Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng

07:20:41 15/02/2023

Trong giai đoạn đầu phát triển, cần có chế độ và kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con. Tuy nhiên, một số nhà vườn chưa đảm bảo được kỹ thuật và quy trình đúng dẫn đến cây bị chết khi còn nhỏ. Bài viết dưới đây, VNFarm mách bà con cách trồng sầu riêng con trưởng mạnh mẽ. 

Xem nhanh

1. Điều kiện ngoại cảnh khi trồng sầu riêng


Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con nói riêng, cách chăm cây sầu riêng nói chung thì yếu tố ngoại cảnh tác động một phần lớn đến sự phát triển và sinh trưởng của cây sầu riêng trong giai đoạn đầu. Điển hình như:

  • Khí hậu: Cây sầu riêng ưa nóng ẩm thích hợp được trồng tại Việt Nam, nhiệt độ phù hợp với cây sầu riêng từ (24 đến 30 độ C). Nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến sầu riêng con ngừng sinh trưởng và phát triển. Nếu tại vùng đất có khí hậu khô hạn kéo dài trong năm, phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Tuy nhiên, cần tránh tưới ứ đọng nước ảnh hưởng đến sự phát triển của sầu riêng con. Đơn giản hơn, có thể hiểu, mùa khô cần giữ ẩm, mùa mưa thì phải khô ráo. 

  • Đất: Những loại đất phù sa, bazan, dễ thoát nước rất thích hợp để trồng cây sầu riêng con. Bên cạnh đó, độ pH có trong đất đạt từ 4.5 đến 6.5 nhưng tốt nhất nên điều chỉnh về khoảng 5.5 đến 6.5 góp phần hạn chế tối đa nhất sự phát triển của các loại nấm gây bệnh thối rễ. 

2. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con

Xem thêm:

Thời gian đầu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng vô cùng nhạy cảm. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con cần được chú ý. Vì cây dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại, thời tiết. Nên cần được nhà nông quan sát và chăm sóc thật kỹ. 

Nếu quá trình này không được quan tâm, dẫn đến hệ luỵ cho cả mùa vụ. Vì vậy, cách trồng sầu riêng con cần đảm bảo hai yếu tố chính sau đây: 

  • Khi xé bọc nilon từ bầu đất, cần cẩn thận, không để vỡ bầu đất. Sau đó đặt nhẹ xuống hố, lấp đất vừa qua mặt bầu, ém đất xung quanh gốc nhưng không quá sát gốc. 

  • Sử dụng cọc cắm dọc theo thân của sầu riêng con, cột dây giữ cho thân thẳng đứng. Hạn chế gió làm lung lay gốc cây. 

2.1. Tỉa cành và tạo dáng cho sầu riêng con


Để sầu riêng có bộ tán khoẻ mạnh thì quá trình cắt tỉa, tạo tán trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con cũng rất quan trọng. Một số quy tắc cần đảm bảo là:

Ngay từ giai đoạn đầu phát triển, nên định hình khung cho cây sầu riêng con và cắt tỉa đi những cành mọc không đúng vị trí. Tuy nhiên, chỉ nên cắt vừa đủ để bảo đảm cho cây sầu riêng đủ mạnh phát triển tiếp tục. 

Sau khi đã phá vỡ bầu ươm và chuyển cây vào trong vườn. Nhà nông nên lưu ý tạo dáng cho cây và lựa chọn những cành tốt để làm khung. Hạn chế tỉa cành và tập trung bón phân cung cấp đủ dinh dưỡng cho bộ rễ được phát triển khoẻ nhất có thể. 

2.2. Tưới nước cho cây sầu riêng


Giai đoạn cây mọc trái, để tránh rụng sầu cần phải tưới nước thật nhiều, nhưng đối với cây con mới được trồng chỉ cần tưới đủ độ ẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu nước có thể dẫn đến cây bị chết héo. 

