Hướng dẫn cách trồng xương rồng trong chậu

08:39:04 23/03/2023

Một loài cây được đánh giá là dễ trồng và dễ chăm sóc nhất so với các loại cây khác đó chính là cây xương rồng. Đây là một loài thực vật dễ thích nghi với mọi điều kiện thời tiết và khí hậu. Cách trồng xương rồng rất đơn giản chỉ với vài thao tác kỹ thuật nhỏ là có thể trồng thành công. Trong bài viết này VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách cây trồng xương rồng trong chậu.

Xem nhanh

1. Xương rồng là cây gì?


Xương rồng có tên khoa Cactaceae

Xương rồng có tên khoa Cactaceae và có nguồn gốc xuất xứ từ châu Mỹ, nhất là ở các vùng sa mạc. Đây là loại cây thân mọng nước có hai lá mầm và có hoa. Xương rồng hiện nay có khoảng 1500 đến 1800 loài khác nhau.

Cây xương rồng có thân cây mọng nước và phân thành nhiều cành, không có lá, có gai nhọn. Xương rồng có thể sống ở vùng khô cằn vì lá cây đã tiêu giảm thành gai, gai giúp cây xương rồng không bị mất nước khi sống trong các vùng đất héo khô.

Xương rồng có nhiều loại với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có loài mọc thành bụi, có lài phủ sát mặt đất, có loài mọc thành cây lớn. 

Cây xương rồng có hoa vào mùa xuân, hoa xương rồng mang một vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển khác hẳn với thân cây gai gốc thường thấy. Hình dạng hoa rất đa dạng: hình phễu, hình tròn phẳng, hình quả chuông. Hoa xương rồng được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ và kiên cường. 

Ngoài việc mua xương rồng tại các cửa hàng, bạn cũng có thể tự trồng cho mình những chậu xương rồng đẹp. 

2. Ý nghĩa của cây xương rồng


Ý nghĩa của việc trồng cây xương rồng

Sức sống mạnh mẽ của xương rồng chính là sự  tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, không ngừng nỗ lực nhằm khẳng định khả năng bản thân trong cuộc sống. Bên cạnh đó, xương rồng còn là đại diện cho những người có bề ngoài mạnh mẽ nhưng tâm hồn lại mong manh yếu đuối.

Trong tình yêu thì xương rồng tượng trưng cho sự chung thuỷ. Ý nghĩa của hoa xương rồng là sự biểu trưng cho một tình yêu hạnh phúc và một kết thúc có hậu.

Trong phong thuỷ ngũ hành, cây xương rồng có tác dụng hoá giải khí xấu, bảo vệ gia chủ tránh khỏi những điều không may. 

3. Cây xương rồng có tác dụng gì?


Xương rồng có tác dụng gì?

Xem thêm:

Xương rồng chế biến thành món ăn: Xương rồng tai thỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Cũng thuộc hệ xương rồng, quả thanh long là quả phổ biến nhất của loài xương rồng có thể ăn được và có chứa nhiều dưỡng chất có lợi với sức khỏe con người.

Vừa làm cây cảnh trang trí vừa làm rào chắn bảo vệ: Cây xương rồng có nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên thường được trồng để làm hàng rào bảo vệ nhà. Bên cạnh đó, trồng cây xương còn có tác dụng trang trí nhà cửa.

Thanh lọc không khí: Giảm tác hại của tia bức xạ phát ra từ điện tử, tivi. Hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxy làm sạch và làm mát không khí trong nhà.

Thuốc chữa bệnh từ cây xương rồng: Xương rồng có tác dụng như thanh nhiệt, giải độc.

4. Các bước chuẩn bị để trồng xương rồng trong chậu

Cần chuẩn gì để tiến hành thực hiện cách trồng xương rồng trong chậu, xem hướng dẫn bên dưới đây nhé!


