Kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) cho năng suất cao

09:00:08 29/03/2023

Bài viết sau VNFarm sẽ chia sẻ những bí quyết về kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng quả khi thu hoạch. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc về cách trồng dưa gang (dưa bở) thì hãy theo dõi bài viết này nhé.

Xem nhanh

>>> Tham khảo thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên dâu tây

1. Dưa gang (dưa bở) là gì?


Dưa gang (dưa bở) là gì?

Dưa gang (dưa bở) là loại dưa thuộc họ bầu bí. Thân dạng dây leo và có tua cuốn, trên thân có lông màu trắng trong.Dưa gang (dưa bở) chín có kích thước cỡ 20 đến 30cm, màu xám vàng, cùi trắng và. Khi chín thịt dưa gang (dưa bở) mềm và bở nên còn được gọi là dưa bở.

Dưa gang (dưa bở) có vị ngọt, tính mát và có tác dụng giải nhiệt, giải khát nên thường được sử dụng làm sinh tố, ăn với đá. Một số công dụng tuyệt vời của dưa gang (dưa bở):

  • Phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu, giúp lợi tiểu.

  • Hỗ trợ thai kỳ mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

  • Đẹp da, hỗ trợ giảm cân

2. Các bước chuẩn bị để trồng dưa gang (dưa bở)

2.1. Chuẩn bị đất trồng dưa gang (dưa bở)

Nên sử dụng đất giàu chất dinh dưỡng để thực hiện cách trồng dưa gang (dưa bở). Khoảng 10 ngày trước khi trồng nên tiến hành xới tơi đất, làm cỏ, phơi ải để tiêu diệt mầm bệnh có trong đất. Có thể mua đất sẵn ở những cửa hàng và trộn với phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn,... 

2.2. Chọn và xử lý hạt giống dưa gang (dưa bở)

Kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) tốt nhất đó chính là lựa chọn mua hạt giống ở những nơi uy tín để đảm bảo cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. 

Xử lý hạt giống dưa gang (dưa bở):

  • Sau khi mua hạt giống thì đem hạt giống ngâm trong nước ấm 5 giờ. Sau đó lấy hạt giống ra ủ trong khăn ẩm trong 1 ngày để hạt nứt nanh.

  • Khi quan sát thấy hạt giống dưa gang (dưa bở) đã nứt nanh hãy đem hạt giống vào bầu ươm. Phủ lên mặt đất ươm một lớp đất mỏng và để bầu ươm ở nơi mát mẻ. Nhớ tưới nước để giữ ẩm cho hạt giống dưa gang (dưa bở). Cây dưa gang (dưa bở) con sẽ bắt đầu nảy mầm sau 2 ngày. Khi cây cho 2 hoặc 3 lá thật thì đem cây trồng ra đất. 

2.3. Thời vụ và mật độ trồng thích hợp để trồng dưa gang (dưa bở)


Thời vụ và mật độ thích hợp cho cây dưa gang

Xem thêm:

2.3.1. Thời vụ trồng dưa bở

Thời vụ trồng dưa bở ở các vùng miền sẽ là khác nhau. Đối với khu vực miền Bắc, thời gian thích hợp nhất để trồng dưa gang (dưa bở) là từ tháng 2 đến tháng 8. Đối với khu vực miền Nam có thể trồng quanh năm.

2.3.2. Mật độ trồng cây

Mật độ trồng dưa gang (dưa bở) khoảng 10.000-15.000 cây/ha, các cây nên cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 1,5m. Nếu ươm hạt trong bầu thì chỉ cần 1kg hạt giống trên mỗi ha. Nếu chọn cách gieo trực tiếp hạt giống trên đất thì cần 2 đến 2,5ks hạt giống trên mỗi ha đất. Vì khi trồng trực tiếp tỷ lệ hạt giống nảy mầm sẽ rất thấp. 

2.4. Cách trồng dưa gang (dưa bở) đúng kỹ thuật

Kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) gồm các bước sau:

  • Tùy vào điều kiện đất trồng mà lựa chọn trồng giàn hoặc trồng dưới đất. Cây trồng dưới đất sẽ cho năng suất cao và tiết kiệm chi phí hơn. Trên các luống đất, đào các hố sâu. Dùng dao rạch nhẹ bầu cây dưa gang (dưa bở) và vùi kín bầu đất xuống hố, dùng tay nén đất thật chặt. 

  • Phủ lên gốc cây dưa gang (dưa bở) con một ít rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm cho cây con trong thời gian đầu. 

  • Thời gian trồng cây dưa gang (dưa bở) con thích hợp nhất là vào thời tiết mát mẻ hoặc các buổi chiều đã tắt nắng. Cây con mới trồng ra đất ruộng nên được che phủ tạo bóng râm khoảng 1 tuần để cây phục hồi sức khỏe.

