Cách trồng dưa lưới trên sân thượng cho quả sai, ít sâu bệnh

07:50:31 15/03/2023

Nhiều người tận dụng khoảng không gian trống trên sân thượng để trồng dưa lưới. Nhưng khi thu hoạch, kết quả không như mong đợi. Đừng lo, với cách trồng dưa lưới trên sân thượng mà VNFarm chia sẻ sau đây, các bạn sẽ dễ dàng thu được những quả dưa lưới thơm ngon.

Xem nhanh

1. Công dụng của quả dưa lưới


Dưa lưới là một loại quả có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi. Quả dưa lưới có hình bầu dục, da màu xanh và khi chín chuyển sang màu vàng. Trên quả dưa lưới có các đường gân màu trắng đan xen nhau. Thịt quả dưa lưới màu vàng cam, vị ngọt thanh. 

Trong dưa lưới chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vitamin A trong quả dưa lưới giúp duy trì thị lực, ngăn ngừa ung thư và tốt cho xương. Dưa lưới còn chứa nhiều kali, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của dây thần kinh và hệ tim mạch.

Dưa lưới có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên ngày càng có nhiều người quan tâm đến cách trồng dưa lưới trên sân thượng. Chi tiết cách trồng dưa lưới ở sân thượng sẽ được VNFarm bật mí ở bài viết bên dưới.

2. Các bước chuẩn bị trồng dưa lưới

Đối với cách trồng dưa lưới trên sân thượng thì bạn cần chuẩn bị những gì? Tất cả sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết này.

2.1. Chuẩn bị đất trồng


Muốn cây dưa lưới sinh trưởng và phát triển nhanh, nên dùng đất với giá thể để tăng giá trị dinh dưỡng. Hỗn hợp giá thể trồng dưa lưới bao gồm mụn xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ 7:1:2. Hỗn hợp này trộn đều và cho vào khay ươm hạt giống dưa lưới.

Đất phù sa, nhiều dinh dưỡng và đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước sẽ giúp cây sinh trưởng mạnh hơn. Môi trường đất tốt sẽ làm cho cây trồng tránh được sự tấn công của các côn trùng gây hại.

Đất trồng dưa lưới nên trộn thêm phân chuồng hoặc tro trấu để tăng hàm lượng dinh dưỡng. Trước khi trồng nên rắc vôi xử lý đất để tiêu diệt các loại côn trùng, nấm gây hại.

2.2. Ươm hạt giống dưa lưới


Hạt giống đem gieo trực tiếp trong bầu đất đã chuẩn bị. Bầu đất phải tưới đẫm nước và đặt ở nơi thoáng mát. Hạt giống dưa lưới sẽ tự nảy mầm sau khi gieo được 1-2 ngày. Không nên tưới quá nhiều nước trong thời gian này vì sẽ làm hạt không nảy mầm. 

2.3. Thời vụ và mật độ trồng dưa lưới

2.3.1. Thời vụ trồng dưa lưới trĩu quả


Mỗi năm sẽ trồng dưa lưới vào hai vụ: vụ xuân và vụ thu đông. Thời gian bắt đầu vụ xuân là khoảng đầu tháng 3 đến cuối tháng 3 và thu hoạch vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Vụ thu đông bắt đầu từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 8 và thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 12.

Nếu trồng dưa lưới trên sân thượng thì có thể tăng thêm một vụ. 

Thời gian gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 9. Không nên gieo trồng khi thời tiết quá lạnh, cây dưa lưới sẽ kém phát triển. Nhiệt độ trong khoảng 20-35°C, dưa sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho quả có năng suất và chất lượng cao.

Xem thêm

2.3.2. Mật độ trồng dưa lưới


Tùy vào cách trồng dưa lưới mà mật độ trồng dưa lưới sẽ khác nhau:

  • Nếu trồng dưa lưới bò trên mặt đất: mật độ 900 cây/ 1000m2, khoảng cách thích hợp giữa các cây là 0,5x0,5m và các hàng cách nhau 1,8x2m.

