Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kiếm cho hoa rực rỡ

08:34:25 08/04/2023

Trong giới chơi lan, hoa lan kiếm được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Chúng có thể được sử dụng để trang trí nhà ở hoặc kinh doanh. Loài hoa lan kiếm này có giá trị kinh tế rất cao. Nhiều người mới chơi lan gặp rất nhiều khó khăn trong việc trồng và chăm sóc lan kiếm. 
Trong bài viết này, VNFarm sẽ chia sẻ với các bạn cách chăm sóc và cách trồng lan kiếm cho hoa rực rỡ cực đơn giản.

Xem nhanh

>>> Tham khảo một số cách chữa bệnh phấn trắng cho hoa hồng

1. Đặc điểm nổi bật của cây lan kiếm


Lan kiếm hay còn gọi là lan tàu, lan đai giáp, lan thanh ngọc, có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum. Lan kiếm có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng nhiệt đới như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, bắc Ấn Độ.

Lan kiếm là loại cây mọc dạng bụi, phân thành rất nhiều nhánh là. Thân cây là những bẹ là dày và mọc từ gốc. Lá khá cứng, có hình lưỡi kiếm và vươn thẳng hơi cong ra phía ngoài. Kích thước lá rất lớn, thông thường lá lan kiếm dài khoảng 50-70cm, rộng 3-5cm. Lá lan kiếm ít bị rụng vì là loại lá lâu năm. Kích thước và màu sắc lá lan kiếm sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 

Cây lan kiếm có rễ chùm, có màu trắng ngà và đầu rễ có màu trắng hoặc tím. Vào mùa nóng, rễ lan kiếm phát triển nhanh. Vào mùa đông, rễ lan kiếm thường chậm phát triển hoặc ngừng phát triển tạm thời.

Hoa mọc từ nách là và tạo thành các cành chứ 20-50 hoa. Cành hoa lan kiếm rủ hướng xuống đất và kéo dài đến hoa cuối cùng. Mỗi cành dài khoảng 60-90cm, các hoa có kích thước khá lớn và tỏa hương thơm nhẹ nhàng.

2. Những điều cần chuẩn bị khi trồng hoa lan kiếm

2.1. Đất trồng hoa lan kiếm


Giá thể trồng lan kiếm chỉ cần đảm bảo được các yêu cầu về khả năng thoát nước, thoáng khí và giữ ẩm tốt. Các loại giá thể thích hợp trồng lan kiếm: xơ dừa, trấu hun, than củi, xỉ than, dớn, đất nung hoặc vỏ thông. Tùy vào kích thước và sự sinh trưởng của lan kiếm mà lựa chọn giá thể lớn hay nhỏ cho phù hợp.

Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng lan kiếm, phải tiến hành xử lý giá thể sạch sẽ để loại bỏ đi các loại mầm bệnh gây hại. Sử dụng nước sạch để rửa giá thể và ngâm giá thể trong nước vôi pha loãng 12 giờ. 

2.2. Chậu trồng cây lan kiếm


Hoa lan kiếm là một loại địa lan thích hợp trồng trong chậu hơn là ghép trên giá thể khác. Do đây là loài cây ưa ẩm và không cần môi trường quá thoáng gió. Khi lựa chọn chậu trồng lan kiếm nên chọn các loại chậu có đáy sâu vừa phải và miệng chậu loe rộng. Nếu chậu nong, sẽ không đủ không gian để lan kiếm sinh trưởng tốt. Do bộ rễ của lan kiếm cực kỳ phát triển, chậu sâu sẽ kín khí và tốn giá thể.

Thông thường, có thể sử dụng chậu xi măng hoặc chậu sứ để trồng cây hoa lan kiếm. Nhưng nếu trồng hoa lan kiếm để kinh doanh thì cách trồng và chăm sóc lan kiếm tốt nhất là sử dụng chậu nhựa để thuận tiện hơn trong việc vận chuyển.

2.3. Xử lý cây hoa lan kiếm giống


Xem thêm: 

Khi nói về cách trồng lan kiếm, chúng ta có thể trồng lan kiếm bằng nhiều phương pháp như trồng bằng hạt, nuôi cấy mô và tách bụi. 

Nếu trồng lan kiếm bằng cách nhân giống từ hạt hoặc nuôi cấy mô thì có thể tiến hành trồng cây sau khi tách khỏi bầu. Nhưng đối với phương pháp tách bụi, bạn cần phải tiến hành xử lý cây giống thật cẩn thận.

Khi chọn hoa lan kiếm làm giống nên chọn những cây mẹ trên 3 năm tuổi. Cây phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng và không có sâu hại. Sau đó, tách 2-3 nhánh từ những cây khỏe mạnh.

Cắt phần rễ già, bị thối và khô mục bằng kéo sắc bén. Đồng thời, loại bỏ những là và cành bị vàng úa. Dùng que sắt nóng chà lên vết cắt để sát trùng vết cắt, sau đó quét vôi lên để qua đêm.

