Cách trồng lan kim tuyến đúng kỹ thuật - thảo dược quý cho sức khỏe

08:41:18 08/04/2023

Lan kim tuyến là một thảo dược quý hiếm có khả năng giúp tăng cường sức khỏe và có hiệu quả tốt trị bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, lan kim tuyến còn được trồng như một loại cây cảnh. Vậy bạn có muốn sở hữu một chậu lan kim tuyến có công dụng tuyệt vời trong nhà không? Nếu có hãy theo dõi bài viết này nhé! VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách trồng lan kim tuyến siêu đơn giản. 

Xem nhanh

1. Đặc điểm của lan kim tuyến


Lan kim tuyến hay còn được gọi lan gấm, cây kim cương, nam trùng thảo, có tên khoa học Anoectochilus chapaensis. Đây là cây dược liệu quý hiếm thuộc họ thân thảo với thân rễ mọc dài và cắm thẳng vào đất. 

Chiều dài của rễ sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây, mỗi cây có khoảng 2 - 10 rễ. 

Thân kim tuyến thường mọc thẳng đứng, hướng lên trên mặt đất, có chiều dài từ 4 - 8cm. Lá có dạng hình trứng, ôm tròn ở phần gốc, càng lên cao càng nhọn dần. Phần chóp có mũi khá ngắn, mọc cách xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất thường và có kích thước khoảng 3 - 6cm. Mặt trên lá có màu đỏ, mặt dưới có màu đỏ nhạt dần. Gân lá hình mạng nhện, cuống lá dài khoảng 1cm, màu xanh trắng, phần bẹ lá có màu hơi đỏ tía. 

2. Lan kim tuyến có tác dụng gì?


Theo sách y học của Trung Hoa thì hoa lan tuyến được mệnh danh là ”Vua thảo dược” với nhiều tác dụng khác nhau như :

  • Lan kim tuyến có tác dụng như thanh nhiệt, thanh huyết, mát gan. Còn có tác dụng bảo vệ, tái tạo các tế bào gan, được sử dụng để chữa bệnh về viêm gan mãn tính. 

  • Giảm tình trạng đau bụng hay sốt cao.

  • Giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ chậm lớn.

  • Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khoẻ hơn.

3. Hướng dẫn cách trồng lan kim tuyến đúng kỹ thuật

3.1. Thời vụ trồng lan kim tuyến 


Xem thêm: 

Lan kim tuyến ưa ẩm nên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện cách trồng lan kim tuyến là vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 - 5 hàng năm. Tuy nhiên, nếu chủ động được điều kiện ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ thì bạn có thể trồng được quanh năm. 

3.2. Chuẩn bị giá thể trồng lan kim tuyến


Giá thể trồng lan kim tuyến bao gồm: 

  • Xơ dừa đem phơi khô, ngâm nước vôi pha loang trong 6 tiếng, sau đó vớt ra để ráo, dùng dao băm nhỏ xơ dừa ra. 

  • Rễ dương xỉ khô, xé nhỏ và ngâm trong nước khoảng 1 tiếng. 

  • Dớn vụn cũng ngâm trong nước sạch cho no nước. 

Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn tiến hành trộn hỗn hợp giá thể và các thành phần vừa xử lý theo tỷ lệ: 3 đất: 1 rễ cây dương xỉ: 2 dớn vụn: 3 phân chuồng ủ mục: 2 xơ dừa, ủ với nước trong vòng 1 tuần trước khi đem trồng. 

3.3. Cách lựa chọn chậu trồng lan kim tuyến


Việc lựa chọn chậu trồng lan kim tuyến cũng rất đơn giản, bạn nên chọn những chậu trồng xinh xắn và có kích thước vừa phải hoặc những khay trồng to nếu trồng cây thành nhiều cụm. Bạn cũng có thể sử dụng những thùng - vỉ xốp, chậu trong nhà để trồng. 

Lưu ý cần phải đục lỗ thoát nước trước khi thực hiện cách trồng lan kim tuyến trong chậu, thùng xốp. 

3.4. Chuẩn bị giống lan kim tuyến 


Bạn nên chọn những giống lan kim tuyến chất lượng, có bộ rễ khỏe, mầm non và lá chồi đang phát triển. Để phòng trừ sâu bệnh thì bạn có thể ngâm cây giống trong chế phẩm kích thích mọc rễ và thuốc trừ nấm như thuốc tím, daconil,... giúp lan sinh trưởng tốt hơn. 