  • Nếu trồng dưa lưới cho leo giàn: mật độ 2900 cây/ 1000m2, khoảng cách thích hợp giữa các cây là 0,5x0,5m và các hàng cách nhau 1,3x1,4m.

Trồng dưa lưới trồng trên giàn sẽ cho năng suất trái cao hơn. Mật độ trồng dưa lưới phù hợp sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, lớn nhanh và tránh được sự tấn công của côn trùng gây bệnh. Nếu trồng dưa lưới quá gần nhau, tán lá xum xuê đan vào nhau sẽ dễ lây lan bệnh và quá trình thoát nước diễn ra chậm hơn.

3. Hướng dẫn cách trồng dưa lưới trên sân thượng


Cách trồng dưa lưới trên sân thượng như sau: 

  • Khi hạt dưa lưới nảy mầm và lên 2 lá thật, đen trồng vào chậu hoặc thùng xốp. Khi trồng dưa lưới trên sân thượng, sử dụng thùng xốp sẽ tiết kiệm không gian hơn. Có thể sắp xếp các cây dưa lưới thật ngay ngắn. 

  • Nhẹ nhàng nhấc cây dưa lưới con ra và dùng dao rạch bao nilon. Đặt cây dưa lưới vào hố đất đã chuẩn bị sẵn. Vùi kín bầu cây xuống đất và nén cho thật chặt. 

  • Trong thời gian đầu trồng trong thùng xốp phải đảm bảo giữ ẩm cho cây. Tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày và dùng rơm che phủ gốc. Nên dùng màng lưới tạo bóng râm trong 1 tuần đầu tiên để cây phục hồi lại sức khỏe.

4. Cách chăm sóc dưa lưới thu được trái to và thơm ngon

Dưới đây là những kinh nghiệm về cách trồng dưa lưới trên sân thượng và cách chăm dưa lưới nhanh phát triển và ra trái đều được các bà con có nhiều năm kinh nghiệm trồng dưa chia sẻ.

4.1. Tưới nước


Cần bổ sung nước cho cây dưa lưới đầy đủ và thường xuyên. Tùy vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Trời nắng nóng, khô hạn nên tăng lượng nước tưới. Phải thường xuyên theo dõi, nếu đất quá khô nên tưới nước ngay. Nếu không tưới đủ nước, cây sẽ bị héo và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

 Thời tiết lạnh, mưa nhiều, lượng nước tưới của cây nên giảm đi. Không tưới quá nhiều nước làm cây bị ngập úng và chết đi. 

4.2. Làm giàn dưa lưới


Dưa lưới được trồng trên giàn sẽ cho năng suất và sản lượng trái cao hơn. Khi quan sát thấy cây dưa lưới có 5-6 lá, tiến hành làm giàn cho cây. Sử dụng cọc tre, gỗ, dóc để làm giàn hoặc tận dụng hàng rào ban công sân thượng nếu thích. Sau khi xây dựng giàn leo xong, dùng dây cột ngọn cây dưa lưới lên giàn. 

Lưu ý: Giàn cho cây dưa lưới phải chắc chắn thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển mạnh.

4.3. Bấm ngọn


Khi cây bắt đầu có 5-6 lá cũng là thời điểm thích hợp để tiến hành bấm ngọn cho cây. Để lại những nhánh to, khỏe. Tiếp tục bấm ngọn cho cây dưa lưới khi cây có 15-16 lá. Bấm ngọn dưa lưới có tác dụng giúp cây phát triển rễ và tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Cắt hết những nhánh phụ khi cây dưa lưới bắt đầu ra quả. 

Mỗi cây chỉ để lại 25 lá, để cây có thể tập trung hết các chất dinh dưỡng nuôi quả. Chỉ tiến hành bấm ngọn khi thấy cần và chỉ nên bấm ngọn vào buổi sáng.

