Mách bạn cách trồng và chăm sóc địa lan đúng kỹ thuật

10:06:48 26/04/2023

Địa lan là một trong những giống lan nhận được sự ưa chuộng từ hội mê hoa. Với màu sắc rực rỡ và đặc điểm cây thú vị. Địa lan đã chinh phục rất nhiều người khác nhau. Bạn có đang tò mò cách trồng địa lan không? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết sau!

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây hoa địa lan


Hoa địa lan là một loại thực vật thuộc họ nhà lan, có tên khoa học là Cymbidium Sinense. Địa lan còn được mệnh danh là loài thực vật quý hiếm gồm có 3 loại đó là đại hoàng, hoàng điểm, hoàng vũ.

Nguồn gốc xuất xứ của địa lan xuất hiện ở vùng Tây Nam Trung Quốc, sau này được du nhập sang các vùng nhiệt đới, cận nhiệt. Còn ở Việt Nam thì Nam Định là nơi đầu tiên xuất hiện hoa địa lan hoàng vũ.

Địa lan là giống cây thân thảo, sống lâu năm và có chiếu cao trung bình là từ 0,5 đến 1,5 m. Rễ địa lan mềm, to, mập, hình trụ, phần lớn là màu tro nhạt, khả năng phát triển mạnh và đôi lúc cũng phân nhánh.

Địa lan thân ngắn và phình to với hình dạng giống như quả trứng hay còn gọi là giả hành, bộ phận chuyên trữ nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

Địa lan là loại cây có lá thuôn dài, đuôi nhọn, phần dưới lá đối diện ôm lấy nhau và mép lá phẳng. Lá địa lan không có răng cưa, có đốt và thường mọc thành lùm, mỗi lùm có 6 đến 10 lá đơn xếp chồng lên nhau. Cây địa lan có sự phân nhánh ngay từ mặt đất và độ dài, độ dày của lá tùy thuộc vào từng giống lan.

Địa lan có cuống thường mọc từ thân giả và có khoảng 10 đến 12 hoa đơn. Tất cả các loài hoa địa lan đều có hình dạng hoa bướm đơn giản, gồm 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhị cái, nhụy đài giống như cánh hoa. Hoa địa lan có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, tím,... và có kích thước nhỏ hơn so với các loài lan khác. Số lượng, hình dáng, màu sắc, hương thơm và thời gian tàn của hoa địa lan cũng không giống nhau, tuy nhiên cành hoa địa lan có thể cao hơn gấp đôi so với bán địa lan

Địa lan có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Thời gian hoa nở là từ tháng 2 đến tháng 3, nếu chăm sóc đúng cách hoa có thể sống trong 1 đến 2 tháng.

Đôi nét thông tin trên, có thể thấy địa lan là loài vô cùng thú vị. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng địa lan ngay trong nội dung tiếp theo!

2. Hướng dẫn cách trồng địa lan đúng chuẩn 

Cách trồng địa lan cần chuẩn bị những gì và cách thực hiện như thế nào? Chi tiết sẽ được bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.

2.1. Chuẩn bị chậu trồng địa lan


Để cây hoa địa lan được phát triển tốt thì bạn cần lựa chọn một chiếc chậu thật thoải mái. Nhất là người trồng lan phải nắm được đặc điểm của rễ cũng như kích thước của lan để chọn chậu cho phù hợp. Địa lan thường có lá dài thì nên chọn chậu cao, còn lá ngắn nên chọn chậu thấp hơn. Đối với những khóm lan có nhiều thân thì nên chọn chậu có đường kính to. 

Cần vệ sinh chậu trước khi đem vào sử dụng, đối với chậu mới dùng lần đầu thì dùng nước sạch rửa qua. Chậu đã dùng rồi thì nên dùng khăn lau qua, nước xà phòng rửa sạch một lần nữa.

2.2. Lựa chọn địa lan làm giống 


Nếu nhân giống từ một cây đang phát triển ở chậu khác. Thì cách thực hiện như sau: khóm cây có nhiều hơn 5 thân hãy tách thành nhiều khóm nhỏ. Mỗi khóm có ít nhất 2 thân. Sau đó cắt bỏ hết những lá có dấu hiệu hư hỏng, phần dễ bị thối. Khi tách có thể dùng tay hay dao sắc để tách ra. Sau đó, dùng thuốc sát trùng cho nấm, vi khuẩn không tấn công. 

Nếu không lựa chọn nhân giống bằng cách đó. Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng cây giống để mua địa lan. Nên lựa chọn cơ sở uy tín để quá trình chăm sóc cây không tốn quá nhiều công sức, tránh được sâu bệnh hại. 

2.3. Giá thể cho địa lan


Cần chuẩn bị giá thể trước khi thực hiện cách trồng địa lan. Tùy theo điều kiện của từng người mà chuẩn bị giá thể phù hợp. Bao gồm: gạch vụn, miếng xốp, xỉ than đã qua xử lý. Nếu xỉ than không ngâm qua nước mà đem dùng trực tiếp thì các loại bệnh sẽ rất dễ dàng xâm nhập vào cây địa lan. 

Nếu hỗn hợp giá thể cát đen và xỉ than: đập nhỏ xỉ than ra, kích thước mỗi viên chỉ nên ở khoảng 1 - 1.5 cm. Sau đó, đem trộn xỉ than với cát đen, tỉ lệ thích hợp 60% xỉ : 40% cát. 

