Cách trồng và chăm sóc gấc bằng hạt cho trĩu quả
Gấc là một loại quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có công dụng làm đẹp rất hiệu quả. Gấc được sử dụng chế biến trong thực phẩm và sản xuất các loại tinh dầu. Do nhu cầu tiêu dùng trên thị trường càng cao nên diện tích trồng gấc ngày càng được mở rộng. Cùng với VNFarm tìm hiểu cách trồng gấc qua bài viết sau nhé.
1. Gấc là cây gì?
Gấc có tên khoa học Momordica cochinesis, đây là cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Gấc là cây đơn tính khác gốc, tức là cây sẽ có cây đực, cây cái riêng biệt. Cây leo tốt, chiều dài có thể lên đến 15m.
Thân cây gấc có tiết diện gốc và có tua cuốn ở nách leo và bám lên giàn. Cây gấc có 3 bộ phận chính:
-
Lá: Lá có hình chân vịt, nhẵn và to bằng bàn tay;
-
Hoa: Hoa có màu vàng nhạt và mọc riêng lẻ;
-
Quả: Quả trong màu xanh, khi chín có màu đỏ tươi. Vỏ có nhiều gai và bên trong có hạt màu nâu thẫm hình dẹt.
2. Cây gấc trồng bao lâu có trái?
Cây gấc là giống cây trồng nhanh thu hoạch, chỉ sau 4 đến 5 tháng xuống giống thì cây đã ra trái. Thời gian thu hoạch trái kéo dài, có thể lên đến chục năm nếu được chăm sóc tốt.
3. Các bước chuẩn bị để trồng gấc bằng hạt
Để quá trình thực hiện cách trồng gấc bằng hạt diễn ra nhanh hơn thì công đoạn chuẩn bị là bước không thể thiếu. Chi tiết như sau:
3.1. Chuẩn bị đất trồng gấc
Cây gấc sẽ phát triển mạnh nếu được trồng trên nền đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Có thể trộn vào đất trồng phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa,... để tạo môi trường tốt giúp cây phát triển nhanh hơn.
Trước khi thực hiện cách trồng gấc khoảng 1 tuần nên tiến hành xử lý đất bằng cách bón lót vôi. Bón vôi sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất, giúp cây gấc dễ sinh trưởng hơn.
3.2. Chuẩn bị giàn leo cho cây gấc
Gấc là loại dây leo, do đó nếu chuẩn bị một giàn leo thích hợp sẽ giúp cây dễ phát triển và cho năng suất quả cao. Gấc bò dưới đất tỷ lệ đậu quả thấp, trái dễ bị hư hỏng.
-
Chuẩn bị sẵn các trụ bê tông, dây thép hoặc dây điện sau đó dựng giàn.
-
Các trụ cách nhau khoảng 4-5m, giàn gấc nên cao từ 2 đến 2,2m.
-
Các dây đan vào nhau tạo thành các ô vuông 40x40cm.
Nếu không có điều kiện có thể thay các trụ bê tông bằng tre hoặc các loại cây thân gỗ.
3.3. Thời vụ và mật độ thích hợp trồng gấc
Tùy vào điều kiện môi trường khác nhau mà lựa chọn thời vụ trồng gấc cho phù hợp:
-
Miền Bắc: Trồng gấc tháng 2-3 dương lịch;
-
Miền Nam: Trồng gấc vào đầu mùa mưa.
Mật độ gieo trồng gấc thích hợp nhất là khoảng 500-550 cây/ha: các cây cách nhau 4m, các hàng cách nhau 5m.
3.4. Xử lý hạt giống gấc trước khi đem trồng
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng là bước cực kỳ quan trọng khi thực hiện cách trồng gấc bằng hạt.
-
Khi quả gấc chín, lấy hạt rửa thật sạch và đem phơi khô. Sau vài ngày bóc hết lớp vỏ bên ngoài chỉ để lại nhân trắng và ngâm trong nước ấm khoảng 2-3 giờ.
-
Để hạt giống gấc có thể nảy mầm tốt hơn hãy dùng đất thịt nhẹ pha với mùn để ươm hạt. Cho đất vào bầu và gieo hạt vào, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng và tưới nước.
