Cách trồng và chăm sóc hoa sứ trong chậu cho hoa siêu to

09:59:36 25/04/2023

Cây hoa sứ rất dễ trồng và có khả năng nhân giống nhanh. Cây sứ cho hoa đẹp, có thể uốn tạo thành cây kiểng để trang trí. Bài này viết, VNFarm sẽ chia sẻ cách trồng và chăm sóc hoa sứ đơn giản mang lại hiệu quả cao. 

Xem nhanh

1. Hoa sứ là hoa gì?


Hoa sứ hay còn gọi là cây bông sứ, có tên khoa học là Adenium thuộc họ Trúc đào. Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ và Mỹ Latinh như: Mexico, Venezuela, Peru,... 

Cây hoa sứ phân bổ nhiều ở vùng đất nhiệt đới và cận nhiệt, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, do không thích ứng được với môi trường khô lạnh, nên tại Việt Nam bông hoa sứ thường được trồng nhiều ở miền Nam hơn so với miền Bắc.

Khi du nhập vào Việt Nam, hoa sứ đã được lai tạo và nhân giống sao cho phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể tìm thấy giống hoa sứ "nguyên thủy" ở một số nước như Thái Lan, Trung Quốc hay Indonesia.

Tại Việt Nam có 2 loại hoa sứ đó chính là hoa sứ trắng, hoa sứ hồng đỏ.

  • Hoa sứ hồng đỏ, còn được biết đến với tên gọi sứ Thái, đặc điểm nổi bật của giống hoa này là cánh hoa màu hồng đỏ và chiều cao trung bình khoảng từ 1 đến 1.3 m, thấp hơn so với nhiều loại hoa sứ khác.

  • Trong khi đó, hoa sứ trắng, hay còn được gọi là cây hoa đại, có cánh hoa màu trắng, bộ rễ to và chiều cao trung bình từ 2 m trở lên. Đặc biệt, hoa sứ trắng có một mùi thơm đặc trưng.

2. Ý nghĩa của hoa sứ trong phong thuỷ


Thân hoa sứ có hình dáng mập mạp, cành lá dày đặc, hoa nở rực rỡ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và sự sung túc lâu dài. Bộ rễ to, chắc khỏe của cây có ý nghĩa phú quý trường tồn và vạn phúc an khang.

3. Cây hoa sứ hợp mệnh gì?


Hoa sứ có hai màu đó là trắng, hồng đỏ vì vậy hoa sứ thích hợp với những người mang mệnh Hoả, mệnh Thổ. Gia chủ mệnh nay, nếu trồng cây bông sứ trong nhà sẽ mang đến nhiều tài lộc, bình an, vượng khí cho gia đình.

Hoa sứ mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp nên cách trồng và chăm sóc hoa sứ được rất nhiều người tìm hiểu. Chi tiết cách trồng cách chăm hoa sứ sẽ được bật mí ở thông tin dưới đây.

4. Các bước chuẩn bị trồng hoa sứ trong chậu

4.1. Đất trồng phù hợp với hoa sứ


Cây hoa sứ không kén đất trồng, có thể trồng trên đất cát, đất thịt, đất thịt nhẹ đều được với điều kiện đất phải tơi xốp và có khả năng thoát nước. Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như vỏ đậu phộng, xơ dừa, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi và phân lân. Tất cả trộn đều và có thể xử lý với một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần. 

4.2. Chậu trồng cây hoa sứ


Hoa sứ thường được trồng trong chậu vì dễ chăm sóc và đẹp hơn so với trồng ngoài vườn. Trồng trong chậu cũng dễ dàng di chuyển cây sang chậu mới. Cây sứ trồng lâu ngày thì bộ rễ sẽ phình to nên cần thay chậu để bộ rễ có không gian phát triển. 

