Hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà đúng kỹ thuật
Dưa lưới là loại trái cây được nhiều gia đình yêu thích, với nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ. Bài viết này, VNFarm gửi đến bạn cách trồng dưa lưới tại nhà đúng kỹ thuật với năng suất cực kỳ cao. Đón xem ngay nhé.
1. Dưa lưới là cây gì?
Dưới lưới có tên khoa học là Cucumis melo L., thuộc họ bầu bí. Đây là cây ăn quả với thời gian sinh trưởng nắng, có thể trồng nhiều vụ trong năm với năng suất cực kỳ cao. Dưa lưới khi chín sẽ có màu vàng và có các đường gân trắng đen xen như lưới.
2. Dưa lưới trồng tháng mấy?
Khoảng thời gian phù hợp trồng dưa lưới đó là vào vụ xuân, từ tháng 2 đến đầu tháng 3 và kết thúc vào tháng 4. Vụ đông, từ tháng 8 đến tháng 9 và kết thúc vào tháng 11 đến tháng 12
Tuy nhiên nếu chúng ta trồng bằng chậu thì có thể tác động đến yếu tố nhiệt độ nên có thể có thể thêm 1 vụ nữa nên sẽ linh hoạt được thời gian trồng kéo dài từ tháng 2 cho tới tháng 9.
Chúng ta nên tránh gieo trồng vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau vì nhiệt độ của những tháng này trong năm khá lạnh và cây không thể nào sinh trưởng và phát triển tốt được.
3. Cách trồng dưa lưới đúng kỹ thuật tại nhà
Việc trồng dưa lưới tại nhà là hoàn toàn có thể. Tuy đơn giản, dễ làm nhưng có một vài bước sẽ gây bối rối cho các bạn. Nhưng đừng lo, VNFarm sẽ hướng dẫn trồng dưa lưới cho các bạn từ A - Z luôn.
3.1. Bước 1: Hạt giống trồng dưa lưới
Một kỹ thuật trồng dưa lưới cơ bản mà ai cũng cần nên biết đó là chọn hạt giống. Các bạn nên chọn giống dựa trên những yếu tố sau:
-
Ưu tiên chọn những giống F1 để cho ra năng suất cao nhất, sản phẩm đạt chuẩn và hiệu năng ra trái vượt trội.
-
Chọn giống sao cho phù hợp với điều kiện môi trường bạn đang sinh sống.
3.2. Bước 2: Ngâm hạt giống
Ngâm nước ấm với tỉ lệ (2 sôi - lạnh) trong vòng 4 tiếng, cần thay nước thường xuyên để tránh ngâm trong nước lạnh.
3.3. Bước 3: Ươm hạt dưa lưới
Cho hạt đã ươm đã chuẩn bị vào đầy bầu ươm, khay ươm. Mỗi giá thể gieo 1 hạt rồi sau đó dùng đất lấp kín sao cho khoảng cách từ hạt tới mặt đất tầm 1 đốt tay.
Sau khi ủ 1 ngày, hạt bắt đầu nứt nanh thì tiến hành cho vào bầu ươm. Phủ một lớp mỏng giá thể lên bề mặt khay ươm, lưu ý cần đặt cây ở nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.
3.4. Bước 4: Trồng cây
Sau 8 – 10 ngày ươm hạt giống, cây bắt đầu trổ ra 2 lá thật thì đem trồng. Tạo hố đất rồi nhẹ nhàng đặt cây con vào và lấp đất lại. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.
Đây là toàn bộ cách trồng dưa lưới đúng kỹ thuật tại nhà do VNFarm tổng hợp từ bà con trồng dưa lưới trong nhà kính tại Đà Lạt.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng dưa lưới trong chậu sai trái
- Hướng dẫn cách trồng dưa lưới trên sân thượng
4. Kinh nghiệm chăm sóc cây dưa lưới cho nhiều quả
Đây là những kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới được đúc kết từ nhiều nhà vườn trồng dưa lưới, VNFarm xin tổng hợp một số cách hữu ích sau:
4.1. Tưới nước cho cây dưa lưới
Trồng dưa lưới không cần tốn nhiều công chăm sóc và dễ dàng thực hiện. Không cần tưới quá nhiều trong thời kì cây con. Khi cây ra được 3-4 lá, bạn tưới tầm nửa lít mỗi cây/ ngày.
Chú ý đến những ngày có thời tiết nóng thì cần tưới nhiều hơn. Khi trời mưa nên rút bớt lượng nước, tránh tình trạng tưới nhiều nước dẫn đến úng và thối rễ. Khi gần thu hoạch bạn có thể giảm lượng nước lại để làm trái có vị ngọt hơn.
4.2. Bón phân cho cây
Cách trồng dưa lưới tại nhà sao cho hiệu quả phụ thuộc nhiều vào phân đoạn bón phân.Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây mà lượng phân bón cũng khác nhau. Giai đoạn mới trồng để kích thích cây nảy mầm cần cung cấp nhiều đạm.
Bổ sung phân lân giai đoạn ra hoa và khi đã có trái bạn nên bổ sung kali để cho cây có quả ngọt và giòn.
Bạn tưới đạm cho cây khi thấy cây ra được 3-4 lá. Cứ 1/2 chén đạm thì bạn hòa cùng 7-8 lít nước. Tưới đạm sẽ giúp cây dưa lưới phát triển lá nhanh và thân vươn dài. Khi cây đã ra lá và nụ non thì cần bổ sung đạm, lân, kali theo công thức pha tỉ lệ 3:1:2, hòa cùng 7 – 8 lít nước. Tưới cách ngày cho cây trồng đủ chất dinh dưỡng phát triển. Bạn tăng tỉ lệ phân lân lên 2/3 chén để kích thích cây ra quả.
4.3. Làm giàn
Cách trồng dưa lưới khó nhất ở phân đoạn làm giàn. Khi cây dưa lưới có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới. Dùng dây nilon buộc nhẹ hoặc đóng cọc vào giàn lưới. Lưu ý dưa lưới có quả to, nặng nên chú ý đến việc treo quả và tránh để quả làm gãy thân.
Có thể đầu tư một giàn bằng lưới sắt cố định nếu như bạn muốn trồng dưa lưới lâu dài, . Bạn có thể sử dụng năm này qua năm khác, và dưa cũng phát triển mạnh hơn, cho ra nhiều quả.
4.4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Để phòng trừ một số loại sâu bệnh hoặc ốc sên thì cách để chúng ta sử dụng vò những vỏ trứng rắc xung quanh gốc cây. Những chiếc vỏ trứng sắc nhọn sẽ ngăn cản sâu bọ bò đến.
Với những công dụng tuyệt vời mà dưa lưới mang lại như tốt cho mắt, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch… Không những thế đây còn là loại cây rất dễ để chăm sóc và tiết kiệm được chi phí mua thực phẩm của gia đình nhà bạn. Hãy theo chân VNFarm cùng nhau thực hiện cách trồng dưa lưới tại nhà nào.