3.5. Tiến hành cách trồng lan kim tuyến


Kỹ thuật trồng lan kim tuyến cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho cây giống vào giá thể đã chuẩn bị trước thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây và khoảng cách giữa các cụm từ 0,5 - 1m. 

Dùng tay ém chặt phần gốc để cây đứng thẳng, rễ cây phải chìm hẳn trong giá thể. 

Sau khi trồng lan kim tuyến thì dùng túi nilon hoặc dùng vải lưới bọc kín giá thể và chăm sóc trong khoảng 6 đến 8 ngày đầu. Sau đó có thể bỏ nilon ra, đồng thời đặt cây ở nơi râm mát hoặc che thêm lưới đen. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc lan kim tuyến

Sau khi áp dụng cách trồng cây lan kim tuyến như đã hướng dẫn trên đây, mời bạn tham khảo cách chăm sóc lan, vì đây cũng là quy trình quan trọng để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 

4.1. Tưới nước lan kim tuyến


Bạn nên dùng bình phun sương để tưới nước cho lan hoặc sử dụng hệ thống dàn phun sương. Tưới đều đặn 2 - 3 lần/ ngày vào những ngày nắng và giảm xuống còn 1 lần/ngày khi có trời mưa. 

Nếu thấy lá bị nhăn thì bạn cần bổ sung nước hoặc khi lá mọng nước và đất quá ẩm thì nên giảm lượng nước để tránh úng cây. 

4.2. Bón phân lan kim tuyến


Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của cây lan kim tuyến để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón thích hợp. Thông thường, cứ cách 2 - 3 tuần thì bón lá NPK (30 - 30 -10) và nên phun thuốc vào buổi sáng (8-9 giờ) hoặc lúc chiều mát (4 - 5 giờ). 

Giai đoạn 3 tháng đầu: Bón phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới, cứ 1 tuần tưới 1 lần. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm phân lân hoặc urê để tăng thêm dinh dưỡng cho cây. 

Từ tháng thứ 4 - 10: Đây là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển toàn diện, bạn nên kết hợp với phân hữu cơ và phân NPK 20 - 20 - 20 cho cây. 

Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Sử dụng các loại phân bón NPK 10 - 52 - 17 hoặc 15 - 30 - 15 kết hợp với phân đạm và giảm phân lân, kali để kích cây ra hoa. 

Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng cần phải có trong cách trồng cây lan kim tuyến.

4.3. Phòng trừ bệnh cho lan kim tuyến


Sâu bệnh hại thường xuất hiện trong quá trình trồng và chăm sóc cây lan kim tuyến. Vì vậy, nên thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sinh học an toàn và hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học, nếu sử dụng thì phải đảm bảo liều lượng như trên bao bì. 

Lan kim tuyến thường bị các loại sâu tấn công gây hại như: ốc sên, nhện đỏ, rầy nâu,... làm cây bị vàng lá, héo ngọn, các chồi non và lá bị tổn thương ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bạn có thể dùng tay để bắt, diệt ổ trứng, phun xịt cồn/xà phòng pha loãng hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học Vansi để phòng trừ bệnh.. 

Ngoài ra, lan kim tuyến cũng bị một số bệnh như vàng lá, chết rụi, thối thân,thán thư,... khiến lá bị héo đột ngột, cây bị thối ngang thân, rễ hoặc làm lá bị mất màu xanh diệp lục, không thể quang hợp,.. Khi cây mắc bệnh bạn nên tiêu hủy, sử dụng nước sạch và phân bón an toàn cho cây, sử dụng các loại thuốc sinh học như Trium, Venri,... để phòng trừ bệnh và tiêu diệt bệnh.

Với những chia sẻ trên đây về cách trồng lan kim tuyến cũng như chăm sóc để cây có thể phát triển tốt. Hi vọng qua những kiến thức này có thể giúp bạn tự trồng được những chậu lan kim tuyến xinh đẹp để trang trí nhà cửa. Hãy ghé VNFarm thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích liên quan đến các loại hoa nhé! 


Liên hệ