Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột

07:10:01 21/04/2023

Trầu bà leo cột có hình dáng đẹp và rất bắt mắt, đây là loại cây cảnh thường được sử dụng để trang trí văn phòng. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột tại nhà nhé!

Xem nhanh

1. Đặc điểm cây trầu bà leo cột


Trầu bà leo cột là loại cây dây leo, có thân to khỏe. Ở các đốt trên thân có rễ phụ. Lá bóng, màu xanh đậm và hình tim. Trong tự nhiên cây trầu bà leo có thân cứng, tròn và cao đến hàng chục mét. Nhờ trên thân có rễ phụ nên cây trầu bà leo cột có thể bám được trên tường và thân cây khác. Cây trầu bà leo rất ít có hoa.

2. Công dụng của trầu bà leo cột


Trầu bà leo cột có kích thước khá lớn, nên thường được trồng chậu để trang trí sảnh, hành lang, văn phòng, trong nhà.Các nhà hàng, khách sạn, công ty, cơ quan hay thường trang trí trầu bà leo cột ở sảnh. Cây sẽ mang đến cảm giác tươi xanh, thoáng mát cho không gian, xua tan căng thẳng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cây trầu bà leo cột như một món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè vào những dịp như khai trương, khánh thành, tân gia nhà mới,...

Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí. Cây có thể hấp thụ các khí độc hại như Aldehyde formic, monoxide de carbone, benzene, toluene, formaldehyde. Cây trầu bà leo cột ngoài làm cây cảnh thì còn có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

3. Trầu bà leo cột hợp với mệnh gì? Tuổi gì?


Trong phong thuỷ ngũ hành, trầu bà leo cột hợp với mệnh Mộc, Hoả và hợp với người tuổi Ngọ. Nếu gia chủ tuổi này, mệnh này trồng cây sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc, sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng.

Cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột tại nhà có khó không? Để biết chính xác thì hãy xem phần thông tin bên dưới đây.

4. Các bước chuẩn bị trồng trầu bà leo cột

4.1. Chuẩn bị đất trồng


Đối với cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột thì ưu tiên trồng trên đất tơi xốp, thoáng nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Có thể trộn vào đất trồng phân chuồng hoai mục hoặc than củi để lâu ngày. Điều này giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất, giúp cây phát triển xanh tốt.

4.2. Cách nhân giống cây trầu bà


Giâm cành là một cách nhân giống cây trầu bà leo cột hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Nên chọn những nhánh trầu bà đã chuyển sang trạng thái bò. Tiến hành cắt nhánh cẩn thận bằng dao sắc bén. Mỗi cành giâm nên có 2 lớp lá. 

4.3. Cách trồng trầu bà leo cột


Cành giâm sau khi cắt giâm trực tiếp vào chậu đất đã chuẩn bị. Nén thật chặt đất quanh gốc trầu và và tưới nước vào chậu. Cấm các nhánh trầu bà theo chiều từ tâm chậu ra. Những lá trầu bà con sẽ mọc lên sau 40 ngày trồng và chăm sóc. Tiến hành loại bỏ những lá già trên cây trầu bà để lá non có thể phát triển tốt hơn. 

5. Cách chăm sóc trầu bà leo cột

Cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột xanh tốt sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, nếu bạn áp dụng đúng cách chăm sóc mà VNFarm tiết lộ bên dưới đây.

5.1. Tưới nước cho cây trầu bà leo cột


Cây trầu bà leo cột rất ưa ẩm, do đó cần phải cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cây. Đảm bảo độ ẩm trong chậu luôn được duy trì ở một mật độ thích hợp. Những cây trầu bà trồng trong nhà cứ cách 2-3 ngày phải tưới một lần. Vào mùa hè phải lưu ý cây trầu bà không được thiếu nước. Nhưng không nên tưới quá nhiều làm cây bị úng và chết đi. 

Chậu trồng cây trầu bà leo cột nhất định phải có lỗ thoát nước. Nếu trồng cây trầu bà trong vườn, nên tưới nước cho cây hàng ngày. Trong cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột thì điều chỉnh lượng nước và tần suất tưới là quan trọng nhất.

5.2. Bón phân cho cây trầu bà leo cột


Xem thêm:

Cây trầu bà không cần quá nhiều chất dinh dưỡng vẫn có thể sống tốt. Nhưng nếu muốn cây phát triển xanh tốt thì nên sử dụng NPK bón cho cây. Bón định kỳ phân NPK mỗi tháng 2 lần, để kích thích cây phát triển tốt hơn. 

Cứ cách 2 tháng nên bổ sung vi lượng cho cây trầu bà leo một lần. Ngoài ra, có thể sử dụng phân trùn quế, B1, phân vi sinh để bón cho cây, giúp sinh trưởng tốt hơn. 

5.3. Kiểm soát bệnh gây hại ở cây trầu bà leo cột


Cây trầu bà leo cột trồng trong nhà thường xuất hiện 2 loại bệnh sau đây:

Bệnh vàng lá

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên cây trầu bà leo cột là do cây bị thiếu ánh sáng. Lá cây chuyển sang màu vàng và rụng dần đi. Cách tốt nhất để điều trị bệnh này là mang chậu trầu bà đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời trong vòng 1 tuần. 

Bệnh thối thân rễ

Tưới nước cho cây trầu bà leo quá nhiều là nguyên nhân chính làm cây bị thối rễ. Khi phát hiện thấy cây trầu bà leo cột có hiện tượng rụng lá, thân mềm và thối. Hãy kiểm tra ngay độ ẩm của đất. Ngưng tưới nước và điều chỉnh lại lượng nước tưới cho phù hợp. Những thân bị thối nên cắt bỏ để ngăn chặn sự hình thành của các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại.

Trồng và chăm sóc trầu bà leo cột không khó. Nhưng phải biết cách thực hiện thì mới có thể có được một chậu cây cảnh như mong muốn. Vì vậy, trong bài viết này VNFarm đã hướng dẫn các bạn rất chi tiết cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột hiệu quả nhất. 

Nếu bạn muốn xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây cảnh thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.


Liên hệ