2 cách nhân giống cây trầu bà siêu đơn giản tại nhà

07:15:21 21/04/2023

Cây trầu bà thường được trồng để trang trí trong nhà, sân vườn hoặc trong văn phòng. Cây có tác dụng giúp cho không gian trở nên thoáng mát và trong lành. Trồng trầu bà cũng rất đơn giản, dễ chăm sóc. Trong bài viết này, VNFarm sẽ hướng dẫn 2 cách nhân giống cây trầu bà cực kỳ đơn giản nhé! 

Xem nhanh

1. Tìm hiểu đôi nét về cây trầu bà


Tên gọi

Cây trầu bà

Tên gọi khác

Cây cây trầu bà xanh, cây Hoàng Tâm Diệp

Tên khoa học

Epipremnum aureum

Họ

Aracea

Đặc điểm: Cây trầu bà là loại cây thân thảo dạng leo, thân tròn mập màu xanh, thường bò dài hoặc buông thả xuống, có nhiều rễ khí sinh. Lá đơn, có hình trái tim, màu xanh hoặc có những vệt trắng, vàng nằm rải rác. 

Trầu bà là loại cây cảnh phổ biến, thường được trồng để trang trí trong nhà, không gian văn phòng hoặc tiểu cảnh sân vườn. Những chậu trầu bà không chỉ có tác dụng làm đẹp và mà còn tạo không gian trong lành, thoải mái.

2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trầu bà


– Nhiệt độ: Điều kiện nhiệt độ thích hợp để nhân giống trầu bà là khoảng từ 15 đến 26 độ C.  Trầu bà không chịu lạnh kém nên cần đảm bảo nhiệt độ không thấp dưới 18 độ C.

– Ánh sáng: Trầu bà là giống cây ưa bóng thích hợp trồng ở điều kiện ánh sáng nhẹ đến trung bình. Bạn có thể trồng và nhân giống cây ở những nơi râm mát nhưng phải có ánh sáng tự nhiên. Hay sử dụng ánh điện huỳnh quang thay thế. Hạn chế cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bởi ánh nắng quá mạnh có thể làm cây bị tình trạng vàng lá, cháy lá.

– Độ ẩm: Đây là cây ưa ẩm và chịu hạn kém nên cần giữ ẩm cho cây trầu bà. Tuy nhiên, không để cây bị tình trạng ngập úng nó sẽ gây ra tình trạng vàng lá, thối rễ.

3. Các bước chuẩn bị trước khi nhân giống trầu nhà


Trước khi nhân giống trầu bà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và nguyên liệu sau:

  • Cây giống: Chọn những cây trầu bà mẹ khỏe mạnh, xanh tốt và không bị sâu bệnh để làm giống. 

  • Chậu trồng: Nếu trồng trên đất bạn có thể sử dụng chậu nhựa, chậu sứ hoặc chậu đất nung có lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu trồng thủy sinh thì chọn lọ thủy tinh. Lưu ý kích thước chậu, lọ phải phù hợp với cây và mục đích trồng. 

  • Đất trồng: Đất phải đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và sạch mầm bệnh hoặc dung dịch dinh dưỡng nếu trồng thủy canh. 

  • Dụng cụ khác: Kéo, dao, sỏi đá,...

  • Giá thể: nước, đá vermiculite, đá perlite đất trồng cây đã qua xử lý.  

4. Cách nhân giống cây trầu bà

Hiện này có 2 cách nhân giống cây trầu bà được nhiều nhà vườn trồng cảnh áp dụng đó nhân giống từ nhánh, nhân giống từ mắt. Chi tiết từng cách nhân giống sẽ được VNFarm tiết lộ qua bài viết bên dưới đây.

4.1. Phương pháp nhân giống cây trầu bà từ nhánh


Nhân giống cây trầu bà từ nhánh bằng phương pháp tách nhánh từ cây trầu bà mẹ ra thành nhiều nhánh rồi đem trồng để chúng phát triển thành cây mới. 

Để thực hiện cách nhân giống cây trầu bà từ nhánh ta tiến hành làm các bước sau đây: 

Bước 1: Chuẩn bị một nhánh trầu bà mẹ khỏe mạnh sau đó cắt các đoạn thân trầu bà thành các nhánh nhỏ. Vết cắt phải nằm ở đoạn giữa 2 mắt lá. 

Bước 2: Tỉa bớt hoặc tỉa hết rễ cây trầu bà để dễ giâm vào giá thể mới. 

Bước 3: Đổ nước hay giá thể đã chuẩn bị vào chậu hoặc lọ sao cho giá thể hay nước lấp qua một ít nách lá. Bạn có thể thực hiện giâm ngay sau khi cắt mà không cần đợi vết cắt khô. 

Bước 4: Rễ trên các mắt lá, trên đốt thân trầu bà sẽ bắt đầu mọc dài sau khoảng 7 - 10 ngày. Lúc đó, bạn có thể trồng ra đất hoặc trồng bán thủy canh. 

4.2. Phương pháp nhân giống cây trầu bà từ mắt lá


Xem thêm:

Cách nhân giống từ mắt lá chỉ cần một đoạn mắt lá và 1 lá là được. Phương pháp này có thể nhân được nhiều cây con hơn, tuy nhiên cây con vào giai đoạn đầu chăm sóc có chút khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.  

Để thực hiện cách nhân giống cây trầu bà từ mắt lá ta tiến hành làm các bước sau đây: 

Bước 1: Chọn 1 cây trầu bà khỏe mạnh hoặc 1 nhánh trầu bà khỏe mạnh. Sau đó cắt thành nhiều khúc nhỏ, mỗi khúc chứa 1 mắt lá. 

Bước 2: Ngâm tất cả đoạn nhỏ đã cắt có chứa mắt lá xuống nước hoặc lấp trong giá thể. 

Bước 3: Khoảng 1 tuần sau khi giâm thì có rễ mới và chồi non bắt đầu đâm từ nách lá. Lúc này, bạn có thể đem ra trồng vào đất hoặc tiếp tục trồng thủy sinh trong giá thể. 

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây trầu bà sau khi nhân giống


Sau khi thực hiện cách nhân giống trầu bà, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cho cây. Chỉ cần đặt cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên khoảng 50% tránh ánh nắng quá gay gắt. 

Kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng cũng như độ ẩm để nhánh hoặc mắt lá có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Thường xuyên kiểm tra sự phát triển của rễ và chồi non. 

Trên đây là cách nhân giống cây trầu bà đơn giản mà VNFarm muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bạn có thể thành công nhờ vào những kiến thức này. Nếu có thắc mắc hoặc muốn biết thêm nhiều thông tin về cây cảnh hãy ghé VNFarm ngay nhé! 


Liên hệ