Cách trồng và chăm sóc măng tây đúng kỹ thuật ngay tại nhà

09:28:39 14/04/2023

Măng tây có lẽ không còn xa lạ với người dân sống tại thành thị. Được sử dụng chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Nhưng cách trồng măng tây có khó không? Thổ nhưỡng, khí hậu như thế nào thì phù hợp để trồng măng tây? Tất cả sẽ được VNFarm làm rõ trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Măng tây là gì?

Măng tây là giống cây thân thảo, mọc ngầm dưới đất, có tên khoa học là Asparagus officinalis, nguồn gốc xuất xứ từ các nước Tây Á, Bắc Phi, Châu Âu. Măng tây được xem như là một loại rau và có hơn 300 loài khác nhau.

Hiện nay, măng tây được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia. Vào năm 1960 măng tây bắt đầu được trồng nhiều ở Việt Nam. Các khu vực trồng nhiều, điển hình như Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng.

Thân măng tây dày, xốp, có màu nâu sáng. Đường kính khoảng từ 5 đến 6mm. Tuy nhiên, thân cây sẽ mọc nhiều trong đất, mang nhiều rễ dài. Đây là lý do chính kiến măng tây thường được gọi là thân rễ. 

Khi măng tây lớn và vươn lên mặt đất sẽ có lá hình kim, hoa măng tây nhỏ, có màu lục, hình như chiếc chuông. Mọc thành từng nhóm có từ 4 đến 6 hoa ở phần nách lá. Quả thì có hình cầu và dày, màu đỏ. 

Trên thị trường hiện nay: măng tây được chia làm 3 loại: măng tây trắng, măng tây tím, măng tây xanh. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà chọn lựa loại măng tây cho phù hợp. 

2. Các bước chuẩn bị tiến hành trồng măng tây

2.1. Thời vụ trồng măng tây

Có 2 vụ mùa chính để thực hiện cách trồng măng tây. Đầu tiên, vụ thu đông từ cuối tháng 8 đến tháng 3. Vụ xuân hè từ cuối tháng 2 kéo dài cho đến tháng 6 dương lịch. 

2.2. Nhiệt độ thích hợp trồng măng tây

Điều kiện khí hậu, môi trường mát sẽ thích hợp để trồng măng tây. Loại cây trồng này rất ưa nắng, nên cần được tưới nhiều nước. Tuy nhiên, lại không chịu được ngập úng. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng măng tây vào khoảng 25 đến 30 độ C. Nên đây là lý do, măng tây thường được trồng nhiều ở vùng phía Bắc hoặc Lâm Đồng (Đà Lạt). 

2.3. Đất thích hợp trồng măng tây


Xem thêm:

Đất thích hợp để tiến hành cách trồng măng tây phải có mực nước ngầm thấp trên 1.5m. Đất có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa. Đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, đất cát ven biển thích hợp trồng măng tây.

Khu vực trồng măng tây cần phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu thiếu ánh sáng hoặc ánh nắng cây sẽ sinh trưởng chậm và năng suất đạt chất lượng thấp.  

3. 2 kỹ thuật trồng măng tây tại nhà được nhiều người áp dụng

Có 2 phương pháp trồng măng, đồng nghĩa có 2 kỹ thuật trồng măng tây khác nhau. Chi tiết từng kỹ thuật sẽ được VNFarm bật mí nhanh ở phần thông tin phía dưới.

3.1. Cách trồng măng tây bằng hạt

Đem hạt giống măng tây xử lý với nước ấm, theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh trong khoảng 12 giờ. Khi đạt đủ thời gian, vớt hạt ra để ráo nước sau đó đem đi ủ trong khăn ấm khoảng 9 đến 12 ngày. Quan sát đến khi hạt nứt ra là được. 

Bạn có thể ươm hạt giống trồng bầu hoặc gieo trực tiếp ra vườn. Bầu đất bao gồm đất, tro trấu hoặc xơ dừa, phân chuồng đã ủ hoại mục theo tỉ lệ 3 đất, 1 phân. Sau đó, dùng que chọc 1 lỗ sâu 0.5 đến 1cm bỏ hạt giống vào và lấp kín lại. 

