Phương pháp chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch
Cách chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch là bước đệm để cây phát triển, khi cây mai đủ chất dinh dưỡng thì nụ tạo ra sẽ chất lượng hơn, nhiều nụ hơn. Điều này sẽ tạo nên cây mai lý tưởng cho dịp tết đến xuân về. Trong bài viết này, hãy cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc mai tháng 7.
Đặc điểm để cây mai vàng phát triển tốt
1. Đặc điểm phát triển của mai vàng
Mai vàng rất ưa nắng, kể cả ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp từ mặt trời. Do đó, nếu những vườn mai có diện tích trồng rộng, đảm bảo thông thoáng thì cây mai sẽ sinh trưởng tốt hơn.
Có thể nói, sự sinh trưởng và phát triển của mai đều là dựa vào số giờ nắng trong năm. Nắng dưới 1.600 giờ một năm không thích hợp để mai phát triển, tuy nhiên nắng trên 2000 giờ cực kỳ thích hợp để mai phát triển.
Do đó, cây mai trồng ở chỗ có nhiều bóng râm, vườn nhiều tán cây cao che phủ sẽ cản trở ánh sáng chiếu vào vườn. Từ đó mà cây mai phát triển chậm, còi cọc, đồng thời còn tạo điều kiện cho nấm bệnh, sâu hại tấn công.
Nhưng hạn, nắng quá mà không được cung cấp nước, lâu ngày mai sẽ nứt nẻ, héo úa, rồi nặng nhất là chết khô.
Khi nắm được những đặc điểm này, người trồng sẽ dễ dàng nắm được phương pháp chăm sóc cây mai vàng tháng 7.
2. Cách chăm sóc mai vàng tháng 7
Mai vàng, loài hoa biểu trưng cho ngày tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Để có một cái Tết viên mãn thì việc chăm sóc cây trong từng giai đoạn vô cùng quan trọng, đặc biệt là tháng 7.
Chi tiết cách chăm sóc mai vàng tháng 7
Xem thêm:
- Mách bạn cách chăm sóc cây mai trong chậu nhanh ra hoa
- Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng từng tháng
Tháng 7 là tháng đã bước vào mùa thu, nụ mai đã kết xong, từ tháng 4 - 5. Những nụ này có khả năng nở nếu có nhiều ngày nắng liên tục, đất khô lại và có một cơn mưa bất ngờ đến khiến mai bị no nước, một số nụ sẽ nở.
Người trồng nên cắt bỏ đi những nụ sắp nở đó, những cây có đủ sức khỏe sẽ kết những nụ mới.
-
Chăm sóc mai vàng tháng 7, ưu tiên thêm phân bón loãng cho mai vàng vào buổi sáng, nên đảm bảo trời không có mưa, có nhiều nắng, như vậy thì phân bón mới không bị rửa trôi.
-
Vào tháng 7, lá mai đa số đã già, cần thêm phân để cây phòng 1 đợt ra đọt. Có thể sử dụng 1kg humic hòa với 800 - 1000 lít nước tưới đều quanh gốc. Đối với cây mới trồng, cây sau thu hoạch hoặc cây bị suy yếu, tưới 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày/ lần. Humic có tác dụng cung cấp dinh dưỡng giúp bung rễ mạnh, đi đọt nhanh. Giải độc hữu cơ, giúp xanh cây, dày lá tăng cường quang hợp và sinh trưởng cho cây trồng. Vô cùng thích hợp cho mai trong giai đoạn này.
Có một điểm bạn cần chú ý, những cây mai nào tháng 7 không ra được nhiều lá tươi tốt thì cây đó sẽ có nguy cơ nở sớm, vì cuối năm lá sẽ tự rụng do mai già. (chủ yếu là những năm nhuần).
3. Phòng ngừa bệnh cho mai vàng tháng 7 âm lịch
Trong quá trình chăm sóc mai vàng tháng 7 thì việc phát sinh sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nấm và vi khuẩn.
Pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Vansi có khả năng phòng và trừ nhện đỏ dứt điểm. Bởi nhện đỏ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lá mai mau già.
Ngoài ra, để ngừa nấm hồng và các loại nấm khác xuất hiện trên mai pha 25ml Venri cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới đều lên thân, cành, tán của mai.
Phòng ngừa sâu bệnh trên cây mai vàng
4. Câu hỏi thường gặp khi trồng mai vàng chơi Tết
4.1. Tôi cần tránh làm gì để mai không bị chết?
-
Không bón phân khi vừa thay đất xong, bởi rễ không thể hấp thụ được phân, làm hỏng rễ.
-
Bón một ít phân bón lót, phân bón lá vô cơ đã đủ để mai phát triển vào đầu mùa mưa, bên cạnh đó vẫn còn một số cơn mưa cộng thêm không khí mát mẻ sẽ tổng hợp được chất đạm có sẵn trong tự nhiên làm cây phát triển mạnh hơn nữa.
-
Đối với mai trồng trong chậu, không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc mai, thay thế đất mới cho cây sau một thời gian dài. Làm như vậy sẽ bổ sung được hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho mai.
-
Ngoài ra, nên phủ thêm một lớp cát hoặc phân hữu cơ phía trên, bao trùm toàn bộ mặt. Sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi nén chặt cây mai lại.
4.2. Chậu mai tôi trồng ngoài sân nên chăm sóc như thế nào?
Những chậu mai được trồng ngoài sân dường như không khác gì những cây mai trồng trực tiếp dưới đất. Người trồng không mất quá nhiều thời gian, công sức để chăm sóc như những chậu mai trồng trong nhà. Người trồng nên ngắt bỏ hết toàn bộ, nụ mai để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì mai được chưng ở ngoài nên đã quen với thời tiết khắc nghiệt, không cần đem chậu vào trong mát.
Chăm sóc mai vàng tháng 7 sẽ quyết định phần lớn thời gian và chất lượng hoa mai nở. Hy vọng những chia sẻ từ VNFarm phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn và nắm được kiến thức chăm sóc tốt cây mai nhà mình. Truy cập VNFarm để xem thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loại hoa nhé!