-
Bầu đất phải đặt ở nơi thoáng mát và hạt sẽ nảy mầm sau 1 tuần.
4. Hướng dẫn cách trồng gấc bằng hạt tại nhà sai trĩu quả
Khi quan sát thấy cây giống cao được 70cm và xuất hiện tua cuốn thì có thể đem cây con ra đất vườn để trồng. Nhẹ nhàng cắt bỏ bầu đất và đặt cây gấc con xuống hố trồng đã chuẩn bị. Dùng tay nén chặt đất dưới gốc để cây gấc đứng vững.
Tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây, giúp cây gấc nhanh phục hồi và phát triển tốt.
5. Mách bạn cách chăm sóc cây gấc sau khi trồng
5.1. Tưới nước cho cây gấc
Xem thêm:
- Kỹ thuật trồng dưa gang siêu ra quả
- Mách bạn cách trồng cherry bằng hạt đơn giản tại nhà
Khi tưới nước cho cây gấc phải đảm bảo được độ ẩm phù hợp và tránh gây ngập úng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của gấc mà nên điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Giai đoạn gấc ra hoa, kết quả phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước. Nếu thiếu nước trong giai đoạn này cây gấc sẽ bị rụng hoa và năng suất quả thấp. Độ ẩm của đất ở mức 70-80% độ ẩm tối đa là thích hợp nhất để đất phát triển.
5.2. Bón phân cho cây gấc
Cách trồng cây gấc mang lại chất lượng và năng suất quả cao nhất đó chính là bón phân phân cho cây đúng thời điểm:
-
Bón lót: Bón đợt 1 cho cây gấc bằng phân hữu cơ, phân chuồng hoặc NPK pha loãng sau khi trồng được 20 ngày. Nên tiến hành bón lót định kỳ mỗi tháng 1 lần. Sau khi bón nhớ vun xới gốc và làm cỏ để cây hấp thụ được hết dưỡng chất.
-
Bón thúc: Bón cho cây vào đầu mùa mưa bằng hỗn hợp NPK 16-16-8. Ở mỗi hố trồng cây gấc chỉ nên bón 30-50kg phân. Bón phân thúc trong giai đoạn này sẽ giúp cây sinh trưởng mạnh và cho nhiều trái to. Để kích thích cây ra bông và trái đồng loạt có thể phun thêm Blum.
5.3. Kiểm soát bệnh hại trên cây gấc
Trong quá trình thực hiện cách trồng gấc bằng hạt thì việc xuất hiện bệnh hại là điều không thể tránh khỏi, một số bệnh thường thấy ở cây gấc:
5.3.1. Bệnh đốm lá
Biểu hiện: Mặt trên của lá có nhiều chấm vàng, mặt dưới xuất hiện các chất màu xám, lá bị héo.
Cách đặc trị: Sử dụng Trium phun trực tiếp lên những cây bị bệnh.
5.3.2. Bệnh hoa lá
Biểu hiện: Bề mặt lá có nhiều đốm vàng, lá xoắn lại và còi cọc.
Cách đặc trị: Sử dụng Tabi để phun lên cây.
5.3.4. Bệnh tuyến trùng
Biểu hiện: Khi rễ dây gấc chuyển sang màu vàng, còi cọc, kém phát triển.
Cách đặc trị: Sử dụng Nema để tiêu diệt và phòng trừ bệnh tuyến trùng rễ.
6. Thu hoạch quả gấc
Tiến hành thu hoạch khi thấy quả gấc chuyển dần sang màu đỏ, quả gấc đỏ ½ quả là có thể thu hoạch. Gấc không chín đồng loạt do đó thời gian thu hoạch rất dài. Dùng kéo hoặc dao cắt cuống và để lại một đoạn dài 10cm.
Trên đây là cách trồng gấc bằng hạt cực kỳ đơn giản. Để thu được những quả gấc đạt chất lượng và năng suất cao. Người trồng cần lưu ý những cách chăm sóc mà VNFarm chia sẻ. Chúc mọi người thành công và thu được giá trị kinh tế cao từ việc trồng gấc.
Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây ăn quả thì luôn theo dõi VNFarm nhé!