Vào lúc này, cứ 12 - 15 tiếng. Bạn tưới nước ấm cho măng tây một lần. Phun bằng bình tưới nhẹ để nước ra đều. Ngoài ra, nên dùng giàn che để hạn chế các tác động của nắng mưa. Cây măng tây sẽ nảy mầm và phát triển sau từ 7 ngày gieo trồng. 

3.2. Cách trồng măng tây trồng bằng cây


  • Cách trồng này sẽ không mất 15 ngày ươm hạt giống. Nhưng cần mất thời gian xử lý đất 1 tháng trước khi trồng. Đối với cách trồng măng tây bằng cây, cần xới tơi đất với độ sâu từ 40 đến 50cm. Điều này giúp cho thân măng tây có thể mọc rễ. 

  • Tiếp đến, cần dọn sạch cỏ dại và phun thuốc để diệt sạch mầm bệnh trong đất. 

  • Trước 15 đến 10 ngày trồng măng tây. Đất trồng nên được bón vôi với liều lượng từ 7 đến 8kg. Bón lót 150kg phân vi sinh, phân chuồng ủ hoại mục. Khoảng 4 đến 5kg phân lân/100m2. 

  • Luống trồng măng tây lên cao từ 20 đến 25cm. Chiều rộng từ 0.8 đến 1m chống ngập úng. Mỗi luống cách đều nhau ít nhất là 90cm để tạo thành các rãnh thoát nước ở giữa vào mùa mưa.

  • Để thân cây dễ dàng bén rễ, đào hố sâu từ 20 đến 30cm. Đồng thời, khoảng cách giữa các hố là từ 40 đến 50cm để đảm bảo rằng các cây măng tây có không gian để phát triển. Chất dinh dưỡng cung cấp đi đủ các nơi.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc măng tây sau khi trồng


Cách chăm sóc măng tây sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn áp dụng đúng kỹ thuật sau đây:

  • Mùa nắng tưới nước thường xuyên và cần phủ rơm rạ để giữ ẩm cho măng tây, tránh tình trạng đất khô cằn. Vào mùa mưa nên hạn chế lượng nước lại, tránh dẫn đến ngập úng đất, chết cây. Đảm bảo các rãnh thoát nước tốt. Lưu ý, sau 17 giờ kể từ khi mưa thì sẽ không tưới nước nữa, vì các mầm măng mới nhú có thể bị ảnh hưởng. 

  • Bón phân cho măng tây. Trồng cây được 15 đến 20 ngày. Lúc này có thể dùng phương pháp bón thúc, bằng cách pha NPK 15-15-15 pha với nước rồi tưới vào gốc cây. Cứ cách từ 10 đến 15 ngày tiếp theo. Tiếp tục bón thúc bằng NPK với tỷ lệ 16-16-8 kết hợp với các loại phân hữu cơ và vi sinh khác. Trước 15 ngày khi thu hoạch măng tây thì ngừng bón phân. 

  • Sâu bệnh hại thường thấy khi thực hiện cách chăm sóc măng tây như sâu đất, sâu xanh, rầy rệt, bọ trĩ và các loại nấm/virus gây ra bệnh thối rữa. Thường xuyên dọn sạch cỏ, tỉa bỏ lá hư để phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây măng tây. Tình trạng sâu bệnh hại phát triển nhanh và không kiểm soát được thì bạn hãy ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ và tiêu diệt bệnh như: Leven, Vansi, Venri, Trium.

4. Măng tây trồng bao lâu thu hoạch?


Áp dụng đúng cách trồng măng tây như trên thì bạn có thể thu hoạch sau 6 tháng trồng và duy trì việc thu hoạch trong từ 4 đến 8 năm tiếp theo. Thời gian vàng để thu hoạch măng tây là từ tháng 3 cho đến tháng 5 hằng năm. 

Bài viết trên đã phần nào phổ quát về cách chăm sóc và cách trồng măng tây. Hy vọng, qua đây bà con có thể áp dụng thành công cho vườn nhà để thu hoạch một vụ mùa thành công. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cây trồng!


Liên hệ