Cách chăm sóc mai vàng từng tháng đúng cách
Cách chăm sóc mai vàng từng tháng đúng cách sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình chăm mai ở các giai đoạn, cũng như cách bón phân như thế nào thì thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, từ đây bà con có cái nhìn tổng quan hơn về điều kiện phát triển của mai, để có một mùa mai nở rộ vào năm sau.
Quy trình chăm sóc mai trong năm
>>> Tham khảo về lá hoa hồng bị phấn trắng
1. Tìm hiểu quy trình chăm sóc mai trong năm
Quy trình chăm sóc mai trong năm không phải là điều dễ dàng. Từng giai đoạn mà các nhu cầu của cây về dinh dưỡng, lượng nước tưới, lượng phân bón,... sẽ hoàn toàn khác nhau. Bón phân và phun thuốc không đúng thời điểm sẽ làm cho cây dễ bị nhiễm bệnh, quá trình phát triển mất cân bằng hoặc nghiêm trọng hơn là cây mai sẽ bị chết.
Quy trình chăm sóc mai trong năm được chia thành 2 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng (Tháng 1 - Tháng 6)
Sau khi cây mai vàng ra hoa đợt tết thì cây bị suy yếu cần phải tiến hành phục hồi sức khỏe của cây. Trong giai đoạn này cần phải tiến hành cắt tỉa, thay đất và bón phân một lượng phù hợp để cây có thể tiếp tục sinh trưởng tốt. Cây mai trong năm sau có thể phát triển và nở hoa đúng dịp tết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của bà con trong giai đoạn này.
1.2. Giai đoạn nụ hoa phát triển (Tháng 6 - Tháng 12)
Nếu trong 6 tháng đầu năm được chăm sóc tốt thì giai đoạn này cây đã khỏe mạnh. Nhờ được chăm sóc tốt và hấp thụ được hàm lượng dinh dưỡng cao mà cành lá xum xuê. Trong giai đoạn này bà con cần lưu ý thời điểm mà bón phân cho phù hợp. Tuy nhiên nên sử dụng phân bón có nồng độ lân và đạm cao.
2. Cách chăm sóc mai vàng từng tháng
Tùy vào từng thời điểm trong năm mà mai vàng sẽ được người trồng cung cấp những cách chăm sóc mai vàng từng tháng khác nhau.
Chi tiết cách chăm sóc mai từng tháng
2.1. Tháng 1 đến tháng 2
Tiến hành hái hết trái và hoa mai trên cây. Nên hái càng sớm càng tốt và giữ lại lá non để cây quang hợp. Loại bỏ các cành bị khô héo và cắt ngắn các cành của cây mai vàng. Chỉ nên cắt tỉa cành khi thấy cây dần khôi phục sức khỏe, thời điểm thích hợp nhất là sau rằm tháng giêng.
Nếu trồng trong chậu thì phải thay đất mới cho cây vì rễ cây sẽ phát triển ngày càng nhiều và lớn. Khi thay đất cần cắt bớt rễ già ở hai bên thành chậu. Khoảng 15 ngày sau rễ mới sẽ mọc lên nên bà con không cần lo lắng. Nếu không cắt, rễ quá dài sẽ làm cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây diễn ra khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi cắt rễ không được cắt quá sát.
Bón phân là quá trình không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây. Để tái tạo lại cành mới và phát triển tốt hơn thì trong giai đoạn này cây mai cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết.
-
Dynamic: mỗi tuần bón một lần, mỗi gốc mai vàng nên bón 1 lượng bằng 1 muỗng canh.
-
Phân lân: 2 tuần bón 1 lần, mỗi gốc mai vàng nên bón 1 lượng bằng 1 muỗng cà phê.
2.2. Tháng 3 đến tháng 4
Thời tiết từ tháng 3 đến tháng 4 có biên độ dao động rất lớn. Khi thì mát, khi thì oi bức. Đây là điều kiện rất tốt để nấm hồng phát triển gây hại cho cây. Do đó nên tiến hành cắt tỉa, tạo sự thông thoáng cho cây hoặc có thể tiến hành phun thuốc nếu mầm bệnh phát triển quá mạnh.
Thời điểm bón phân thích hợp nhất là vào đầu tháng 3. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục kết hợp với phân bón hóa học có hàm lượng cao để bón cho cây mai vàng. Trong giai đoạn này mai vàng phát triển mạnh nên có thể dùng phân bón qua lá để tăng khả năng phục hồi.
