Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh ngay tại nhà

08:26:30 21/03/2023

Trồng cây thủy sinh đã trở thành một trong những sở thích phổ biến ngày nay. Cách trồng này không cần dùng đến đất, nhưng vẫn mang lại tính thẩm mỹ. Kiểu trồng này thường được áp dụng bên trong không gian nhà. Bài viết này, VNFarm sẽ hướng dẫn cụ thể cách trồng cây thủy sinh!

Xem nhanh

1. Cây thuỷ sinh là gì?


Cây thuỷ sinh là cây thực vật thích hoàn toàn với việc sống trong trong môi trường nước ngọt hay nước mặn. Cây có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm như là bùn.

Nhân tố kiểm soát sự phân tán của thực vật thuỷ sinh chính là chu kỳ lũ và độ sâu của nước. Một số nhân tố khác như dinh dưỡng, độ mặn, độ dao động của sóng nước,.... Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phân tán và phát triển của cây trồng thuỷ sinh.

Cách trồng cây thuỷ sinh được xem như là yếu tố quan trọng quá trình cải thiện chất lượng nước, hạn chế sự phát triển rong rêu. Bởi cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ khí amoniac và thải khí CO2 và oxy để nuôi dưỡng bể thuỷ sinh.

2. Cần chuẩn bị gì khi trồng cây thuỷ sinh?


  • Lựa giống cây phù hợp với mệnh của gia chủ. Cây trồng phải ưa nước, sống tốt dưới nước.

  • Chọn chậu, bình, bể cá bằng thuỷ tinh để trồng cây thuỷ sinh. Thuỷ tinh giúp bạn quan sát rõ  bộ rễ của cây để có thể phòng trừ bệnh kịp thời.

  • Dùng miếng nhựa, sỏi, mút xốp để cố định rễ cây không bị nổi lên mặt nước, giúp cây có thể đứng vững trong nước.

  • Chuẩn bị nước để trồng cây thuỷ sinh.

3. Cách trồng cây thủy sinh đơn giản

Cây thủy sinh ở đây cụ thể là cây cảnh, thường được sử dụng để trồng trong bể cá hoặc các hồ thủy sinh, chậu thủy tinh với mục đích tạo điểm nhấn, tạo cảm giác thoải mái thêm xanh mát cho không gian nhà. Để nắm được cách trồng cây thủy sinh, bạn cần xác định được những chủng loại của cây thủy sinh, điển hình: cây thân đốt, cây có củ hay cây thân bò, cây thân nổi,... 

Mỗi loại như vậy sẽ có cách trồng và cách chăm sóc khác nhau. Để nắm rõ hơn cách trồng thủy sinh, hãy cùng VNFarm tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài viết: 

 3.1. Cách trồng thuỷ sinh cây thân bò


Để trồng được loại cây thủy sinh thân bò, cần tách ra từng cành. Hoặc cắt ngắn ra từng khúc. Tiếp đến, là loại bỏ hết lá ở gốc rồi dùng nhíp gắn cây cắm xuống nền. Khoảng cách trồng cây nên chú ý, cách nhau khoảng 1 đến 3cm là ổn để đảm bảo cây có thể phát triển và sinh trưởng tối đa. 

3.2. Cách trồng thuỷ sinh cây có thân đốt


Riêng đối với những cây có thân đốt nên dùng trồng hậu cảnh để trồng bởi chúng có độ dài ngắn của thân rất khác nhau. Để tạo sự đẹp mắt, nét thẩm mỹ và tự nhiên, nên trồng cây dài ở phía sau, những cây có kích thước ngắn hơn thì trồng ở phía trước. 

Nếu độ dài của chúng vượt quá nên cắt thành nhiều phần, chú ý cắt lá ở phần gốc để tạo sự thông thoáng nhất định. Dùng nhíp gắp cành, rồi từ từ cắm xuống nền dinh dưỡng trong bể để cây phát triển tốt nhất. 

Đây là 2 cách trồng cây thuỷ sinh đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công ngay tại ngôi nhà của mình.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây thủy sinh


  • Trong cách trồng cây thuỷ sinh nên quan sát tốc độ phát triển của cây. Tách bụi và lấy bớt cây ở những cây phát triển mạnh, nếu cần có thể cắt tỉa bỏ bớt những phần lá bị già, úa để tập trung chất dinh dưỡng cho chồi non được mọc lên. Đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như không chiếm quá nhiều diện tích của bể. 

  • Đối với một số loại cây có khả năng tạo hạt và mọc thành những cây con ngay bên trong bể. Như vậy số lượng trong bể sẽ rất nhiều, nên cần tách cây ra, trồng riêng thành nhiều cụm khác nhau, lấy những cây non thay thế cho cây già. 

  • Để cây trong bể được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng, nên thêm dung dịch trồng cây trồng thủy sinh. Bạn có thể mua tại các cửa hàng cây trồng. 

  • Nếu bạn trồng cây thủy sinh trong bể cá, để cây sinh trưởng bình thường, nên chọn số lượng cây phù hợp với số lượng cá nuôi. Và cần vệ sinh bể cá theo định kỳ để đảm bảo nguồn nước được trong, sạch

  • Để cây sinh trưởng và giữ gìn sự cân bằng đối với oxy, cần hòa tan khí cacbonic trong bể. Nhưng nếu dư thừa khí cacbonic trong nước quá nhiều cũng không tốt. Khi đó sẽ xuất hiện những đốm trắng như bột đọng trên lá. Lúc này, bạn có thể dùng bơm rút bớt nước cũ thay bằng nước mới để làm giảm lượng khí này, đảm bảo sự phát triển ổn định của cây.

4. Một số điều cần lưu ý khi trồng cây thuỷ sinh


Xem thêm

Khi trồng cần giữ một khoảng trống cố định giữa gốc cây và lá cây nhằm hạn chế tình trạng ngập úng, bị hỏng làm ô nhiễm môi trường nước.

Đối với cây chỉ có thân mang lá và không có rễ thì khi trồng thuỷ sinh cần cắt hết các lá ở phần gốc và cắm phần thân xuống nền của bể cá. Đoạn thân sẽ nhanh chóng hình thành rễ để nuôi cây phát triển.

Trồng cây thuỷ sinh, nên trồng trực tiếp xuống đáy bể, ẩn sâu trong sỏi, cát để cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng và phát triển đều hơn. Có thể trồng trong bình, chậu, hồ thuỷ sinh.

Trồng cây thủy sinh là cả một nghệ thuật. Người biết cách trồng cây thủy sinh được xem là một nghệ sĩ. Hy vọng, qua nội dung bài viết phía trên, bạn sẽ nắm được cách trồng cũng như cách chăm sóc những loài cây đặc biệt này. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu cây trồng gặp vấn đề nhé!


Liên hệ