Khi chọn chậu trồng hoa sứ lưu ý chọn những chậu có lỗ thoát nước và có kích thước phù hợp với bộ rễ. Có thể lựa chọn chậu đất, chậu sứ hoặc chậu greenbo mới lạ để tiết kiệm không gian và làm vật trang trí cho ban công nhà bạn. 

5. Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa sứ trong chậu 

5.1. Cách trồng hoa sứ


Hiện nay, có 2 cách trồng hoa sứ là giâm cành và gieo hạt. Nhưng đa số nhiều người chọn phương pháp giâm cành.

Khi trồng hoa sứ bằng cách giâm cành thì cây sẽ mọc nhanh hơn, phát triển nhanh. Tỉ lệ sống cao hơn nhưng lại giảm tuổi thọ của cây và giảm sức đề kháng của hoa sứ. 

Nếu trồng cây bằng hạt thì hoa sứ sẽ phát triển chậm hơn, tỉ lệ mọc chồi thấp hơn so với cách giâm cành, nhưng tuổi thọ cao và bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng hơn. 

5.2. Cách sang chậu và tạo hình cho bộ rễ cây hoa sứ


Bước 1: Bứng cây hoa sứ ra khỏi chậu một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, loại bỏ bớt đất giữa các khe hở của rễ. Dùng bình xịt làm sạch hoàn toàn lớp đất bám trên rễ, không nên làm trầy củ, đứt dập rễ. 

Bước 2: Dùng dao cắt tỉa bộ nhánh để được dáng to như ý muốn, cắt bỏ hết các rễ nhỏ quanh bộ củ và các rễ cám. Nhằm để tránh trường hợp sau này những rễ đó bị dập thối làm cây mang bệnh. Cần bôi vôi hoặc sơn lên các vết cắt từ thân, rễ, củ để làm vết thương khô, liền sẹo không bị nhiễm bệnh sau khi trồng xuống đất. 

Bước 3: Treo cây hoa sứ lên chỗ mát, khô thoáng từ 10 - 15 ngày với mục đích giúp cây khô vết, làm lành vết thương. Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì có thể làm cây bị phỏng hoặc héo. 

Bước 4: Đặt cây vào chậu mới, cho đất vào chậu sau đó tưới phun sương trước khi trồng. Sau đó đem cây ra phơi nắng (nắng khoảng 50%) từ 10 đến 15 ngày. Quan sát cho đến khi thấy mầm sứ bắt đầu nhú ra từ vết cắt thì không cần phơi nữa. Từ lúc vào chậu đến khi cây nảy mầm chỉ nên tưới nước phun sương ở lớp đất mặt nếu thấy cây bị khô, tuyệt đối không tưới ngập nước sẽ làm cây bị thối hoặc chết. 

Bước 5: Khi cây sứ nảy mầm bạn có thể đem cây ra phơi ngoài nắng mạnh (từ 80 - 100%), lúc này bạn có thể tưới nước bình thường cho cây. Giai đoạn này thường có rất nhiều sâu, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra, bắt và loại bỏ trứng sâu trước khi chúng ăn hết chồi non của cây. 

Ở giai đoạn cây này có thể sử dụng phân NPK 20 - 20 - 20 bón cho cây tới khi chồi phát triển hoàn chỉnh. Chồi dài đến thì chuyển sang phân NPK 15 - 30 -15 hay NPK 20 - 30 - 20 để cây ra hoa. 

6. Cách chăm hoá sứ nhanh ra hoa 

Sau đây là một số cách chăm hoa sứ giúp cây khỏe mạnh và cho hoa đẹp rực rỡ mà bạn cần biết: 

6.1. Ánh sáng cho hoa sứ


Bông sứ là giống cây ưa ánh sáng vì vậy khi chăm hoa sứ bạn nên đặt chậu ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nếu trồng trong nhà. Loài hoa này có khả năng chịu hạn rất tốt, nên có thể để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà không cần phải che chắn quá nhiều.