Nếu thừa nước, thì rễ cây lại không phát triển được, chết. Từ 65 đến 80% là độ ẩm tối đa mà cây sầu riêng con cần thiết.  

Lượng nước tưới cho cây trồng sầu riêng con cần được chú ý. Bởi cây không thể bén rễ và sinh trưởng, phát triển tốt nếu thiếu nước. Cần xác định độ ẩm của đất thường xuyên để kịp thời tưới tiêu nước. Tránh trường hợp ngập úng, cung cấp đủ độ ẩm là điều quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con

2.3. Cách bón phân cho sầu riêng con mới trồng


Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con thì các bước bón phân và chăm sóc chiếm vai trò quan trọng. Khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày đầu, cần tưới nước đủ để rễ cây làm quen với môi trường đất. 

Bước 1: Thời gian từ 7 đến 8 ngày đầu sau khi đặt cây con xuống hố. Bạn bón phân hữu cơ vi sinh (điển hình phân gà, phân bò hoặc phân chuồng đã qua xử lý vi sinh). Chú ý, bón xung quanh gốc và cách gốc khoảng 1 gang tay (20cm). Với liều lượng từ 1 đến 3kg. 

Bước 2: Đến ngày thứ 10 (sau khi đã rải phân hữu cơ 2 ngày). Để kích thích rễ có thể kết hợp bón phân nước. Cải tạo đất sinh học để tưới xung quanh gốc và phun lên tán cây kích thích sự phát triển của rễ, lá, thân và cành. Trường hợp, vườn cây có diện tích lớn nhưng lại thiếu lực lượng nhân công có thể kết hợp pha chung với bước một tiết kiệm được chi phí và phần lớn sức lực.   

Bước 3: Sau gần nửa tháng, cây sẽ bung đọt non. Lúc này, cần chuẩn bị tâm thế trước, mua thuốc diệt để phòng trừ các loại rầy rệp, côn trùng để phun lên để hạn chế các loại bệnh gây hại. Phun ít nhất 2 lần theo khuyến cáo hướng dẫn sử dụng. 

2.4. Phòng bệnh cây sầu riêng con


Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng thì phòng trừ bệnh là điều quan trọng nhất. Cây sầu riêng con thường dễ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì cây dễ mắc bệnh và chết. 

Dưới đây cách chi tiết cách chăm sóc và phòng trừ bệnh cây sầu riêng:

  • Từ sau khoảng thời gian nửa tháng, cây bung đọt đã phun thuốc diệt rệp. Cho đến đủ 1.5 tháng hoặc 2 tháng sau khi đã bón phân hữu cơ. Chỉ cần tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây chứ không cần bón thêm bất kỳ loại phân bón nào nữa. Ngoài ra, vấn đề này còn dựa vào tốc độ sinh trưởng của cây. Nhưng bệnh hại ở cây thì cần được chú ý kỹ và diệt trừ. 

  • Nếu nhà nông chọn hình thức xen canh cà phê, bắp, chuối,... vào vườn sầu riêng, những cây này có khả năng thu hút tuyến trùng phải xử lý thêm tuyến trùng và các loại nấm gây bệnh. Sau khi đã xử lý xong, có thể bổ sung các loại nấm có lợi cho cây. 

Nếu bà con gặp thắc mắc trong quá trình phòng trừ bệnh thì có thể liên lạc trực tiếp với VNFarm để được nhân viên tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202

Đối với từng giai đoạn khác nhau, cây sầu riêng sẽ có chế độ nước và dinh dưỡng khác nhau. Nhà nông cần nắm vững kiến thức để chăm sóc đúng cách, tránh dẫn đến tình trạng chết hay héo cây. 

Giai đoạn sầu mới trồng được một năm, thì việc tìm hiểu và nắm bắt kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con rất cần được chú trọng. Qua phần thông tin được phổ quát phía trên, VNFarm hy vọng khách hàng đã cung cấp cho mình được một phần kiến thức bổ ích. 


Liên hệ