4.4. Bón phân


Yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây đó chính là bón phân hợp lý. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây mà nên sử dụng loại phân bón cho phù hợp. 

  • Giai đoạn cây con: trong giai đoạn này cây cần nhiều đạm. Khi cây có 3-4 lá, bắt đầu tưới đạm cho cây. Cứ 2-3 chén đạm thì hòa trong 7-8 lít nước. Tưới đạm trong giai đoạn này sẽ giúp thân cây dưa lưới vươn dài và phát triển nhanh. Cứ cách một ngày, tưới đạm cho cây một lần.

  • Giai đoạn ra hoa: sử dụng phân NPK tỷ lệ 3:1:2 và pha với 7-8 lit nước tưới cho cây. Cứ cách một ngày tưới cho cây một lần. Bổ sung phân bón cho cây trong giai đoạn này giúp cây ra hoa nhiều hơn và tăng tỷ lệ đậu quả.

4.5. Kiểm soát côn trùng gây hại

Một số côn trùng gây hại và các loại bệnh thường gặp trên cây dưa lưới trồng trên sân thượng:

4.5.1. Rệp


Rệp muội là loài côn trùng rất thường hay xuất hiện trên cây dưa lưới. Thời tiết nắng nóng chính là điều kiện thuận lợi kích thích loài rệp này xuất hiện. Rệp muội sẽ hút nhựa, làm cho lá cây dưa lưới chuyển sang vàng, khô, héo rũ và cây sinh trưởng yếu dần.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng chế phẩm sinh học Vansi để tiêu diệt rầy rệp trên cây dưa lưới.

4.5.2. Nhện đỏ


Nhện đỏ là loài côn trùng chích hút mô của lá cây, làm lá cây mất màu xanh. Cây dưa leo sẽ dần chuyển sang màu vàng và héo khô khi bị nhện đỏ tấn công. Điều này làm năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch bị giảm đi rất nhiều.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng chế phẩm Vansi chuyên tiêu diệt nhện đỏ để tiêu diệt và phòng trừ bệnh.

4.5.3. Bệnh phấn trắng


Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới xuất hiện khi cây còn non, tấn công gây hại lá, thân và cành. Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ bao phủ một lớp nấm trắng. Lâu dần các đốm trắng này bao phủ cả phiến lá. Lá cây bị bệnh đốm trắng bị khô cháy và chuyển sang màu vàng. Nếu bệnh nặng, cành và lá cây dưa lưới cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Biện pháp phòng trừ: Ngắt bỏ những lá bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan cho các cây khác trong vườn. Đảm bảo mật độ trồng hợp lý, các cây không quá sát nhau. Xử lý đất trồng trước khi gieo hạt giống thật kỹ, thu dọn tàn dư và diệt trừ cỏ dại. Bên cạnh đó, có thể sử dụng sản phẩm Venri để phòng ngừa, tiêu diệt bệnh phấn trắng.

4.6. Thu hoạch dưa lưới


Dưa lưới thu hoạch phải là những quả to, tròn và có gân trắng kín vỏ. Khối lượng một quả dưa lưới có thể thu hoạch là từ 1,5-4kg, nhưng tùy giống dưa. Dưa lưới khi chín cuống nứt, rời ra và có màu vàng tươi. Sau khi hái dưa lưới không nên thưởng thức ngay, nên để cho trái dưa lưới ráo nước và ăn sau 1-2 ngày.

Có thể nói thu hoạch dưa lưới là công đoạn đáng mong đợi nhất trong quá trình thực hiện cách trồng dưa lưới trên sân thượng.

Cách trồng dưa lưới trên sân thượng rất đơn giản đúng không nào. Chỉ cần nắm được kỹ thuật chăm sóc và trồng dưa lưới mà VNFarm chia sẻ trong bài viết. Bạn có thể tự tay trồng một vườn dưa lưới thơm ngon ngay trên chính sân thượng nhà mình.


Liên hệ