Hướng dẫn cách chăm sóc và cách trồng sứ thái mới mua về

10:03:33 25/04/2023

Hoa sứ thái được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Hoa sứ có đặc tính là ưa hạn chịu lạnh kém nên hoa được trồng nhiều ở miền Nam hơn miền Bắc. Hôm nay, VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và cách trồng sứ thái mới mua về nhé!

Xem nhanh

Xem thêm: Bật mí cách trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng

1. Giới thiệu về cây sứ thái


Hoa sứ thái hay còn được gọi là sứ sa mạc, có tên khoa học là Adenium obesum Roem, thuộc nhóm cây mọng nước. Cây có khả năng chịu được khí hậu khô hạn và thời tiết khắc nghiệt. Nếu trồng bằng hạt thì cây sứ thái có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm kể từ khi trồng.

Có thể bạn chưa biết, đối với các giống cây có nguồn gốc từ sa mạc như sứ thái đều có thân mập mạp, gốc rất lớn, bộ rễ phình to và mọng nước. Cây sứ thái có lá thuôn dài, màu xanh xám hoặc màu xanh bóng và thường chỉ mọc tập trung ở phía đầu cành. 

Đến lúc thời tiết se lạnh, cây thường rụng lá. Và hoa sứ chỉ nở rộ từ mùa xuân đến hè và lúc đó lá đã rụng hết. Đối với hoa sứ nguyên sơ thường có 5 cánh mỏng, màu hoa từ trắng đến hồng rồi chuyển sang đỏ. Còn riêng hoa sứ lai thì có nhiều cánh ghép, màu sắc sặc sỡ hơn rất nhiều. 

Vì là loại cây có nguồn gốc từ sa mạc, nên ưa thích nắng, thời tiết hanh khô, không thích ẩm ướt và cực kỳ nhạy cảm với thời tiết lạnh giá. Nên khí hậu miền Nam sẽ thích hợp trồng hơn miền Bắc. Và đặc biệt, sứ thái là thú chơi cây cảnh của những người có thu nhập cao.  

Vậy cách trồng cây sứ thái mới mua về có khó không? Để biết chính xác thì hãy xem hết thông tin bên dưới đây nhé!

2. Hướng dẫn cách trồng sứ thái mới mua về chi tiết và chính xác nhất

Cách trồng sứ thái mới mua về rất đơn giản nếu bạn thực hiện đúng các bước bên dưới đây:

2.1. Đất trồng sứ thái


Cây sứ thái mới mua về từ các sàn thương mại điện tử hoặc vườn ươm về. Nên chuẩn bị sẵn đất tại nhà và đất đảm bảo đủ những yếu tố sau: Đầy đủ chất dinh dưỡng, độ pH lý tưởng nằm trong khoảng 6.0. Đồng thời, có khả năng thoát nước tốt. 

Một điểm đặc biệt mà bạn có thể áp dụng, trộn đất trồng hoa sứ cùng đất trồng xương rồng sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ. 

Hỗn hợp đất trồng sứ thái mà bạn có thể tham khảo:

  • Trộn 25% đá Perlite với tác dụng giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết, rễ non dễ ra hơn. 

  • Trộn 20% phân trùn quế hoặc phân bò đã qua xử lý

  • Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trộn 30% Akadama, Peat Moss, hoặc Tribat

  • Để giữ ẩm không ướt và tiết kiệm phân bón có thể trộn 25% đá núi lửa Pumice thay thế cho xơ dừa hoặc tro trấu. 

Những loại nguyên liệu kể trên có thể mua tại cửa hàng vật tư nông nghiệp. 

2.2. Chọn chậu trồng cây sứ thái


Cây sứ thái khi mua về chỉ được bọc bằng can nhựa. Nên bạn cần chuẩn bị chậu trồng phù hợp với sở thích và kích thước của cây. Điển hình như những chậu dễ dàng hút nước như chậu tráng men. Tuy nhiên, tránh chọn chậu có chất liệu nhựa, composite sẽ làm giảm giá trị cũng như chất lượng, sự sang trọng của cây sứ thái. 

Chậu trồng sứ thái phải có lỗ để thoát nước và rễ cây sứ thái rất lớn, phát triển nhanh nên kích thước chậu phải đảm bảo để cây phát triển. 

2.3. Trồng cây sứ thái mới mua về


Để tiến hành cách trồng sứ thái mới mua về bạn chỉ cần dùng dao hoặc tay tháo đi lớp nhựa, nilon phía bên ngoài của cây. Tiếp đến là tháo bỏ lớp đất có sẵn trong cây sứ thái. Thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn hại đến rễ cây. Tiếp đến, đặt cây nhẹ nhàng vào chậu và hỗn hợp đất đã chuẩn bị sẵn. Đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây sứ thái. Sau một vài ngày cây sẽ thích nghi được với môi trường mới. 