Bên cạnh đó, chuẩn bị thêm một số dụng cụ như dây buộc, que tre,.... hoặc bạn có thể tái chế lõi dây điện đã qua sử dụng cũng vô cùng chắc chắn. 

2.4. Cách trồng địa lan


Trong kỹ thuật trồng địa lan cần đảm bảo các bước sau: 

Bước 1: Sử dụng vòi nước sạch để rửa những khóm địa lan. Sau đó là xếp vào rổ. 

Bước 2: Bạn cho phần giá thể đã chuẩn bị vào chậu. Lót ở phần đáy chậu từ 5 - 6cm. Nhưng tùy theo kích thước của chậu mà cân bằng cho phù hợp. 

Bước 3: Cho phần đất trồng chính vào chậu nếu bạn chọn giá thể là hỗn hợp xỉ và cát:

Cho đất trồng vào chậu, sau đó đặt khóm lan vào chậu. Thân cây sẽ nằm xấp xỉ ở mặt chậu và chạm được vào giá thể. 

Xếp những khóm lan vào chậu sao cho cân đối, nên xoay những thân già vào tâm của chậu. Còn những thân còn non thì hướng ra miệng của chậu. Có như vậy thì những bụi lan sẽ ở giữa chậu, các cây con sẽ phát triển ra bên ngoài mép chậu. 

Sau khi đã hoàn tất việc xếp thì dùng một tay giữ bụi lan lại tay kia đổ thêm đất trồng vào chậu. Cho tới khi thấy đất trồng được phủ kín ⅓ thân cây lan. 

Bước 4: Bạn có thể dùng rêu nước hoặc vụn xỉ than để phủ lên trên bề mặt chậu 1 lớp mỏng. 

Bước 5: Cần tưới đẫm cho cây, nếu trồng lan bằng đất bùn ao nên dùng bình xịt để rửa lại toàn bộ lá của lan. Nếu trồng bằng xỉ và cát đen nói trên thì cũng chỉ dùng bình xịt rửa lại lá của lan. 

Bước 6: Trong cách trồng địa lan thì nên đặt cây ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Để cây dần thích nghi với môi trường đất mới. 

Cách trồng hoa địa lan ở miền Bắc cũng tương tự không có sự khác biệt. 

3. Hướng dẫn cách chăm sóc địa lan sau khi trồng

Để cây nhanh phục hồi và nhanh phát triển sau khi trồng thì bạn cần có cách chăm sóc địa lan đúng cách, chi tiết cách chăm sóc như sau:

3.1. Nhiệt độ và độ ẩm địa lan


Nhiệt độ: Để thực hiện cách trồng địa lan hiệu quả cần duy trì nhiệt độ luôn ở mức từ 18 - 20 độ C. 

Độ ẩm: Khi thực hiện cách chăm sóc địa lan không nên để cây ở tình trạng quá khô hoặc quá ướt. Trong mùa khô, cần kiểm soát được độ ẩm nằm trong mức từ 40 đến 60%. Mùa hè thì tăng lên từ 70 - 90%. 

3.2. Tưới nước cho địa lan


Xem thêm:

Lượng nước tưới và thời gian tưới cho địa lan cần giảm xuống khi nhiệt độ hạ thấp. Nước tưới cho lan phải là nước sạch, không bị nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không vượt quá tiêu chuẩn quy định. Nước tưới vào địa lan phải thấm qua chậu. 

Có thể dùng ống nước để phun tưới trực tiếp vào gốc của cây, lượng nước sẽ phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng. 

3.3. Cắt tỉa cho cây hoa địa lan


Không chỉ liên quan đến yếu tố thẩm mỹ mà việc cắt tỉa đối với cách chăm sóc địa lan còn có tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại. Định kỳ cắt tỉa lan để cây được thông thoáng, không tạo môi trường lý tưởng cho nấm bệnh sinh sôi. Thu nhặt và tiêu hủy hết những lá già, lá bị bệnh, cách ly cây bị bệnh xa với những cây khỏe. 

3.4. Phân bón cho địa lan


Vào giai đoạn lan sắp ra hoa, sử dụng Blum để mầm hoa và hoa được ra đồng loạt. Blum giúp địa lan tạo mầm hoa một cách đồng loạt, đồng thời dưỡng hoa. Phục hồi rễ và tăng cường sự phát triển của bộ rễ để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất nuôi địa lan. Bên cạnh đó, hỗ trợ cành khỏe, lá xanh, chống lại các bệnh vàng lá, chùn ngọn,...

Cách sử dụng Blum cho địa lan: pha 25 - 50ml/20 - 25 lít nước phun đều lên tán lá, tưới gốc từ 2 đến 3 lần trước khi địa lan ra hoa. Khi sử dụng loại thuốc này trong giai đoạn địa lan sắp ra hoa bạn sẽ nhận về kết quả bất ngờ. 

Cách trồng địa lan là thông tin được chia sẻ qua bài viết phía trên. Hy vọng, qua đây bạn có thể trồng cho mình một vườn lan thật xinh đẹp. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu cây hoa gặp bất cứ vấn đề gì nhé!

Xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cách trồng và cách chăm sóc các loại hoa thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.


Liên hệ