Vào mua đông hoặc ở những nơi có khí hậu lạnh, bạn cần bảo vệ cây khỏi lạnh để tránh chết cây. Có thể đem cây vào trong nhà, phủ bạt hay đắp rơm rạ với những cây hoa sứ lớn.

6.2. Tưới nước cho cây bông sứ


Xem thêm:

Cây hoa sứ có khả năng chịu được nắng thích hợp với thời tiết miền Nam, cây sứ cũng rất sợ bị úng nước cho nên chỉ khi nắng làm khô đất mới tưới. Cây sứ nếu mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm thì không nên tưới nhiều nước. Nên tưới phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun. 

6.3. Bón phân cho cây hoa sứ


Bón phân là bước quan trọng trong cách trồng và chăm sóc hoa sứ. Mời bạn tham khảo cách bón phân theo liều lượng dưới đây tùy thuộc vào độ tuổi của cây:  

  • Cây sứ dưới 6 tháng tuổi: Đây là thời kỳ cần phải kích thích ra chồi, lá, rễ nên cần hòa loãng 10 - 15g phân NPK 20 - 20 - 15 + TE hoặc NPK 16 - 12 - 8 + TE trong 10 - 15 lít nước tưới đủ ẩm, cứ 15 - 20 ngày tưới 1 lần. 

  • Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm tuổi: Bón thúc định kỳ bằng phân NPK 20 - 20 - 15 + TE hoặc NPK 16 - 12 - 8 + TE/chậu, mỗi lần phun cách nhau 20 - 30 ngày. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học VD7 BLUM để kích thích cây ra hoa. 

  • Cây sứ trên 1 tuổi: Bón phân tương tự như lúc cây 6 tháng - 1 năm tuổi. 

6.4. Phòng trừ sâu bệnh hại cây sứ


Đối với cách trồng và chăm sóc hoa sứ thì cây rất dễ bị sâu hại tấn công, cần thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện ra sâu bệnh từ đó lựa chọn loại thuốc trừ sâu bệnh thích hợp. Sau đây là một số loại sâu bệnh hại thường xuyên xuất hiện trên cây sứ: 

  • Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ chích hút nhựa của lá non, làm lá non chuyển sang màu đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Sử dụng Vansi để phòng trừ bệnh hại.

  • Rầy bông, bọ sứ: Loại này gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, khi thấy phải phun thuốc để chúng không đẻ trứng. Tiêu diệt và phòng trừ rầy bằng sản phẩm Vansi.

  • Sâu xanh: Nếu sâu xanh tấn công cây sứ chúng sẽ cắn phá, ăn đọt lá non, chỉ 2 - 3 ngày ăn hết các đọt lá, ăn đứt cả ngọn cây. Có thể sử dụng Leven để phòng trừ sâu bệnh hại.

  • Bệnh thối nhũn: Đây là loại bệnh rất khó trị. Ban đầu có thể chỉ là một chấm đen sau đó lan rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối nhũn. Nhất là trong mùa mưa và có thể làm chết cây chỉ sau vài ngày. Nên cắt bỏ hết những cây bị thối mềm nhũn, bôi vôi để sát trùng vết cắt. Có thể sử dụng Trium để phòng trừ bệnh hại.

  • Bệnh đốm vàng trên lá: Trên lá sẽ xuất hiện những đốm màu vàng hoặc màu nâu như bị phỏng, sau đó lan nhanh ra cả lá. Dần dần lá cây sẽ bị khô héo hoặc rơi rụng, hoặc có thể làm chết cây. Cắt bỏ hết những lá cây bị bệnh và phun thuốc cho cây. Sử dụng Trium, Venri để phòng trừ bệnh hại.

Trên đây là tất tần tật những kiến thức liên quan đến cách trồng và chăm sóc hoa sứ đơn giản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mong rằng với những kiến thức này có thể giúp ích được cho bạn trong việc gieo trồng và chăm sóc hoa sứ. Ghé VNFarm thường xuyên để biết thêm nhiều kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại hoa nhé! 


Liên hệ