Cần chuẩn bị gì khi trồng cây xương rồng

4.1. Chuẩn bị đất trồng

Đất là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện cách trồng xương rồng trong chậu. Hỗn hợp đất để trồng cây xương rồng phải đảm bảo được độ thoáng khí và tơi xốp. Đất được sử dụng trồng cây xương rồng phải có khả năng thoát nước tốt, nếu lượng nước trong đất quá lớn thì chậu xương rồng rất dễ bị úng.

4.2. Chọn chậu trồng xương

Khi tiến hành trồng xương rồng, nhiều người quan tâm đến các yếu tố ngoại cảnh như đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng,... mà quên rằng chọn chậu trồng là yếu tố vô cùng quan trọng khi áp dụng cách trồng xương rồng trong chậu. Lựa chọn chậu trồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến dự phát triển của cây xương rồng. 

Chậu đất nung được các chuyên gia khuyến khích sử dụng nhờ có lỗ thoát nước, tránh được tình trạng cây bị úng. Bề dày của chậu bằng đất nung có khả năng cách nhiệt giúp giữ được độ ẩm tốt nhất cho đất.  

4.3. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho xương rồng 

Xương rồng có thể sống trong một khoảng nhiệt độ rộng, từ 10 °C đến 50 °C. Tuy nhiên, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cây là khoảng 15 °C đến 28 °C. 

Xương rồng ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng sớm. Cây xương rồng được trồng trong chậu bên cửa sổ hoặc bàn làm việc, khoảng 2-3 ngày bạn nên đem ra phơi nắng. Khi bạn để cây xương rồng trong nhà lâu, nếu đem ra để dưới ánh nắng trực tiếp trên 6 giờ, nó có thể bị cháy da và thân cây sẽ chuyển sang màu rám nắng hoặc đen. Nên cần lưu ý khoảng thời gian phơi nắng xương rồng hợp lý.

5. Cách trồng xương rồng bằng phương pháp chiết cành


Cách trồng cây xương rồng bằng phương pháp chiết cành

Nhân giống cây xương rồng bằng cành là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất. Với những cây giống quý hiếm và mới lạ, mọi người luôn nghĩ cách để có thể nhân giống hiệu quả nhất. Cách chiết nhánh xương rồng được coi là cách trồng xương rồng nhanh nhất và giữ được đặc tính tốt từ cây mẹ. 

Tiến hành nhân giống cây xương rồng bằng cách dùng một con dao sắc để tách những cành sắp chiết ra khỏi cây mẹ. Vết rạch cần sắc để tránh trầy xước, dập nát.

Đem nhánh mới cắt treo ở nơi thoáng mát cho vết cắt lành lại rồi mới đem trồng vào chậu. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, nhánh xương rồng này sẽ ra rễ và phát triển thành một cây xương rồng hoàn toàn mới. Phương pháp trồng nhánh được đánh giá là nhanh và đơn giản. Tuy nhiên, đối với số lượng cây con nhiều thì nên áp dụng phương pháp gieo hạt.

6. Cách trồng xương rồng bằng hạt


Cách trồng xương rồng bằng hạt

Bước 1: Hạt giống trồng xương rồng

Hạt giống là khâu quan trọng trong cách trồng cây xương rồng, cần chọn hạt giống khoẻ thích nghi tốt với môi trường bạn đang sống.

Bước 2: Gieo hạt xương rồng

Đất trồng phải đảm bảo đủ độ ẩm trước khi tiến hành gieo. Dùng tay rải đều hạt xương rồng trên bên mặt, sau đó rải thêm một lớp đất mỏng lên phía trên. Dùng màng bọc thực phẩm phủ kín chậu và để chậu ra nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Bước 3: Thời gian hạt xương rồng nảy mầm

Thời gian nảy mầm của hạt xương rồng rất lâu nên bạn cần phải có sự kiên nhẫn. Sau một tháng gieo hạt thì cây mới lên mầm, quan sát thấy gai tủa ra từ hạt mầm thì đã đến lúc bạn gỡ màng bọc thực phẩm để cho cây quang hợp.

Thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây.

Bước 4: Đem cây trồng vào chậu

Khi xương rồng đã có đường kính khoảng từ 2 đến 3cm thì có thể tách cây để trồng vào chậu. Đất trồng cây phải tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.

Dưới đây là 2 cách trồng xương rồng trong chậu để bạn có thể tham khảo thêm.

7. Cách chăm sóc cây xương rồng trong chậu

7.1. Tưới nước cho cây

Xương rồng thích nghi tối với môi trường khô hạn nên lượng nước rất quan trọng trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây xương rồng. Nên tưới một lượng nước vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu tưới quá nhiều nước, cây xương rồng dễ bị úng, thối rễ dần và chết đi. Nhưng cũng không nên để đất quá khô vì sẽ làm cây bị yếu đi. Lượng nước tưới phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và các yếu tố khác như tình trạng đất, kích cỡ chậu, giống xương rồng. 

Khi tiến hành tưới nước chăm sóc xương rồng cần lưu ý vấn đề sau:

  • Khi trồng xương rồng trong các chậu nhỏ cần lưu ý tưới nhiều hơn chậu lớn. 

  • Cứ quan sát thấy mặt đất khô là tưới nước cho cây. Khi tưới cần lưu ý tưới vừa đủ nước ngấm tới rễ cây, ướt ¾ đất trong chậu là được. 

  • Loại nước tưới cây xương rồng: Chỉ sử dụng các loại nước có độ pH trung bình như nước mưa hoặc nước máy. 

7.2. Bón phân cho xương rồng

Mặc dù được đánh giá là loại cây có sức sống mạnh mẽ nhưng xương rồng cũng cần được bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt và ra hoa. 

  • Khi cây xương rồng còn nhỏ: tiến hành bón NPK 16-16-8, 20-20-20;

  • Khi cây xương rồng phát triển: tiến hành bón NPK 18-19-30, 20-30-20;

  • Khi cây xương rồng ra hoa: tiến hành bón NPK 6-3-3, 10-60-10.

7.3. Kiểm soát côn trùng gây hại


Kiểm soát côn trùng gây hại cho cây xương rồng

Ngoài tìm hiểu về cách trồng cây xương rồng, người trồng cần lưu ý đến việc kiểm soát côn trùng gây hại cho cây xương rồng. 

Rệp sáp và nhện đỏ là 2 loài côn trùng gây hại này có kích thước nhỏ và thường tập trung thành các cụm nhỏ trên cây xương rồng. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tiêu diệt hai loài này đó chính là dùng bông gòn tẩm cồn xoa lên chỗ cây bị nhiễm hay sử dụng chế phẩm sinh học Vansi để tiêu diệt và phòng trừ.

Thối gốc, đốm thân là triệu chứng bệnh hay thường thấy trên cây xương rồng, nếu bị nặng có thể gây tình trạng chết cây. Khắc phục và phòng trừ bệnh bằng sản phẩm Trium.

7.4. Thay chậu cho cây xương rồng

Tiến hành thay chậu cho cây xương rồng nếu kích thước chậu quá nhỏ so với kích thước của cây. Thay chậu và thay đất trồng sẽ hạn chế được nấm bệnh và giúp cây có thể phát triển tốt hơn. Từ 6 đến 12 tháng tiến hành thay đất định kỳ cho cây xương rồng.

Có thể thấy được không quá khó để trồng và chăm sóc cây xương rồng. Chỉ với cách trồng xương rồngVNFarm chia sẻ trong bài viết trên là bạn có thể tự tay ươm trồng cho mình những chậu xương rồng nhỏ xinh rồi. Sẽ rất thú vị vì bạn có thể quan sát được quá trình lớn lên và thay đổi từng ngày của cây. Chúc các bạn thành công và trồng được một chậu xương rồng đẹp.


Liên hệ