Dưới đây là tất tần tật thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn thành công với cách trồng dưa bở tại nhà.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc dưa gang (dưa bở)


Cách chăm sóc dưa bở

Để dưa gang có thể phát triển tốt thì bạn cần thực hiện chỉnh chu từ kỹ thuật trồng dưa gang đến kỹ thuật chăm sóc dưa gang. Chi tiết kỹ thuật chăm sóc như sau:

3.1. Tưới nước

Tưới nước cho dưa gang (dưa bở) là công việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây. Mỗi ngày tưới nước cho cây dưa gang (dưa bở) một lần vào buổi sáng sớm. Không nên tưới quá nhiều nước sẽ làm cây dễ bị úng. Giai đoạn cây ra hoa kết quả phải tưới nhiều nước hơn bình thường. 

Hạn chế tưới nước khi trái dưa gang (dưa bở) sắp chín vì khi nó nước trái sẽ bị nứt trước khi chín.

3.2. Bón phân

Để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt nên dùng phân chuồng ủ hoai để bón sau khi gieo trồng được 15 ngày. Chỉ nên sử dụng phân bón hữu cơ và hạn chế sử dụng phân hóa học để bón cho dưa gang (dưa bở). Nếu sử dụng quá nhiều phân hóa học, trái dưa gang khi thu hoạch sẽ khó bảo quản, thịt dưa xốp và rời rạc, ăn không ngon. 

3.3. Vun gốc và bấm ngọn

Tiến hành vun gốc cho cây dưa gang (dưa bở) khi cây được 20cm. Quá trình vun gốc giúp cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng. 

Để cây dưa gang (dưa bở) có nhiều nhánh và cho nhiều trái hơn người trồng nên thực hiện bấm ngọn cây trồng. Sau 15 ngày gieo trồng là có thể tiến hành bấm ngọn. Sau mỗi lần bấm ngọn nên bổ sung phân để cây có sức nhảy nhánh.

3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại

Một số loại côn trùng gây hại thường gặp khi thực hiện kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) là sâu đất, sâu đục trái, bọ trĩ, rầy, rệp,... Để bảo vệ cây dưa gang (dưa bở) trước sự tấn công của các loài côn trùng gây hại này cần phải lưu ý tưới đủ nước cho cây, cắt tỉa lá già, vun đất tạo độ thông thoáng. Lúc dưa gang (dưa bở) còn nhỏ, có thể dùng tay bắt bọ hoặc rầy tấn công trái.

Bệnh phấn trắng, bệnh khảm, bệnh đốm lá là một số bệnh hại chủ yếu trên cây dưa gang (dưa bở). Để phòng ngừa các bệnh trên phải vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, không trồng liên tục nhiều vụ.

Phòng trừ bệnh trên cây dưa gang (dưa bở)

  • Sâu ăn lá, sâu đất, suc đục trái hay thường xuất hiện trên cây dưa gang để phòng trừ và tiêu diệt bệnh có thể sử dụng sản phẩm Leven.

  • Rầy rệp, nhện đỏ ở cây dưa gang thì có thể phun phòng bằng Vansi.

  • Đối với bệnh khảm lá, xoăn lá, xoăn ngọn thì có thể phun phòng bệnh bằng Tabi.

  • Đối với bệnh đốm lá ở cây dưa gang thì có thể sử dụng Trium để phun phòng, diệt bệnh.

  • Đối với nấm trắng thì dùng thuốc đặc trị bệnh phấn trắng Venri

Sản phẩm này do VNFarm trực tiếp sản xuất với quy trình rõ ràng, chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng 100%. Nếu sử dụng không hiệu quả thì VNFarm sẽ hoàn lại 100% tiền.

4. Thu hoạch dưa gang


Thu hoạch dưa gang

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) chia sẻ ở trên, bạn có thể thu hoạch dưa sau 2 tháng gieo trồng. Thời điểm thu hái dưa gang (dưa bở) tốt nhất là khi quả sắp chín. 

Không nên để quả dưa gang (dưa bở) quá già rồi mới hái vì quả già có nguy cơ bị hỏng cao. Nên dọn dẹp dây dưa gang sạch sẽ xử lý lại đất trồng sau khi thu hoạch.

Kỹ thuật trồng dưa gang (dưa bở) hết sức đơn giản. Cách chăm sóc để cây phát triển và cho năng suất cao cũng không quá phức tạp. VNFarm chúc bạn trồng được những ruộng dưa gang (dưa bở) cho sản lượng và năng suất quả cao. 


Liên hệ