3. Cách chăm sóc cây sứ thái

Cây có phát triển được như mong đợi hay không, không chỉ phụ thuộc vào cách trồng cây sứ thái mới mua về mà còn phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc cây:

3.1. Tưới nước cho sứ thái


Như đã đề cập ở trên, đây là loại cây dễ bị úng, có khả năng chịu nắng và khô hạn. Vì vậy, trong quá trồng cây, quan sát nếu thấy đất khô mới tưới nước cho cây. Trong giai đoạn đầu thực hiện cách trồng sứ thái mới mua về không nên tưới quá nhiều nước cho sứ thái vì lúc này rễ cây còn khá yếu. 

Nên sử dụng bình ô doa tưới phun sương cho cây, chỉ cần đủ ẩm là được. Không cần tưới quá ướt. 

3.2. Bón phân cho sứ thái


Trước khi trồng, đất đã được bổ sung dinh dưỡng để sứ thái phát triển khỏe mạnh. Nhưng sau khi trồng cần đảm bảo dinh dưỡng và hàm lượng phân bón đủ cho cây. Dưới đây là thông tin mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc cho cây sứ thái nhà mình:

Trồng từ 10 đến 15 ngày thì cây sẽ bắt đầu bén rễ, lúc này hòa loãng 10 cho đến 15 gam phân bón 20 – 20 – 15 + TE cùng 15 lít nước. Chú ý chỉ tưới vừa đủ ẩm không tưới ướt đẫm lên lá. Cứ định kỳ 15 đến 20 ngày thì tưới một lần. 

Để ít tốn công sức hơn, bạn có thể sử dụng các loại phân có thời gian tan chậm dùng cho hoa kiểng để bón cho cây. Mỗi chậu bón từ 5 đến 10 gram, lưu ý bón cách xa gốc 10cm. 

Đến thời điểm cây con được 6 tháng đến 1 năm tuổi: thì cứ định kỳ bón thúc từ 20 đến 30 gam phân NPK 20 – 20 – 15 + TE. 30 ngày thì bón 1 lần. Để cây phát triển được toàn diện có thể kết hợp bón thúc cùng phân bón lá cho cây, cứ 7 đến 10 ngày thì bón một lần. 

3.3. Sâu và bệnh gây hại lên cây sứ thái


Cây sứ thái thường bị tác động xấu bởi sâu xanh, nhện đỏ và bọ sứ. Nếu cây bị tác động bởi sâu xanh sẽ bị ảnh hưởng rất nhanh bởi đây là loài ăn tạp. Cách tốt nhất để xử lý trong trường hợp này là bắt sâu và nhặt hết trứng ra ngoài. Hạn chế việc sử dụng thuốc, vì lá non sẽ rất dễ bị cháy. 

Còn đối với bệnh hại, thì thối nhũn rất thường xuyên được thấy trên cây sứ thái. Bệnh này chủ yếu do vi khuẩn gây ra khi cây xuất hiện các vết thương được tạo ra bởi côn trùng. Gặp điều kiện lý tưởng bệnh phát triển mạnh mẽ hơn. Điều cần làm ngay khi phát hiện là cắt bỏ hết đi những chỗ thối nhũn. Sau đó, bôi vôi vào vết cắt để sát trùng. Tiếp đến sử dụng Venri để phòng trừ bệnh hại.

4. Mẹo để cây ra hoa đúng dịp Tết


Xem thêm:

Người trồng cần cắt tỉa cành sứ thái sau mỗi đợt hoa tàn, mỗi lần cắt một đoạn ngắn. Có như vậy, những lần sau cây sẽ ra nhiều cành và nhiều hoa hơn. 

Nếu bạn muốn sứ thái ra hoa vào đúng dịp Tết thì hãy cắt cành vào rằm tháng 7 âm lịch. Nhưng phải chú ý là thời tiết năm đó có mưa nhiều và ổn định hay không. Nếu gặp thời tiết khô hạn, có nhiều nắng nhưng mưa lại ít thì cắt cành muộn hơn, cắt vào khoảng tháng 8 âm lịch.  

Bên cạnh đó, bổ sung cho sứ thái phân bón có hàm lượng lân, kali cao như đầu trâu 009, 007 để kìm hãm phần nào sự hình thành sớm của mầm hoa. Nếu bạn quan sát thấy lá từ màu xanh, tiếp đến chuyển sang vàng rồi rụng. Hoặc đầu đọt phát triển các lá non, có những mụn nhỏ nhú ra thì lúc này cây đang hình thành nụ. 

Cách trồng sứ thái mới mua về không hề khó mà còn tiết kiệm được phần lớn thời gian nhân giống cây. Hy vọng, qua đây bà con đã phần nào nắm được tổng quát cách trồng và chăm sóc cây. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến các loại hoa nhé!


Liên hệ