau ghép


Sau khi áp dụng kỹ thuật ghép sầu riêng, bà con cần phải chăm sóc cây trồng đặc biệt. Cần để tránh gió và tốt nhất là tránh ánh nắng trực tiếp, có thể đậy bằng túi giấy. 

Đối với các cây mới ghép cần được tưới nước cẩn thận, vì tưới quá ít hoặc quá nhiều sẽ không tốt cho cây trồng. Tuyệt đối không tưới nước lên phía trên vết ghép, vì nấm trong nước sẽ làm chết vết ghép. 

Có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây và nên thực hiện một cách cẩn thận.

3. Một số điều lưu ý trong kỹ thuật ghép sầu riêng


Không nên thực hiện kỹ thuật ghép sầu riêng vào mùa khô, thời điểm thích hợp nhất để cắt ghép là vào đầu mùa mưa, tầm tháng 6 - 9 dương lịch. Lúc này nhiệt độ và độ ẩm rất thích hợp để mắt ghép sống tốt. 

Nên theo dõi và quan sát cây ghép thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và phòng ngừa sâu bệnh tấn công. 

Với những thông tin về kỹ thuật ghép sầu riêng được chia sẻ trong bài viết này. Hi vọng có thể giúp cho bà con ghép được cây sầu riêng được sinh trưởng và phát triển tốt. Truy cập VNFarm để tìm hiểu thêm về những kiến thức nông nghiệp bổ ích.


Liên hệ