Cách làm đất trồng hoa hồng từ nguyên liệu có sẵn
Trên thị trường hiện nay cung ứng nhiều giống hoa hồng khác nhau đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do đó, đối với từng loại giống khác nhau sẽ yêu cầu loại đất trồng khác nhau. Để biết cách làm đất trồng hoa hồng. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z trong bài viết dưới đây!
1. Loại đất thích hợp để trồng hoa hồng
Mặc dù mỗi giống cây sẽ yêu cầu loại đất trồng khác nhau. Nhưng nhìn chung đều có đặc điểm chung là đất phải tơi xốp, cung cấp đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có thể phát triển tốt được. Vì vậy khi tìm hiểu cách làm đất trồng hoa hồng cần chú ý đặc điểm này.
Bên cạnh đó, loài cây có khả năng sinh trưởng ở hầu hết các loại đất như đất thịt, đất phù sa, đất đồi, đất cát,....Tuy nhiên, để cây hoa hồng đạt tốc độ sinh trưởng tốt nhất nên được trồng trên đất thịt, đất pha cát, đất mùn, đất phù sa.
Ngoài ra, đất trồng được cây hoa hồng phải là đất sống, đất có nhiều loại vi sinh vật, các động vật bậc thấp như dế, giun sống cộng sinh trong đất. Ưu tiên chọn đất sạch để trồng hoa hồng, để phòng trừ các mầm bệnh tiềm ẩn sâu trong lòng đất. Ngày nay, để đảm bảo việc trồng hoa hồng được tốt nhất không có các trường hợp nào xấu phát sinh, người ta tự trộn giá thể để trồng hoa hồng.
2. Cách làm đất trồng hoa hồng
Để thực hiện cách làm đất trồng hoa hồng cần đảm bảo có đầy đủ nguyên liệu sau:
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
2.1.1. Đất trồng
Nên lựa chọn loại đất có độ tơi xốp, màu mỡ như phần thông tin trên đề cập. Nếu có đủ điều kiện trồng trên đất phù sa thì càng tốt. Khi lấy đất về trồng hoa hồng, bạn cần thực hiện công việc cải tạo đất như làm tơi đất, không để nguyên những cục to. Đem đất đi phơi nắng rồi trộn với vôi để diệt sạch các mầm mống vi khuẩn có bên trong đất gây hại cho cây trong giai đoạn về sau.
2.1.2. Xơ dừa, xỉ than và trấu hun
-
Nếu đất chưa đạt đủ độ tơi xốp, nên sử dụng thêm trấu hun trộn vào đất. Bên cạnh đó, trấu còn giúp tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất, chức năng tương tự như vôi.
-
Xỉ than đã qua sử dụng, đập nát, đem ngâm với nước. Ngâm từ 2 đến 3 lần nước, khi đã sạch có thể đem ra sử dụng. Xỉ than trộn vào đất giúp dễ dàng thoát nước, tạo sự thông thoáng.
-
Hoa hồng là một trong những loại cây rất ưa hút ẩm. Vì vậy, xơ dừa hỗ trợ đắc lực trong vấn đề này. Xơ dừa giúp hoa hồng giữ ẩm được tốt hơn. Nhưng lưu ý, bạn có thể ngâm xơ dừa trong nước vài ngày để mất đi độ chát vốn có của xơ.
2.1.3. Phân chuồng ủ hoại mục
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất không đủ, bạn đừng quá lo lắng. Khi có thể bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng cách trộn đất cùng phân chuồng ủ hoại mục hoặc phân trùn quế. Giúp cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển được toàn diện và hạn chế tối đa được dịch bệnh tạo kháng thể cho cây. Tuy nhiên, tùy từng vùng miền khác nhau mà có thể dùng loại phân chuồng khác nhau (đã qua xử lý).
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng trong chậu
- Mách bạn cách trồng và cách chăm sóc hoa hồng leo
2.2. Tỷ lệ trộn đất trồng hoa hồng
Bắt đầu cách trộn đất trồng hoa hồng theo tỉ lệ: 2 đất + 1 trấu hun + xỉ than + 1 xơ dừa + 2 phân trùn quế.
Bên cạnh đó bạn có thể cho thêm 1 phần tổng hợp phần bò + đá pumice hay đá perlite ( đá này có tác dụng giúp tăng độ thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm cho đất).
3. Cách trộn đất trồng hoa hồng
Những nguyên liệu kể trên, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bắt đầu thực hiện cách trộn đất trồng hoa hồng theo sự hướng dẫn và liều lượng dưới đây:
Bước 1: Trải đất trồng đều ra khắp mặt.
Bước 2: Rải lên lớp đất trồng một lớp xỉ than, 1 lớp xơ dừa, 1 lớp trấu hun và một lớp trùn quế đã qua xử lý.
Bước 3: Tiếp đến, rải một lớp HVP 301B. Nếu như bạn trộn đất trồng hoa theo tỉ lệ trên thì cho 2kg HVP 301B.
Bước 4: Thêm một lớp lân theo tỉ lệ 1 khối hỗn hợp đất trên tương ứng với 5kg lân. Đối với cách trộn đất trồng hoa hồng thì việc bổ sung phân lân là không thể thiếu. Bộ rễ trở nên chắc khỏe hơn nhờ vào hàm lượng lân có trong đất.
Bước 5: Thêm vào nữa, rắc đều nấm khối kháng Trichoderma theo tỉ lệ 2 gói 1kg cho 1 khối giá thể trộn theo liều lượng nêu trên.
Khi cầm lên một nắm hỗn hợp vừa trộn, vón cục khi nắm lại. Bỏ tay ra đều rời rạc là đạt yêu cầu.
3.1. Trộn giá thể bằng viên đất nung và phân trùn quế
Ngoài cách pha trộn và liều lượng kể trên. Bạn có thể sử dụng viên đất nung kích cỡ từ 10 đến 20mm để trang trí trên bề mặt và lót dưới đáy chậu cây để hạn chế ngập úng. Từ những đặc tính ưu điểm kể trên của đất nung và phân trùn quế. Sự kết hợp này đáp ứng được những yêu cầu của đất trồng hoa hồng. Hạn chế tối đa tình trạng ngập úng của cây và chống lại những mầm mống sâu bệnh sâu trong đất.
4. Lưu ý khi trồng hoa hồng
Khi trồng hoa hồng, bạn cần nắm vững một số lưu ý quan trọng như sau:
-
Cần chú ý kỹ đến hệ thống thoát nước, bởi hoa hồng là loại cây không chịu được úng, không chịu được môi trường có nhiều nước. Nên giữ độ ẩm cho cây, tưới nước một ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối tắt nắng.
-
Hoa hồng rất ưa ánh sáng, nên hạn chế hoặc không trồng hoa hồng dưới những cây có bóng to. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến việc cây đón nắng.
-
Trong quá trình trồng hoa hồng nên bón lót và bón thúc để cây có đủ các dưỡng chất, từ đó hoa nở sẽ có màu sắc tươi hơn.
Cách làm đất trồng hoa hồng là bước quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển sau này của cây. Vì vậy, người trồng cần đặc biệt quan tâm và thực hiện cách trộn sao cho liều lượng phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin mà VNFarm mang đến trong bài viết phía trên phù hợp với bạn đọc. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các bài viết liên quan đến các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm nhé.