Chi tiết cách chăm sóc mai tháng 3 - 4
Xem thêm:
- Bật mí cách trồng và chăm sóc mai con nhanh lớn
- Tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây mai vàng mới bứng
2.3. Tháng 5 đến tháng 6
Trong cách chăm sóc mai vàng từng tháng, thì tháng 5-6 là khoảng thời gian thích hợp nhất để tạo dáng cho cây mai. Những tược non phát triển nên người trồng phải tiến hành uốn để tạo dáng hoặc bấm đọt để tạo tán cây. Khi quan sát nếu cành nào không cần thiết phải bấm đọt ngay để chất dinh dưỡng nuôi những chồi khác.
Trong giai đoạn này nên hạn chế sử dụng phân vô cơ. Chỉ nên sử dụng phân hữu cơ để quá trình hình thành nụ của cây diễn ra tốt hơn. Đảm bảo cung cấp cho cây một lượng lân cần thiết trong giai đoạn này bằng cách bón phân hữu cơ kết hợp với phân lân vi sinh.
2.4. Tháng 7 đến tháng 8
Đây là giai đoạn thời tiết chuyển sang trời mưa liên tục. Nên thường xuyên kiểm tra chậu trồng xem có thoát nước được không. Nếu thấy quá trình thoát nước chậm nên tiến hành đục lỗ chậu. Không được để nước đọng lại quá lâu trong chậu vì sẽ làm hư lông hút trên rễ, ngăn cản quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây.
Trong giai đoạn này không được thực hiện bất cứ thao tác bấm đọt nào. Chỉ cần chú ý kiểm tra vườn để phát hiện sâu bệnh và tiến hành phun thuốc phòng trị ngay lập tức. Những tháng này không nên thay chậu cho cây mai vàng nếu không cần thiết.
2.5. Tháng 9 đến tháng 10
Tháng 9 - 10 trong cách chăm sóc mai vàng từng tháng là giai đoạn cây mai vàng đã ngừng sinh trưởng. Chỉ cần sử dụng NPK và dynamic bón trong giai đoạn này. Hỗn hợp NPK và dynamic phải pha loãng và chỉ bón 2 tuần 1 lần, nếu quan sát thấy nụ hoa nhỏ phải sử dụng NPK có hàm lượng K cao. Nếu bón không đúng cách cây sẽ ra hoa sớm hơn dự tính.
Thời điểm này nếu lá mai trên cây quá ít thì hoa sẽ nở sớm. Nếu lá mai quá nhiều thì nụ hoa sẽ kém phát triển và có khả năng bung thành cành non. Do đó điều chỉnh bộ lá cho cây mai vàng trong giai đoạn này là vấn đề cực kỳ cần thiết.
-
Không sử dụng phân có chứa hàm lượng đạm quá cao.
-
Siết nước cho cây nếu quan sát thấy cây có quá nhiều lá xanh. Cách này giúp lá mai vàng rụng đi một ít, để nhựa nuôi chồi hoa.
-
Nếu trời nắng nhiều phải tưới nước cho cây mỗi ngày một lần.
Cách chăm sóc mai tháng 9 - 10
2.6. Tháng 11 đến tháng 12
Đây là giai đoạn hoàn chỉnh, chất lượng hoa mai ngày tết sẽ được quyết định trong giai đoạn này. Có thể bón phân lân và phân kali để làm tăng chất lượng hoa mai chỉ cần tưới 2 lần, khoảng cách giữa hai lần tưới là 1 tuần.
-
Phân lân: sử dụng 200g lân rải trực tiếp lên mặt đất hoặc pha loãng với nước và tưới vào gốc mai.
-
Phân kali: sử dụng 1 muỗng cafe phân lân pha với 5 lít nước và tưới gần gốc mai.
Tùy vào điều kiện thời tiết mà tiến hành lặt lá mai cho phù hợp. Cây mai sau khi lặt lá không cần tưới quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo độ ẩm cần thiết.
Dưới đây là tổng quan thông tin về cách chăm sóc mai vàng từng tháng để bà con tham khảo thêm để có thêm kiến thức kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc mai, giúp mai khoẻ, ra nhiều nụ và nở đúng tết.
Mai vàng là loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh nhưng để mai vàng có hoa đẹp nở đúng dịp tết là điều rất khó. VNFarm chia sẻ với bà con một vài bí quyết về cách chăm sóc mai vàng từng tháng để cây ra nhiều hoa và nở rực rỡ mỗi dịp tết đến. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến các loại hoa thì đừng quên theo dõi VNFarm.