Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trầu bà luôn xanh tốt

09:44:50 20/04/2023

Trầu bà là một loại cây có hình dáng mềm mại, lá xanh mát và mang đến bầu không khí trong lành. Do đó, trầu bà được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà ở, văn phòng, không gian làm việc,... Để cây trầu bà sinh trưởng và phát triển tốt, bạn phải nắm rõ cách trồng và chăm sóc cây trầu bà trong bài viết sau của VNFarm.

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây trầu bà

1.1. Cây trầu bà là cây gì?


Cây trầu bà thuộc họ Araceae, có tên khoa học là Epipremnum aureum và có nguồn gốc từ Indonesia. Trầu bà được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Cây trầu bà có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, thích nghi với thích nghi với mọi điều kiện môi trường, nó được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng, thăng tiến trong cuộc sống.

1.2. Đặc điểm cây trầu bà


Trầu bà là một loại cây có thân to tròn và mọc leo lên giàn cao hoặc buông thõng trên chậu treo. Cây trầu bà có nhiều rễ, rễ sinh khí và bò dài. Lá trầu bà màu xanh bóng, có hình dạng giống trái tim. 

Cây trầu bà được sử dụng như một loại cây cảnh để trang trí không gian sống. Cây trầu bà có nhiều tác dụng như: hấp thụ các tia bức xạ điện từ; loại bỏ các loại độc tố trong không khí; làm sạch bể cá cảnh; trang trí,...

1.3. Cây trầu bà hợp với mệnh gì? Tuổi gì?


Xem thêm:

Cây trầu bà hợp với mệnh Mộc, Hoả, Thuỷ và hợp với những tuổi Ngọ, tuổi Thân. Trầu bà trồng trong nhà sẽ thuận lợi về đường con cái, trồng văn phòng sẽ giúp sự nghiệp thăng tiến ích gặp trắc trở.

Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cách trồng trầu bà cũng được khá nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà tại nhà sẽ được VNFarm bật mí ở thông tin bên dưới đây.

2. Hướng dẫn cách trồng trầu bà đơn giản tại nhà

2.1. Chuẩn bị đất trồng trầu bà


Để cây trầu bà sinh trưởng và phát triển tốt nên trồng trầu bà trên đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí và giữ ẩm tốt. Ngoài ra, có thể trộn thêm vào đất trồng một ít phân chuồng hoai mục, than củi để lâu ngày,...

2.2. Cách nhân giống trầu bà


Có thể trồng trầu bà trong chậu hoặc trồng thủy sinh do trầu bà là loại cây ưa nước và không sợ úng. Cách nhân giống trầu bà đơn giản và dễ thực hiện nhất là trồng bằng cành con.

Chọn và xử lý cành 

Chọn cành trầu bà phát triển đầy đủ nhánh, mầm và cắt một đoạn. Khi cắt nên cẩn thận, nhẹ nhàng không làm cành bị dập nát. Đem cành trồng vào chậu cát khô để tạo rễ. Không trồng trầu bà ở nơi ẩm ướt hoặc có nước vì cành trầu bà chỉ ra rễ khi bị ngăn chặn sinh trưởng.

2.3. Cách trồng cây trầu bà


Thực hiện cách trồng và chăm sóc cây trầu bà như sau:

Sau một thời gian nhánh trầu bà ra rễ, thành cây con. Đem cây trầu bà con trồng vào chậu đất đã chuẩn bị. Nếu thích có thể trồng vào nước để cây trầu bà sống thủy sinh. Khi trồng thủy sinh, phải rửa sạch rễ trước khi cho vào chậu nước. Không nên sử dụng nước máy, hãy sử dụng nước tự nhiên và bổ sung thêm dịch dinh dưỡng để bổ sung nước cho trầu bà.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây trầu bà

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà vô cùng đơn giản và dễ dàng nếu bạn thực đúng các bước bên dưới đây:

3.1. Tưới nước cho cây trầu bà


Cây trầu bà ưa ẩm và không chịu được khô hạn nên cần phải lưu ý phải tưới nước đầy đủ trong quá trình thực hiện cách trồng và chăm sóc cây trầu bà. Mỗi ngày, tưới nước cho cây trầu bà 1 lần. Trước khi tưới nên dùng tay để kiểm tra, nếu đất trồng bị khô thì phải tưới nước ngay hoặc ngược lại. Chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, không gây ngập úng làm trầu bà bị thối rễ.

Nếu bạn lỡ tay tưới quá nhiều nước và nước không thể thoát ra ngoài. Đừng quá lo lắng, chỉ cần sử dụng một ít bông gòn để xử lý. Bông gòn có khả năng hút ẩm cao, sẽ giúp hút lượng nước thừa khỏi chậu.

3.2. Bón phân cho cây trầu bà


Khi trồng trầu bà trong đất nên bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trầu bà. Phân hữu cơ có thể cung cấp được một lượng lớn chất dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng. Nếu trồng trầu bà thủy sinh, mỗi tuần nên bổ sung dịch dinh dưỡng cho cây.

3.3. Kiểm soát côn trùng gây hại


Cây trầu bà ít bị các loại côn trùng gây hại tấn công. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trên cây trầu bà lại có sự xuất hiện của ve, rệp,... Nếu các loại côn trùng này xuất hiện với mật độ ít, có thể dùng tay để bắt và tiêu diệt chúng. Nếu xuất hiện quá nhiều có thể sử dụng Vansi để phòng trừ sâu bệnh. Cách tốt nhất để hạn chế côn trùng gây hại trên cây trầu bà đó chính là thường xuyên nhặt bỏ những lá vàng, héo úa,...

Có thể thấy được trầu bà là một loại cây dễ trồng và chăm sóc. Với những kiến thức về cách trồng và chăm sóc cây trầu bàVNFarm chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bạn có thể tự tay trồng chậu cây trầu bà cực kỳ xanh tốt để trang trí không gian sống nhé.

VNFarm luôn cập nhật nhiều thông tin hay, hữu ích liên quan đến việc trồng và chăm sóc cây kiểng.


Liên hệ