2.4. Thời vụ thích hợp để nhân giống lan kiếm


Mùa xuân là thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng lan kiếm và nhân giống cây lan kiếm. Do lúc này, thời tiết ấm áp, cây lan phát triển hoàn thiện nên sẽ tiết kiệm được thời gian nhân giống. Nếu môi trường có nhiệt độ dưới 15℃ thì không nên thực hiện tách nhánh.

2.5. Vị trí thích hợp nhất để trồng lan kiếm


Vị trí trồng lan kiếm phải đảm bảo đáp ứng được các yếu tố ngoại cảnh phù hợp. Ban công, sân vườn hay sân thượng đều thích hợp để trồng cây lan kiếm. Bạn cũng có thể đặt cây lan kiếm trong nhà, chỉ cần vi trí chậu trồng có ánh sáng là được.

3. Hướng dẫn cách trồng lan kiếm đúng kỹ thuật


Cách trồng lan kiếm được thực hiện rất đơn giản qua các bước dưới đây:

Bước 1: Cho vào đáy chậu một lớp xỉ than, mút xốp hoặc than củi. Sau đó, tiếp tục cho giá thể đã chuẩn bị vào gần đầy miệng chậu. 

Bước 2: Đặt cây lan thẳng đứng vào giữa chậu và rải hết phần giá thể còn lại xung quanh rễ lan kiếm.

Bước 3: Cuối cùng chỉ cần tưới nước vào chậu hoa, đảm bảo môi trường râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ phải luôn được duy trì ổn định.

4. Cách chăm sóc lan kiếm nhanh ra hoa

Áp dụng tốt cách trồng và chăm sóc lan kiếm sẽ giúp nhanh phát triển và nhanh ra hoa hơn. Chi tiết cách chăm sóc cây lan kiếm như sau:

4.1. Tưới nước cho lan kiếm


Trước khi tưới nước nên kiểm tra độ ẩm mặt đất. Nếu đất còn ẩm, bạn không cần tưới cho cây vì sẽ làm cho bộ rễ luôn bị ẩm ướt. Tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây lan không khỏe và dễ bị nhiễm các loại bệnh.

Nguồn nước bị nhiễm bẩn, mặn, phèn sẽ là lý do khiến cây lan kiếm kém phát triển và đây cũng là điều mà nhiều người mắc phải khi chăm sóc cho lan kiếm. Nếu sử dụng nước máy, cần phải đợi hết mùi clo rồi mới tưới cây. Do giá thể trồng lan kiếm có khả năng thoát nước nhanh, nên bạn phải tưới nước cho cây 2 lần. Lần đầu tiên, tới khắp cây cho đến lúc cây ngấm nước dần. Sau 15 phút, tưới lại cho giá thể thêm lần nữa để giá thể được ngấm đủ nước.

4.2. Bón phân cho cây lan kiếm


Cần phải bón thêm phân cho cây hoa lan kiếm trong thời kỳ cây đang phát triển. Đây là cách trồng và cách chăm sóc lan kiếm hiệu quả, bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Có thể sử dụng phân NPK hoặc phân bón thức ăn cho vi lượng như sắt, kẽm, magie, mangan, đồng,...để bón cho cây lan keesim. Sử dụng phân hữu cơ quá nhiều sẽ làm xót lan và phát sinh thêm nhiều mầm bệnh gây hại cho cây.

4.3. Kiểm soát côn trùng gây hại lan kiếm


Nếu phát hiện cây lan kiếm của bạn có sự xuất hiện của các loài côn trùng gây hại thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Không được sử dụng thuốc khi chưa biết rõ được tình trạng của cây. Nếu cây lan kiếm xuất hiện các biểu hiện như xoăn lá, chậm sinh trưởng do thiếu đạm, xuất hiện nhiều vết màu đỏ trên cánh hoa,... Khi ấy, cần phải tiến hành phun thuốc ngay.

Trong quá trình chăm sóc lan kiếm, phải luôn đảm bảo môi trường sạch sẽ, các điều kiện môi trường nên được điều chỉnh cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

5. Hoa lan kiếm có công dụng gì?


Ngoài làm cây cảnh trang trí nhà cửa thì cây lan kiếm còn có giá trị trong đông y. Các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Rễ cây lan kiếm được sử dụng làm thuốc trị ho khan và có tác dụng bổ phổi. Lá thì được sử dụng làm thuốc lợi tiểu. Trong hoa lan kiếm có chứa rất nhiều thành phần tốt cho đôi mắt cũng có thể đưa vào làm thành phần chế tạo thuốc nhỏ mắt.

Vào ngày đặc biệt thì có sử dụng hoa lan kiếm để làm quà tặng cho gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp đều được.

Phía trên là tất cả những thông tin về cách trồng và cách chăm sóc lan kiếm. Hy vọng, với những chia sẻ của VNFarm có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được cách trồng lan kiếm. Chúc bạn trồng được chậu hoa lan kiếm thật xinh đẹp, có hoa nở bền lâu nhé.

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cách trồng và chăm sóc các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm.


Liên hệ