Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu tại nhà
Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu như thế nào? Cẩm tú cầu trồng bao lâu ra hoa? Đây là thắc mắc chung của nhiều người có ý định trồng cây hoa cẩm tú cầu, tất cả sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết dưới đây. Đón xem ngay nhé!
1. Hoa cẩm tú cầu là cây gì?
Hoa cẩm tú cầu là cây gì?
Hoa cẩm tú cầu có tên khoa học Hydrangea, thuộc họ Tú Cầu, có nguồn gốc từ các vùng ôn đới ấm như Đông Á, Đông Nam Á, nơi có vùng núi cao từ 1000m tại Nam Á và cả Châu Mỹ. Đây là cây thân mộc hoa vô tính.
Hoa cẩm tú cầu có thân thẳng, ít cành, nhánh. Hoa cẩm tú cầu có màu sắc rất đa dạng: hoa cẩm tú cầu xanh, hoa cẩm tú cầu hồng, hoa cẩm tú cầu tím, hoa cẩm tú cầu trắng,...Mang trong mình một nét đẹp mong manh và đầy tinh tế nhưng lại không có hương thơm.
2. Cẩm tú cầu trồng bao lâu ra hoa?
Thời gian hoa cẩm tú cầu nở là vào đầu mùa hè đến cuối mùa thu
Thời gian hoa cẩm tú cầu nở là vào đầu mùa hè đến cuối mùa thu. Trong điều kiện khí hậu nóng, hoa cẩm tú cầu chỉ nở vào mùa thu. Tùy thuộc vào giống cây và điều kiện thời tiết nơi trồng mà thời gian ra hoa sẽ khác nhau.
3. Các bước chuẩn bị để trồng hoa cẩm tú cầu
3.1. Đất trồng hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng đất có độ ẩm cao. Khi tiến hành trồng hoa cẩm tú nên chú ý chọn đất màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt vì đây là loại cây sẽ chết khi đất có tình trạng ngập úng.
Nên bổ sung thêm phân hữu cơ vào đất đối với những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng.
3.2. Chọn và xử lý giống
Chọn và xử lý giống trồng cẩm tú cầu
Trong cách trồng hoa cẩm tú cầu thì giống là yếu tố giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Hiện nay có 2 cách nhân giống chính đó là gieo hạt và giâm cành.
-
Phương pháp gieo hạt: Lựa chọn mua hạt giống hoa cẩm tú cầu tại những cửa hàng uy tín hoặc mua trực tiếp tại vườn ươm.
-
Phương pháp giâm cành: Chọn những cành có nhiều búp to, cành khỏe mạnh, lá màu xanh tươi tốt.
3.3. Thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ trồng cây hoa cẩm tú cầu: Đây là loài hoa ưa mát mẻ nên trồng vào mùa thu hoặc đầu mùa xuân. Thời tiết ấm áp sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển nhanh hơn.
Mật độ trồng: Không nên trồng cây hoa cẩm tú cầu quá sát nhau vì cẩm tú cầu có thân là cây bụi. Nếu trồng cây quá sát nhau, khi lớn lên cây cẩm tú cầu sẽ bị hạn chế không gian sinh trưởng.
4. Cách trồng hoa cẩm tú cầu
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu bằng phương pháp giâm cành. Giâm cành hoa cẩm tú cầu được thực hiện qua các bước sau:
-
Bước 1: Cắt đoạn
Chọn những cành khỏe mạnh và cắt một đoàn dài 30 - 40cm. Cắt bỏ búp và lá ở phía dưới và tiến hành ngâm trong nước khoảng 6 -7 giờ. Những cành được cắt đi phải là những cành có nhiều búp to, vỏ màu gỗ.
-
Bước 2: Cố định cành giâm
Giâm cành xuống đất và cột cố định gốc cây vào một cây cọc. Mục đích của việc này là để tránh sự ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết làm cành bị ngã. Chỗ giâm cành phải là nơi thoáng mát tránh để trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.
-
Bước 3: Trồng cây con
Có thể bứng cây con ra khỏi chậu khi cây mọc thêm lá mới và phát triển khỏe mạnh. Đem trồng hoa cẩm tú cầu trong một cái chậu mới rộng hơn hoặc trồng trực tiếp xuống đất ở sân vườn tùy sở thích của từng người.
5. Chăm sóc hoa cẩm tú cầu nhanh nở hoa
Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu là yếu tố chính quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây, chi tiết các bước chăm sóc như sau:
5.1. Tưới nước
Cẩm tú cầu là loài cây ưa nước, ưa sáng nên thường xuyên tưới nước cho cây
Cẩm tú cầu là loài cây ưa nước, do đó cây sẽ sinh trưởng và phát triển cực kỳ tốt nếu được cung cấp đủ nước. Cần tưới nước thường xuyên cho cây nếu không cây sẽ yếu và héo đi. Cung cấp đủ nước và đủ chất dinh dưỡng là cách chăm sóc cây cẩm tú cầu tươi tắn và khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước, dẫn đến tình trạng ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ. Trong thời tiết nắng nóng có hãy thêm một lớp rơm rạ, mùn hữu cơ để giữ độ ẩm cho đất.
5.2. Ánh sáng
Không nên để hoa cẩm tú cầu quá lâu dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vì đây là loài cây ưa thời tiết mát mẻ và se lạnh. Chỉ nên đặt chậu hoa ở chỗ có ánh nắng vào buổi sáng, còn buổi trưa và buổi chiều nên đặt chậu hoa trong bóng râm.
5.3. Tỉa cành
Tỉa cành cũng là một cách chăm sóc cây cẩm tú cầu, thời điểm tiến hành tỉa cành là khi hết mùa bông ( nếu cành cao thì nên cắt tỉa ở đốt thứ 6 đếm từ bông xuống gốc, tuỳ chỉnh cắt tỉa dựa trên chiều cao của cây hoa cẩm tú cầu). Chừa lại những cành không ra hoa để cây có thể ra hoa vào mùa mới.
Thường xuyên tỉa cành, bón phân cho cây cẩm tú cầu
Xem thêm:
- Chi tiết cách trồng hoa hồng bằng cành đơn giản ai cũng làm đơn giản
- Hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo tường vi nhanh ra hoa
5.4. Bón phân
Thêm phân hữu cơ bên dưới sẽ giúp đất giữ được độ ẩm và mát mẻ. Đồng thời cải thiện kết cấu đất và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Không nên bón quá nhiều phân vào đất vì phân bón chỉ kích thích sự phát triển của lá, giảm khả năng ra hoa. Không cần phải thêm bất cứ loại phân bón nào nếu đất trồng đã giàu dưỡng chất.
5.5. Kiểm soát côn trùng gây hại
Cần thường xuyên ra thăm vườn để kịp thời phát hiện và ngăn chặn sự tấn công của các loài côn trùng gây hại. Một số loại côn trùng gây hại thường gặp: nấm, rệp, nhện đỏ,...gây ra các bệnh như bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,...
Thuốc đặc trị bệnh gây hại trên bông hoa cẩm tú cầu
- Vansi thuốc đặc trị bệnh rệp, nhện đỏ trên bông cẩm tú cầu, sản phẩm có hiệu quả sau 2 đến 3 lần sử dụng.
- Trium sản phẩm đặc trị bệnh phấn, thối rễ, thối thân trên hoa cẩm tú cầu.
- Đốm lá do nấm và vi khuẩn gây gây ra trên cây hoa cẩm tú cầu để phòng trừ bệnh thì sử dụng sản phẩm Venri.
Đây đều là sản phẩm sinh học, an toàn lành tính và không gây ô nhiễm môi trường. Để tư vấn sản phẩm chi tiết hơn thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202.
Thu hoạch cây hoa cẩm tú cầu
Thời gian thu hoạch cẩm tú cầu
Thu hoạch hoa là công đoạn đáng mong chờ nhất trong giai đoạn cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu:
Để giữ hoa cẩm tú cầu được tươi lâu sau khi cắt, cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Cắt chéo cuống hoa: Ở cuối cành nên cắt chéo một góc sâu. Góc này giúp đầu cuống hoa hạn chế được những tổn thương. Nên thực hiện cắt cuốn hoa trong nước ấm, để ngăn ngừa sự gây hại của bóng khí trên cuống hoa.
-
Phun sương lên cánh hoa mỗi ngày một lần: Cánh hoa cẩm tú cầu cũng có thể hút nước, việc phun nhẹ nước lên cánh hoa sẽ giúp hoa giữ được sự tươi tắn.
-
Thay nước bình hoa: Rửa sạch bình và thay nước bình hoa mỗi ngày sẽ giúp hoa duy trì được độ ẩm và giữ được độ tươi lâu hơn.
-
Cho nước đá lạnh vào bình: Công dụng chính của việc này chính là giúp làm mát các cánh hoa khi cánh hoa bị nóng.
-
Cắm hoa vào nước ấm: Cắm hoa vào nước ấm ngay sau khi cắt hoa sẽ giúp hoa nở lâu hơn.
Hướng dẫn cách đổi màu hoa cẩm tú cầu
Cách đổi màu hoa cẩm tú cầu
Cây hoa cẩm tú cầu có thể sống ở đất chua, đất vôi và đất trung tính. Màu sắc của hoa cũng thay đổi theo tùy thuộc vào pH trong đất. Đối với đất chua sẽ cẩm tú cầu sẽ có hoa màu lam, đất trung tính hoa màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 thì hoa sẽ có màu tím, màu hồng.
Tùy theo sở thích của từng người mà bạn có thể trồng ở đất có độ pH khác nhau.
Trong bài viết trên, VNFarm đã chia sẻ đến các bạn một vài thông tin về hoa cẩm tú cầu, cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu đẹp. Hi vọng những thông tin bổ ích trên đây có thể giúp các bạn trồng hoa cẩm tú cầu thành công, để mang đến thêm cho khu vườn nhà mình một màu sắc mới lạ.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin hay hữu ích liên quan đến các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm nhé!